Với Digital Marketing nói riêng và Marketing nói chung thì không thể bỏ quan phân tích bối cảnh cạnh tranh. Việc phân tích bối cảnh cạnh tranh giúp bạn hiểu hơn về đối thủ cạnh tranh, khách hàng để kinh doanh hiệu quả. Đây là phần cuối trong module 4 mình chia sẻ về Digital Marketing nền tảng, cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về phân tích bối cảnh cạnh tranh
Đây là một module thuộc về phân tích cạnh tranh, nằm trong phần chiến lược cạnh tranh, mô hình kinh doanh. Thế nhưng, phạm vi làm Digital Marketing nền tảng và marketing vẫn rất cần thiết.
Mình sẽ chia sẻ cho bạn một bức tranh tổng quát về phân tích bối cảnh cạnh tranh là phân tích cái gì để bạn nắm được tổng quan. Còn những yếu tố chi tiết thì mình sẽ chỉ chia sẻ những yếu tố quan trọng và ứng dụng được cho marketing, Digital Marketing nền tảng.
Bối cảnh cạnh tranh có 2 bối cảnh:
Bối cảnh vi mô
Ở bối cảnh vi mô, cụ thể là ngành hàng thì sẽ bao gồm 5 yếu tố:
- Những đối thủ cạnh tranh hiện hữu của doanh nghiệp
- Khách hàng
- Nhà cung cấp
- Sản phẩm thay thế
- Đối thủ tiềm ẩn
Bối cảnh vĩ mô
Yếu tố thứ 2 để phân tích bối cảnh cạnh tranh đó là phân tích bối cảnh vĩ mô như chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên, công nghệ, luật pháp…
Ví dụ:
Trước đây, MCdonald triển khai bánh Hamburger nhân thịt bỏ ở bên Ấn Độ. Thế nhưng, văn hóa của Ấn Độ là tôn thờ “Con bò” nên họ không có khách hàng, người dân không mua hàng. Sau đó, MCdonald mới biết và đổi sang thành nhân thịt cừu thì mới bán được hàng.
Chỉ từ ví dụ đơn giản nhưng thấy được rằng, đây là những yếu tố rất quan trọng khi triển khai marketing nói chung và Digital Marketing nền tảng nói riêng. Đây cũng là những yếu tố vĩ mô được ứng dụng nhiều hơn với việc bạn làm chiến lược cạnh tranh.
Để phân tích được ngành hàng một cách bài bản thì cũng tương đối phức tạp. Đối với marketing thì sẽ cần phân tích các yếu tố như: yếu tố thị trường, yếu tố cơ cấu, yếu tố vĩ mô.
3 Nhóm yếu tố này sẽ giúp bạn biết được ngành hàng này có hấp dẫn không trước khi bạn “nhảy vào”. Với những ai đang có ý định kinh doanh một cái gì đó phải biết được 3 yếu tố này.
Sau khi các bạn phân tích được một cách cơ bản về đối thủ, thị trường thì bạn sẽ phải tìm ra điểm khác biệt của mình là gì để cạnh tranh được. Phải có được điều này thì bạn làm nội dung mới có hồn và mới có lý do để khách hàng mua sản phẩm của bạn.
Nếu bạn không biết hoặc không có những cái đó thì rõ ràng bạn sẽ không có lợi thế gì để cạnh tranh. Cho nên, việc bạn làm Digital Marketing nền tảng lúc đó chắc chắn không thể có hiệu quả được.
Phân tích đối thủ
Phân tích tổng quan
Phân tích tổng quan đối thủ, bạn sẽ cần phải phân tích các yếu tố
Số lượng đối thủ: Phân tích số lượng đối thủ bạn đang phải đối mặt
- Định vị thương hiệu
Làm sao để khi người ta nhắc đến bạn là người ta phải nhắc đến một cái gì đó. Bạn không nên lặp lại định vị của người khác, phải tạo ra sự khác biệt nào đó so với đối thủ. Cho nên, mình phải xác định người ta đang định vị cái gì để mình biết.
Khi bạn biết định vị của đối thủ thì bạn mới tìm ra được những điểm trống của thị trường để các bạn lựa chọn các giải pháp, lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp.
- Những lợi thế cạnh tranh thấy rõ
Những lợi thế cạnh tranh thấy rõ được từ phía đối thủ như lợi thế về mặt quy mô, kênh phân phối…
Ví dụ: Bạn bán xe đạp thì bạn sẽ thấy lợi thế cạnh tranh rõ ràng của thế giới di động là kênh phân phối, hàng nghìn kênh phân phối trên toàn quốc. Đó chính là lợi thế cạnh tranh thấy rõ.
- Nguồn lực
- Năng lực của đối thủ
- Các hoạt động tạo giá trị
Phân tích chi tiết
- Phân tích về sản phẩm
Mình phân tích mình cái gì thì mình phân tích về sản phẩm cái đó.
- Phân tích thông điệp truyền thông
Bạn phải phân tích được thông điệp mà đối thủ truyền thông.
Ví dụ: Đối thủ truyền thông, mua máy massage không cần phải mua sản phẩm quá cao, chỉ cần mua đủ dùng là được. Từ đó, bạn phải có những thông điệp phù hợp như: Mua ghế massage chỉ mua 1 lần thôi nên phải đầu tư, nếu không mua sẽ tiếc.
- Cách làm truyền thông
Ví dụ: Cách làm truyền thông của đối thủ là sử dụng chuyên gia, bác sĩ để nói về sản phẩm thì mình phải biết cách phân tích cách làm truyền thông của họ.
- Cách làm marketing của đối thủ
Họ sử dụng facebook ads, google ads, remarketing, tiktok… để làm marketing, livestream để bán hàng thì đó là những cách làm marketing.
- Cách bán hàng
Cụ thể là quy trình tư vấn, nội dung tư vấn… Bạn sẽ thấy được rằng khi khách hàng để lại thông tin thì họ sẽ để lại nhiều chỗ, tham khảo nhiều chỗ. Rõ ràng, nếu bạn không biết cách đối thủ bán hàng, cách đối thủ tư vấn thì bạn sẽ khó bán được sản phẩm.
Bạn chỉ cần đóng vai trò là một khách hàng và đi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của đối thủ là bạn sẽ biết được những việc này, bạn sẽ biết đối thủ triển khai như thế nào. Tất cả những phân tích này nhằm mục đích xác định được mình sẽ cạnh tranh bằng cái gì và triển khai Digital Marketing nền tảng như thế nào.
Việc xây dựng nội dung là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả quảng cáo. Thế nhưng, để xây dựng được nội dung tốt thì bạn cần phải có nguyên liệu. Nguyên liệu đó chính là điểm khác biệt, là lợi thế cạnh tranh của bạn so với đối thủ. Vì thế, bạn phải có những thông điệp sao cho hợp lý với khách hàng, hợp lý với thương hiệu và hợp lý với đối thủ.
Phân tích bối cảnh cạnh tranh là việc vô cùng quan trọng trong Digital Marketing nền tảng. Bạn cần phải biết được lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ như thế nào thì mới có thể kinh doanh hiệu quả. Trên đây là những chia sẻ của mình về việc phân tích bối cảnh cạnh tranh. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn.