Hiểu về khách hàng thôi chưa đủ, bạn cần phải hiểu về sản phẩm thì mới có thể đưa ra được những kế hoạch Digital Marketing phù hợp và hiệu quả. Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho bạn về kiến thức phân tích sản phẩm trong Digital Marketing nền tảng để có cách lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. 

Phân tích sản phẩm có nhiều phương pháp tiếp cận vấn đề. Nhưng, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho bạn một phương pháp tiếp cận vấn đề đơn giản nhất trong Digital Marketing nền tảng, để các bạn dễ nắm bắt và dễ thực hành, dễ áp dụng và dễ có nguyên liệu để tư duy nhất.

Phân tích sản phẩm

Phân tích sản phẩm

Phân tích tên sản phẩm

Tên sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng khi triển khai Digital Marketing nền tảng. Đặc biệt, những sản phẩm chuẩn bị ra mắt thì việc lựa chọn tên sản phẩm rất quan trọng. Có một số tên sản phẩm khiến khách hàng rất tò mò như: kem chiên, cổng trời… 

Công năng của sản phẩm

Công năng sản phẩm có nghĩa là sản phẩm đó sinh ra để làm gì. Ví dụ: Đồng hồ sinh ra để xem giờ, ghế massage sinh ra để massage… Bạn cần phải xác định được công năng của sản phẩm.

Giá

Giá là yếu tố để mình có cái nhìn tổng quát giữa mình và đối thủ khi triển khai Digital Marketing nền tảng. Nếu bạn là người sản xuất sản phẩm thì việc định giá là một trong những yếu tố quyết định. Bởi vì, nếu định giá quá cao thì sẽ không có ai mua, định giá quá thấp sẽ không có lợi nhuận. Vì thế, giá là một phần thuộc về sản phẩm và là phần rất quan trọng.

Phân tích giá

Phân tích giá

Giá trị hiện thực

Những gì bạn có thể nhìn thấy được, sờ được. Ví dụ:

  • Ghế massage thì giá trị hiện thực của nó mình sẽ nhìn được hình dáng thiết kế, kiểu dáng thiết kế của nó.
  • Lon nước sẽ có bao bì của sản phẩm.

Tất cả những gì có thể nhìn được, sờ được, cầm nắm được thì nó thuộc về giá trị hiện thực của sản phẩm.

Yếu tố cảm xúc

Ví dụ: 

  • Không phải mua ghế massage chỉ để sử dụng vài công năng của sản phẩm mà bởi vì mình muốn cho người khác thấy mình là người có điều kiện thì mới mua ghế massage. Đây chính là thuộc về yếu tố cảm xúc. 
  • Với đồng hồ, ít người mua đồng hồ để xem giờ mà họ coi nó là trang sức, là cái thể hiện đẳng cấp.
Yếu tố cảm xúc

Yếu tố cảm xúc

Yếu tố dịch vụ, giá trị gia tăng của sản phẩm

Ví dụ:

  • Mua ghế massage được tặng thêm cái gì đó. Đó gọi là giá trị gia tăng của sản phẩm đó, tăng thêm giá trị so với sản phẩm đó.
  • Dịch vụ bảo hành bao nhiêu năm, đổi trả trong bao nhiêu ngày.

Thường trong việc phân tích sản phẩm, rõ ràng bạn không phải chỉ phân tích sản phẩm của bạn mà phải đặt trong một bức tranh. Nghĩa là phân tích sản phẩm của bạn so với sản phẩm của đối thủ thì mới có ý nghĩa.

Bởi vì, mình phân tích sản phẩm của mình, mình đã hiểu nhưng mình không biết so với đối thủ thì sản phẩm của mình như thế nào. Khi đó, mình sẽ không biết được cái gì cần tối ưu, có thực sự tốt không. 

Thường thì khi triển khai Digital Marketing nền tảng, bạn chỉ cần phân tích 2 đến 3 đối thủ chính, so sánh theo từng thành tố về công năng, về giá, về mặt giá trị hiện thực, về mặt cảm xúc, về dịch vụ, giá trị gia tăng…

Bạn sẽ thấy rằng, có nhiều các sản phẩm cùng một nhà máy sản xuất như nhập hàng bên Trung Quốc chỉ khác mỗi logo. Mình đặt hàng, mình in logo của mình còn đối thủ đặt hàng, in logo của đối thủ. Vì thế, gần như về mặt công năng, giá trị hiện thực, hình thức giống nhau. Điểm khác biệt đó chính là khác nhau về giá, dịch vụ, giá trị gia tăng và định vị thương hiệu.

Ở những mô hình như vậy thì “key” để thành công nó chính là giải quyết được bài toán về marketing, giải quyết được bài toán về performance marketing. Tức là, phải bán được hàng là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình như vậy. Bởi vì, sản phẩm khá giống nhau, phải biết được nhiều kênh, triển khai hiệu quả nhiều kênh thì nó chính là “key” để giải quyết vấn đề.

Trên đây là giới thiệu qua về phần phân tích sản phẩm trong Digital Marketing nền tảng. Bạn cần phải nắm được những yếu tố trên để bán được hàng hiệu quả. Theo dõi phần tiếp theo “Phân tích bối cảnh cạnh tranh” trong bài viết sau nhé.