Bạn đã biết những kiến thức nền tảng về Google Ads Search. Vấn đề bây giờ quan trọng hơn là áp dụng những kiến thức lý thuyết đó vào thực chiến. Quy trình triển khai Google Ads bao gồm nhiều bước. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các thao tác chuẩn bị để chạy quảng cáo. Đồng thời hướng dẫn cách phân nhóm quảng cáo và viết mẫu quảng cáo sao cho hiệu quả nhất khi chạy Google Ads.

Các bước chuẩn bị cho quy trình triển khai Google Ads

Giai đoạn chuẩn bị tư duy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chạy quảng cáo Google Ads. Theo đó bạn cần chuẩn một số nguyên liệu để chạy. Phần chuẩn bị bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Phân tích cơ sở và đưa ra chiến lược chạy Google Ads

Bạn cần xác định sản phẩm mình bán là gì, có những lợi thế cạnh tranh nào. Từ đó đưa ra hệ thống từ khóa liên quan tới sản phẩm. Chẳng hạn sản phẩm của bạn là máy lọc không khí mới, hàng chính hãng. Bạn không thể đưa ra hệ thống từ khóa như: “máy lọc không khí cũ”, “máy lọc không khí đã qua sử dụng”, “máy lọc không khí xách tay”….Những từ khóa này không phù hợp với sản phẩm bạn đang bán và không thể sử dụng được cho chạy quảng cáo.

Do đó bạn cần phân tích để biết được sản phẩm của mình có đặc điểm gì, lợi thế cạnh tranh như thế nào? Sản phẩm của đối thủ ra sao. Điều đó sẽ giúp bạn viết nội dung quảng cáo có tính thuyết phục, hấp dẫn, và lôi cuốn khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn. 

Bạn cần phân tích cơ sở và đưa ra chiến lược chạy Google Ads

Bạn cần phân tích cơ sở và đưa ra chiến lược chạy Google Ads

Bước 2: Cài đặt cơ bản

Bạn cần tiến hành cài đặt một số phần mềm cơ bản phục vụ cho chiến lược chạy quảng cáo Google Ads như: Google Analytics, Google Task Manager, cài đặt liên kết giữa Google Analytics và Google Ads….

Bước 3: Xây dựng nội dung trang đích

Ở bước này bạn cần biết cách xây dựng Landing Page hiệu quả. Đồng thời cần nắm vững kiến thức về content marketing. Những kiến thức này chúng tôi đã trình bày trong những bài viết trước. Do đó bạn cần tìm hiểu lại để tiến hành hiệu quả.

Bước 4: Nghiên cứu từ khóa

Về nghiên cứu từ khóa, bạn cần nắm được một số yêu cầu dưới đây:

  • Nghiên cứu tất cả từ khóa

Để đạt được hiệu quả quảng cáo tốt nhất, bạn cần nghiên cứu được toàn bộ các từ khóa tiềm năng kể cả từ khóa ngắn hay từ khóa dài. Bởi lẽ bạn không thể biết được khách hàng sẽ tiếp cận với sản phẩm bằng từ khóa nào.

Từ khóa phản ánh nhu cầu hiện hữu của khách hàng về sản phẩm. Do đó thông qua việc nghiên cứu từ khóa bạn nắm được những nhu cầu thực tế của khách hàng. Đó cũng là những tín hiệu khi khách hàng tìm kiếm về sản phẩm. Khi đã có một vài thông tin về nhu cầu, tín hiệu của khách hàng bạn sẽ xây dựng được những nội dung hấp dẫn, đúng với mục đích, nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. 

Việc bỏ qua bất cứ từ khóa nào đó tiềm năng, kể cả những từ khóa dài sẽ khiến bạn mất đi cơ hội bán được sản phẩm. Nếu khách hàng tìm kiếm bằng những từ khóa dài và đối thủ lại đang chạy quảng cáo bằng từ này thì bạn đánh mất cơ hội tăng doanh số và lãng phí số tiền chạy những từ khác. Đồng thời điểm chất lượng bị giảm đi do mẫu quảng cáo không liên quan đến nhu cầu của khách hàng.

Nói tóm lại là bạn cần nghiên cứu toàn bộ các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mình đang kinh doanh.

Bạn cần nghiên cứu toàn bộ các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ để tăng hiệu quả quảng cáo

Bạn cần nghiên cứu toàn bộ các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ để tăng hiệu quả quảng cáo

  • Phân từ khóa thành các nhóm thật nhỏ

Bạn đã biết về cấu trúc tài khoản Google Ads trong bài viết trước. Theo đó một nhóm quảng cáo có thể chứa 1 hoặc nhiều từ khóa. Khi người dùng có hành động search bất kỳ một keyword nào trong nhóm thì quảng cáo tương ứng với nhóm đó sẽ được kích hoạt và hiển thị. Bạn sẽ thấy quảng cáo được hiện lên với tiêu đề, mô tả và trang đích (URL). 

Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung như sau. Chẳng hạn bạn cho từ khóa “công dụng của máy lọc nước” và từ khóa “cấu tạo của máy lọc nước” vào chung 1 trang đích thì điều gì sẽ xảy ra?

Trước tiên bạn sẽ thấy trang đích rất dài và không có trọng tâm. Bạn cũng rất khó đặt tiêu đề hấp dẫn và phù hợp cho nội dung trang này. Khách hàng họ chỉ muốn tìm hiểu về công dụng hoặc cấu tạo của máy lọc nước. Họ cần những thông tin quan trọng. Tuy nhiên trang đích của bạn lại dài ngoằng và không đầy đủ những thông tin trọng tâm giải quyết nhu cầu của khách hàng. 

Như vậy nếu không chia nhỏ từ khóa thì mức độ liên quan của từ khóa đến nhu cầu của khách hàng sẽ không cao. Từ đó điểm chất lượng cũng không cao. Vì thế bạn cần phân thật nhỏ nhóm quảng cáo. 

Cần phân thật nhỏ nhóm quảng cáo để tăng mức độ liên quan của từ khóa

Cần phân thật nhỏ nhóm quảng cáo để tăng mức độ liên quan của từ khóa

  • Chú ý từ khóa phủ định

Giả sử trường hợp bạn không chạy các sản phẩm như hàng cũ, hàng đã qua sử dụng thì bạn cần tìm ra được những từ này để phủ định đi. Có nghĩa là khi khách hàng tìm kiếm truy vấn nào chứa từ “cũ” hoặc từ “đã qua sử dụng” thì không được hiển thị quảng cáo lên để tránh khách hàng click vào.

Bước 5: Lưu ý phủ định chéo

Bước 6: Xây dựng tiện ích mở rộng

Ngoài 4 bước như trên thì bạn cần chuẩn bị bước 5, bước 6. Hai bước này sẽ được hướng dẫn trong phần thực hành trong các bài viết tiếp theo.

Triển khai Google Ads

Trên đây là toàn bộ tư duy bạn cần có khi triển khai chạy Google Ads. Về phần thực hành bạn cần có các công cụ đó là: Keyword Planner và Google Ads Editor. Phạm vi bài viết này sẽ tập trung hướng dẫn bạn nghiên cứu từ khóa và viết mẫu quảng cáo.

Nghiên cứu từ khóa

Trước tiên bạn cần đăng nhập vào trang Ads Google để sử dụng công cụ Keyword Planner để nghiên cứu từ khóa.

Bước 1: Trước tiên bạn nhấn vào mục Cài Đặt. Sau đó bạn bấm vào Công cụ lập kế hoạch từ khóa.

Bước 2: Bấm vào mục Khám phá các từ khóa mới.

Đăng nhập trang Asd Google để nghiên cứu từ khóa

Đăng nhập trang Asd Google để nghiên cứu từ khóa

Chẳng hạn khi khách hàng tìm kiếm với từ khóa “hướng dẫn sử dụng máy lọc không khí”. Điều này có khả năng rất lớn là khách hàng đã mua máy rồi và giờ là muốn search để tìm hiểu cách sử dụng của máy. Vì thế cần đưa từ này vào từ khóa phủ định, phủ định từ “hướng dẫn”, phủ định từ “sử dụng”. Để khi khách hàng tìm kiếm bất cứ từ nào có từ “sử dụng” hoặc “hướng dẫn” thì quảng cáo sẽ không chạy. Bạn không cần tiếp cận với những khách hàng này vì có thể họ đã mua hàng rồi.

Với từ khóa “đánh giá máy lọc không khí”. Khi khách hàng search từ này có nghĩa là họ đang muốn biết nên mua máy lọc không khí loại nào tốt. Như vậy bạn có thể viết ra một bài landing page với nội dung như “Top 5 loại máy lọc không khí tốt nhất” sau đó trong đó phân loại máy theo nhu cầu, giá tiền…..

Có những từ khóa mới nhìn sơ qua tưởng chừng chúng có thể chung một bài viết. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ sẽ thấy chúng có sự khác nhau. Chẳng hạn như từ khóa “ máy lọc không khí gia đình” và “máy lọc không khí gia đình loại nào tốt”. Với từ khóa “ máy lọc không khí gia đình” có thể khách hàng đang muốn tìm kiếm các dòng sản phẩm để tham khảo. Vì thế bạn có thể đưa vào bài viết là “Danh mục máy lọc không khí”. Còn với từ khóa “máy lọc không khí gia đình loại nào tốt”, khách hàng có thể đang muốn tìm hiểu những chia sẻ kinh nghiệm. Do đó bạn có thể đưa từ này vào bài viết như “Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm mua máy lọc không khí loại nào tốt?”.

Như vậy để biết từ khóa nào có hiệu quả trong chiến dịch chạy quảng cáo, bạn cần phải viết những landing page khác nhau để thử nghiệm. Quảng cáo nào tốt thì bạn giữ lại, quảng cáo nào không tốt thì tắt thôi.

Như vậy bạn nên bóc tách các nhóm từ khóa thật nhỏ, thật kỹ lưỡng. Đồng thời cần định hướng về mặt nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau đó bạn tạo thành một chiến dịch Chẳng hạn chiến dịch “Máy lọc không khí”.

Bạn cần phân nhóm quảng cáo thật nhỏ để định hướng nội dung phù hợp nhu cầu của khách hàng

Bạn cần phân nhóm quảng cáo thật nhỏ để định hướng nội dung phù hợp nhu cầu của khách hàng

Viết mẫu quảng cáo

Mẫu quảng cáo của Google Ads có 3 tiêu đề và 2 mô tả. Khi viết quảng cáo bạn cần chú ý đến số ký tự Google cho phép. Với tiêu đề giới hạn cho phép là 30 ký tự. Với mô tả, giới hạn là 90 ký tự.

Khi viết tiêu đề cho mẫu quảng cáo bạn cần lưu ý làm sao cho điểm chất lượng được tối ưu nhất. Điều này có nghĩa là CTR dự kiến phải tốt. Như vậy bạn phải viết tiêu đề và mô tả sao cho thật hấp dẫn, cuốn hút và phù hợp với khách hàng để họ nhấp chuột. Bạn cần xem lại điều này trong bài hướng dẫn viết content.

Tiếp theo bạn cần chú ý đến mức độ liên quan của quảng cáo, để khách hàng thấy được và click vào. Theo đó, bạn cần cho tiêu đề chứa từ khóa. Từ khóa nên được chứa trong tiêu đề 1. Trong tiêu đề 2, tiêu đề 3 và trong mô tả 1, mô tả 2 bạn có thể cho thêm các từ khóa trong nhóm quảng cáo. Tuy nhiên tiêu đề 2, tiêu đề 3 và đoạn mô tả bạn nên tận dụng để nêu nên lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt của sản phẩm…. Từ đó thu hút khách hàng click vào. Bạn cũng cần tạo cột dạng đối sánh từ khóa.

Ngoài ra bạn cần lưu ý không được viết in hoa trong tiêu đề, không được dùng các ký tự đặc biệt để tránh bị từ chối quảng cáo. Cách để làm nổi bật quảng cáo là bạn được viết hoa chữ cái đầu câu, dùng dấu ngoặc vuông cho từ quan trọng.

Up mẫu quảng cáo lên Google Ads Editor

Sau khi đã hoàn thành trang đích, bạn cần up mẫu quảng cáo lên Google Ads Editor. 

Để up được mẫu quảng cáo lên, bạn cần tải Google Ads Editor. Sau đó copy mẫu quảng cáo đã được tạo như hướng dẫn ở trên. Trước tiên, bạn cần vào Google Ads Editor, bấm vào Tài Khoản, bấm vào Nhập, bấm vào, bấm vào dán văn bản. Tiếp theo, bạn cần dán đoạn vừa copy vào và bấm vào Quá Trình Xử Lý. Cuối cùng là bấm vào Hoàn Tất Và Xem Lại Các Thay Đổi. Bạn sẽ thấy hiện ra mục “giữ nguyên” hay “từ chối”. Bạn chọn “giữ nguyên”.

Ngoài ra bạn cần chú ý điền phần ngân sách vào để không bị báo lỗi. Việc cuối cùng là bạn cần bấm nút đăng mẫu quảng lên. 

Đăng mẫu quảng cáo đã tạo lên Google Ads Editor

Đăng mẫu quảng cáo đã tạo lên Google Ads Editor

Kết luận

Với bài viết trên bạn đã biết cần chuẩn bị những gì để quy trình triển khai quảng cáo Google đạt hiệu quả. Bạn cũng biết cách phân nhóm quảng cáo và viết mẫu quảng cáo để định hướng nội dung phù hợp với mục đích, nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Đồng thời biết được cách viết mẫu quảng cáo như thế nào tối ưu nhất và cách đăng mẫu quảng cáo lên Google Ads Editor. Quy trình triển khai Google vẫn còn và sẽ được chúng tôi tiếp tục cập nhật trong các bài viết tiếp theo.