Trong thời buổi hiện đại, Outsourcing trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Vậy Outsourcing là gì?

Tại sao doanh nghiệp lại chọn Outsourcing? Lợi ích mà Outsourcing mang lại là gì? Outsourcing có điểm mạnh và điểm yếu ra sao? Tất cả những khúc mắc này sẽ được Kiệt giải đáp qua bài viết dưới đây.

Outsourcing là gì?

Outsourcing là gì?

Outsourcing là gì?

Nói đến Outsourcing không phải ai cũng biết Outsourcing có nghĩa là gì? Tuy nhiên, bạn có thể hiểu từ này đơn thuần theo nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt nghĩa là “hút nguồn lao động từ bên ngoài”.

Chính nguồn lực này sẽ có vai trò giải quyết mọi khó khăn tạm thời mà doanh nghiệp gặp phải. Doanh nghiệp vẫn bộ máy đấy, nguồn nhân lực đấy mà vẫn có thể đáp ứng công việc kịp tiến trình, đạt chất lượng cao.

Outsourcing  đã được thị trường kinh doanh coi như một chiến lược kinh doanh tại thời điểm 1989. Trong suốt thời gian của năm 1990 thì Outsourcing đã trở thành công cụ quan trọng trong kinh tế.

Về bản chất, Outsourcing chính là cách mà doanh nghiệp chuyển một phần chức năng và vai trò của mình để gia công bên ngoài.

Toàn bộ chức năng này vẫn luôn được họ đảm nhận từ trước đến nay. Một số doanh nghiệp sử dụng Outsourcing trong thời kỳ bị khủng hoảng nguồn nhân lực.

Xem thêm: Social network là gì?

Tại sao doanh nghiệp lựa chọn Outsourcing là gì?

Không phải thời điểm nào doanh nghiệp cũng chọn dịch vụ Outsourcing. Thực tế họ lựa chọn giải pháp này khi thật sự cần thiết. Dưới đây là những lý do cơ bản khiến cho doanh nghiệp chọn Outsourcing.

Outsourcing giúp doanh nghiệp quản lý nguồn tài chính tốt

Outsourcing giúp doanh nghiệp quản lý nguồn tài chính tốt

  • Giúp doanh nghiệp có thể quản lý nguồn tài chính tốt và tiết kiệm hơn
  • Tính chuyên môn chính của doanh nghiệp được tập trung và nâng cao hơn.
  • Tăng cơ hội được hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu.
  • Khai thác nguồn nhân lực nội bộ đáp ứng đa dạng mục tiêu đề ra.
  • Cải thiện chất lượng công việc cần nhiều thời gian.
  • Tận dụng tối ưu nguồn nhân lực ở ngoài.
  • Giảm bớt rủi ro vì chúng đã được share với nhiều đối tác.

Thực tế các công ty Outsourcing muốn thành công thì cần làm cho khách hàng của họ hài lòng. Bởi vậy nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn Outsourcing như một giải pháp lý tưởng.

Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định lựa chọn, doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá nhiều mặt. Trong đó phải kể đến khả năng đáp ứng với dịch vụ thuê ngoài có mang lại thành công hay không?

Lợi ích Outsourcing mang lại cho doanh nghiệp

Outsourcing có rất nhiều điểm mạnh để có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục đích như mong muốn. Chính những ưu điểm vượt trội này đã giúp cho Outsourcing trở thành dịch vụ mà doanh nghiệp khó có thể từ chối.

Bởi vậy khi doanh nghiệp có ý định tìm hiểu có những hình thức thuê ngoài nào thì đều hướng đến Outsourcing.

Outsourcing giúp công việc chuyên môn hóa cao

Outsourcing giúp công việc chuyên môn hóa cao

Công việc được chuyên môn hóa cao

Nhờ có Outsourcing mà công ty có thể tập trung và phát triển điểm mạnh vượt trội của mình. Từ đó lợi nhuận gia tăng.

Vị thế thương hiệu được khẳng định trên thương trường. Outsourcing giúp tăng cường tính chuyên môn hóa cao.

Đồng thời công ty còn có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí một cách tốt nhất. Mọi vấn đề của công ty đã được bên thứ 3 giải quyết.

Lúc này, công ty hoàn toàn tập trung cao độ vào công việc chính cần làm.

Tối thiểu hóa chi phí

Bạn thử nghĩ xem, nếu doanh nghiệp đầu tư thêm quy mô, cơ sở vật chất để đáp ứng công việc khó khăn hiện tại thì sẽ tốn thêm chi phí như thế nào?

Hơn nữa, bạn còn phải gánh thêm khoản thuế TNCN của nhân viên cùng với nhiều khoản trợ cấp khác. Chắc chắn chúng sẽ cao hơn rất nhiều với chi phí thuê Outsourcing.

Do đó, việc lựa chọn Outsourcing giúp tối thiểu hóa chi phí. Thực tế Outsourcing đã chứng minh cho nhiều doanh nghiệp thấy, việc sử dụng dịch vụ Outsourcing có thể tiết kiệm 20-30% chi phí.

Tiếp cận được công nghệ hiện đại

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng cải thiện công nghệ sản xuất.

Nếu họ không muốn bị tụt lùi phía sau so với đối thủ. Nhưng bạn nên nhớ rằng, việc đầu tư công nghệ sẽ vô cùng tốn kém.

Lúc này giải pháp tốt nhất chính là lựa chọn Outsourcing. Như vậy tiến độ công việc vẫn đáp ứng được khách hàng và đối tác.

Trong khi đó cơ cấu và nguồn nhân lực doanh nghiệp vẫn như cũ. Từ đây bạn sẽ thấy ý nghĩa của việc hiểu Outsourcing là gì và tầm quan trọng của chúng.

Outsourcing tăng hiệu suất lao động

Outsourcing tăng hiệu suất lao động

Hiệu suất lao động cao

Các công ty Outsourcing sẽ điều phối nguồn nhân lực và tận dụng một cách tối đa. Mức chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thuê Outsourcing sẽ ít hơn rất nhiều so với việc doanh nghiệp đầu tư thêm nguồn nhân lực để tự làm.  Hơn nữa hiệu suất lao động được tăng cao.

Điểm hạn chế của Outsourcing

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội mà Outsourcing đã mang lại cho doanh nghiệp thì chúng vẫn tồn tại một số điểm hạn chế. Điều này được thể hiện như sau:

Sự bảo mật

Trước hết phải nói rằng tính bảo mật khi thuê Outsourcing sẽ khó đảm bảo. Bởi thông tin của doanh nghiệp có thể bị rò rỉ do một số nhân viên Outsourcing tiết lộ.

Điều này có thể dẫn tới việc đối thủ cạnh tranh biết và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Chất lượng công việc

Thực tế, nhân viên Outsourcing không phải giỏi toàn bộ các lĩnh vực. Do đó, khi được chuyển giao công việc của doanh nghiệp họ sẽ có giai đoạn đầu làm quen và bỡ ngỡ.

Đây là lý do khiến cho chất lượng công việc thời gian đầu có thể xảy ra lỗi, không hoàn hảo.

Phát sinh chi phí

Qua nghiên cứu chỉ ra Outsourcing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn so với việc doanh nghiệp tự làm.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển giao nếu hợp đồng Outsourcing không được rõ ràng và chặt chẽ sẽ gây ra khoản chi phí phát sinh.

Bí quyết để Outsourcing thành công

Để việc lựa chọn Outsourcing được thành công, trước tiên bạn cần nắm chắc Outsourcing  là gì. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược cụ thể khi dùng dịch vụ thuê ngoài.

Vậy làm sao để Outsourcing được thành công và đạt kết quả như mong muốn?

Mở rộng mối quan hệ là yếu tố giúp Outsourcing thành công

Mở rộng mối quan hệ là yếu tố giúp Outsourcing thành công

Mở rộng mối quan hệ

Để Outsourcing được thành công, trước tiên doanh nghiệp cần mở rộng mối quan hệ. Đồng thời, doanh nghiệp cần tiến hành hỗ trợ đóng góp. Đây chính là điểm mấu chốt tạo nên sự thành công khi dùng Outsourcing.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý về bản cam kết chất lượng mà bên Outsourcing đưa ra. Người quản lý cần đánh giá được yêu cầu của bên liên quan. Đặc biệt, việc mở rộng mối quan hệ cần được lưu ý.

Xem thêm: Thương vụ M&A là gì?

Hỗ trợ hành chính

Phía Outsourcing cần thực hiện chiến lược phù hợp với vị thế của công ty. Công việc mà Outsourcing triển khai phải mang đến chất lượng tốt, khẳng định được hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Để đạt được điều này đòi hỏi phía doanh nghiệp cần san sẻ mục tiêu hướng đến, chiến lược cụ thể,… Từ đó, bên cung cấp Outsourcing sẽ hiểu quy trình để thực hiện tốt. Ngoài 2 yếu tố chính trong, doanh nghiệp cần:

  • Xác định rõ ràng và chi tiết mục tiêu
  • Đưa ra tầm nhìn và chiến lược tổng quan
  • Nhấn mạnh vào sản phẩm chính
  • Quản lý mối quan hệ tốt
  • Có bản cam kết và hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ.
  • Có sự hỗ trợ của nhà quản trị giàu kinh nghiệm
  • Chú ý mặt nhân sự
  • Chứng minh tài chính ngắn hạn

Để tránh thất bại khi sử dụng Outsourcing, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến chi tiết quan trọng. Mọi thứ cần phải chắc chắn.

Bởi nếu xảy ra sai sót sẽ khiến cho khả năng tái ký hoặc chấm dứt hợp đồng Outsourcing trong vòng 3 năm lên tới 25%. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp là yếu tố vô cùng quan trọng.

Đa số khi doanh nghiệp rơi vào tính thế thiếu nguồn nhân lực, chạy chiến lược ngắn hạn đều có xu hướng sử dụng Outsourcing.

Khi bạn nắm rõ kiến thức Outsourcing là gì sẽ tránh được các mâu thuẫn không đáng có giữa Client và Agency. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về Outsourcing thì có thể liên hệ tới website: duykiet.com

Và đừng quên ghé thăm chúng mình để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức có thể bạn cần biết nữa nhé!