Bạn không định nghĩa được Outline là gì? Bạn gặp nhiều khó khăn và stress trong quá trình viết? Điều gì sẽ xảy ra khi hàng ngày bạn phải viết đi viết lại một chủ đề nhàm chán, cạn ý tưởng,…? Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề, mình sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho riêng mình ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé! 

1. Outline Content là gì? Gồm những phần nào?

Outline content được hiểu là bố cục, dàn ý cho một bài viết, giúp các nội dung có tính liên kết và chặt chẽ hơn. Trong chương trình học phổ thông, chắc chắn bạn đã được học cách lên dàn ý rồi phải không? 

1.1. Outline Content là gì? 

Outline bài viết sẽ bao gồm chủ đề và các mục chính có bên trong bài viết đó. Nó như một khung sườn giúp bạn dễ dàng hình dung được bố cục và cấu trúc bài viết ra sao. Thông qua outline của bài viết bạn có thể nắm bắt một số thông tin như:

  • Tên tiêu đề của bài viết content
  • Các mục lớn có trong bài viết và nội dung chính của từng mục
  • Góc tiếp cận và cách triển khai sơ lược mỗi mục chính của bài viết

Như vậy, outline có tác dụng chỉ dẫn cho người viết cách triển khai ý tưởng sao cho đúng. Đồng thời, việc lên outline cũng giúp bài viết của bạn trở nên hợp lý, logic và không bị lặp lại hay thừa/thiếu ý. Đây cũng là lý do chính khiến ngày càng nhiều người áp dụng cách viết outline cho bài content của mình.

1.2. Outline Content gồm những phần nào?

Khi đã biết outline là gì, bạn nên nắm được các hạng mục cần có trong dàn ý của bài viết content. Thường thì phần dàn ý bài viết chuẩn SEO sẽ gồm có những yếu tố dưới đây:

Title Seo

Title Seo hay tiêu đề là yếu tố đầu tiên bạn cần viết khi lên dàn ý cho các bài content. Nó đóng vai trò gây ấn tượng với người dùng và hiện lên trang của kết quả tìm kiếm. Tiêu đề thường không quá 70 ký tự và phải khái quát được nội dung của bài viết.

Title SEO giúp thu hút người dùng tìm kiếm

Title SEO giúp thu hút người dùng tìm kiếm

Meta Description

Meta description (gọi tắt meta) là phần mô tả nội dung tóm tắt của bài viết content chuẩn SEO. Ký tự của văn bản meta không quá 160 và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bài viết tiếp cận người đọc.

Sapo

Sapo là phần mở đầu của bài viết và đóng vai trò như một lời giới thiệu, tóm tắt nội dung bài. Sapo phải có câu từ hấp dẫn để làm cho người đọc thích thú với bài viết và chuyển sang các phần tiếp theo.

Sapo được biết đến là phần mở đầu của content giúp tóm gọn nội dung cho người đọc dễ hiểu

Sapo được biết đến là phần mở đầu của content giúp tóm gọn nội dung cho người đọc dễ hiểu

Keyword chính

Keyword chính là từ hoặc cụm từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bài viết muốn hướng đến. Keyword chính sẽ được dùng để tối ưu hóa trang web khi SEO và giúp web tăng hạng trên Google.

Keyword phụ

Keyword phụ là những từ khóa có liên quan đến từ khóa chính và đóng vai trò bổ trợ cho từ khóa chính. Keyword phụ thường dài hơn keyword chính, dễ SEO hơn nhưng lại có lượng truy cập ít hơn.

Heading (heading 2, heading 3,…)

Khi tìm hiểu về viết outline như thế nào, chắc hẳn bạn đã nghe đến các thẻ heading trong bài viết. Khi lên dàn ý, người ta sẽ dùng heading 2, heading 3 hoặc heading 4 để phân chia bố cục bài. Bên cạnh đó, những heading này còn làm bài viết trông thoáng và khoa học hơn.

Thẻ Heading trong content giúp chia bố cục bài viết

Thẻ Heading trong content giúp chia bố cục bài viết

Những ý mà người lên outline muốn nhấn mạnh hay những lưu ý

Khi lên outline cho bài viết bạn nên xác định rõ cấu trúc của từng phần trong bài để triển khai nội dung giúp viết bài chuẩn SEO. Với những ý cần nhấn mạnh hay cần lưu ý thì nên sắp xếp câu từ một cách hợp lý. Nhờ vậy mà bài viết sẽ cung cấp đủ các thông tin cần thiết và dễ tiếp cận người đọc.

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo là một mục có thể xuất hiện hoặc không trong khung dàn ý của bài viết. Với mục này, bạn có thể tham khảo từ các bài viết trên website đối thủ hay trang wikipedia để có thêm tư liệu.

2. Quy trình 6 bước lên outline content chuẩn SEO đơn giản

Bất kỳ bài viết content nào khi chạy chiến lược marketing đều cần lên dàn ý một cách chi tiết, rõ ràng. Thế nhưng không phải content writer nào cũng biết outline là gì và lên outline cho bài. Dưới đây là quy trình lên outline content chuẩn seo mà bạn có thể tham khảo:

Quy trình lên dàn ý content chuẩn SEO dễ hiểu

Quy trình lên dàn ý content chuẩn SEO dễ hiểu

2.1. Tìm kiếm từ khóa chính trên Google

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi lên outline cho bài viết là nghiên cứu bộ từ khóa. Bạn có thể tìm kiếm kết quả SERP của từ khóa bằng cách sử dụng Google Tab Ẩn Danh. Cách này sẽ giúp bạn thống kê được những keyword nào người dùng nhập nhiều trên Google.

Một khi đã có các từ khóa chính trong tay thì bạn có thể phân nhóm và lên dàn ý sơ bộ cho bài viết. Có được dàn ý sẽ giúp bạn triển khai nội dung đi đúng hướng và thu hút thêm người đọc.

2.2. Xác định Search Intent người dùng để tìm concept

Search Intent (hay ý định tìm kiếm) là thuật ngữ dùng để chỉ các câu hỏi, từ khóa người dùng nhập trên Google. Muốn bài viết trên website của mình đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Bạn cần đảm bảo nội dung bài phù hợp với Search Intent của người dùng, ví dụ:

Search Intent là từ khóa người dùng tìm kiếm trên công cụ Google

Search Intent là từ khóa người dùng tìm kiếm trên công cụ Google

Research Intent – Ý định nghiên cứu, tìm hiểu thông tin

Với các ý định tìm kiếm liên quan đến vấn đề nghiên cứu hay tìm hiểu thông tin, kết quả Google trả về thường đến từ Wikipedia, các bài viết học thuật hoặc bài viết chuyên sâu trên blog…. 

Ví dụ: Bạn tìm kiếm cụm từ “Gạch ngói” thì kết quả trả về sẽ gồm các bài như “Cấu tạo gạch ngói”, “Phân loại gạch ngói”….

Answers Intent – Hỏi đáp, câu trả lời nhanh

Khi tìm hiểu về outline content là gì, chắc hẳn bạn đã nghe đến thuật ngữ Answers Intent. Đây là từ được dùng để chỉ các câu trả lời nhanh mà công cụ tìm kiếm phản hồi cho người dùng. 

Ví dụ: Bạn gõ “Nhiệt độ của ngày hôm nay” thì kết quả trả về sẽ hiện trực tiếp trên Google.

Transactional Intent – Ý định tìm hiểu để hành động gì đó (mua hàng)

Các ý định tìm hiểu để hành động (Transactional Intent) thường chủ yếu để xem sản phẩm. Khi gõ mục đích tìm kiếm này, người dùng đang có nhu cầu mua hoặc xem thông tin về sản phẩm nào đó. 

Ví dụ: Bạn gõ từ khóa “điện thoại Xiaomi note 10” lên trên thanh công cụ tìm kiếm của Google. Kết quả trả về sẽ hiển thị mức giá bán cũng như màu sắc và các thông số chi tiết của điện thoại.

Local Intent – Tìm kiếm địa điểm

Khi tìm hiểu về outline là gì, bạn phải nắm được ý định tìm kiếm của người dùng để lên bộ từ khóa. Trong đó, Local Intent là dạng tìm kiếm địa điểm phổ biến thường thấy trên Google. 

Ví dụ: Bạn gõ từ “Seo tại Hà Nội” thì công cụ sẽ trả về các thông tin địa chỉ, bản đồ nơi cung cấp dịch vụ này.

Visual Intent – Tìm kiếm video

Visual Intent hiểu đơn giản là những hình ảnh hiển thị ngay sau khi bạn gõ từ khóa trên Google. Kết quả trả về chủ yếu là hình ảnh đến từ Pinterest hoặc các trang web trên top có liên quan đến sản phẩm. 

Ví dụ: Bạn gõ từ “Áo dạ dài nữ” thì Google sẽ hiển thị cho bạn các hình ảnh về loại áo này.

Visual Intent chính là hình ảnh hiển thị đầu tiên sau khi bạn gõ keyword trên công cụ tìm kiếm

Visual Intent chính là hình ảnh hiển thị đầu tiên sau khi bạn gõ keyword trên công cụ tìm kiếm

Video Intent – Tìm kiếm video

Tương tự như Visual Intent, Video Intent cũng là những kết quả được trả về là video trên Google. Những video này vô cùng đa dạng về mặt nội dung và thường có nguồn từ Youtube. 

Ví dụ: Bạn gõ “Hướng dẫn tập yoga” rồi chọn mục Video dưới thanh tìm kiếm thì các video tương ứng sẽ hiển thị.

Fresh/New Intent – Tìm kiếm tin mới, thời sự

Những người dùng có ý định tìm kiếm tin mới hay thời sự thường được gọi là Fresh/New Intent. Chúng là các hộp câu chuyện hay Tweets gần đây với nội dung tin tức được cập nhật. Nguồn của các từ khóa này chủ yếu đến từ các trang báo điện tử như zingnews, vietnamnet…

Branded Intent – Tìm hiểu thương hiệu

Branded Intent là dạng ý định tìm kiếm liên quan đến các thương hiệu sản phẩm. Lúc này kết quả mà Google trả về là trang chủ của thương hiệu đó hoặc các liên kết trang web của brand. 

Ví dụ: Gõ tên “Uniqlo” thì kết quả hiển thị sẽ là trang chủ của website thương hiệu đó.

Split Intent – Ý định tìm kiếm hỗn hợp

Một dạng ý định tìm kiếm khác bạn cũng cần nắm được khi tìm hiểu về outline là gì chính là Split Intent. Chúng là những tìm kiếm hỗn hợp có local, visual hay video cùng trong 1 từ khóa. 

Ví dụ: Gõ từ “các bước dùng serum” thì kết quả sẽ trả về cả văn bản lẫn video và hình ảnh đi kèm.

Intent theo mùa

Intent theo mùa là dạng ý định tìm kiếm thay đổi theo thời vụ của một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. Khi tới mùa vụ nào đó của ngành hoặc là event lớn xảy ra, kết quả của google cũng sẽ thay đổi. Thường thì intent theo mùa thường ít được sử dụng hơn so với các loại intent ở trên.

Intent theo data người dùng

Ngoài Intent theo mùa thì Google cũng thay đổi intent dựa vào phân tích data từ người dùng. Ví dụ: Gõ từ khóa “đồng hồ đẹp” thì kết quả intent cho biết người tìm kiếm nhiều nhất là nam giới.

2.3. Lựa chọn các đối thủ phân tích nhanh URL, Title

Tiếp theo trong quy trình lên outline content chính là lựa chọn đối thủ nhằm phân tích nhanh URL, Title. Bạn nên chọn từ 8 đến 10 đối thủ trên top Google để có càng nhiều số liệu. Từ việc phân tích này, bạn sẽ chọn ra được các URL, Title hấp dẫn người đọc nhất.

Tìm ra được title, URL nhanh dựa trên việc lựa chọn đối thủ khi lên outline content

Tìm ra được title, URL nhanh dựa trên việc lựa chọn đối thủ khi lên outline content

2.4. Phân tích nội dung các đối thủ được chọn

Bên cạnh việc tìm hiểu outline là gì, bạn còn phải phân tích các nội dung bài viết từ website đối thủ. Hãy xem xét những nội dung mà đối thủ triển khai và phân tích các heading trong bài viết đó. Nhờ vậy bạn sẽ biết keyword chính trong bài và mục tiêu khách hàng đối thủ hướng đến.

2.5. Thu thập thông tin các đối thủ để xây dựng cấu trúc Outline

Từ việc phân tích thông tin từ bài viết trên website của đối thủ bạn sẽ có đủ thông tin cần để lên outline. Bạn hãy sắp xếp các heading đối thủ thành 1 cấu trúc hoàn chỉnh. Nhờ vậy, bạn sẽ có được dàn ý tổng quan và cả chi tiết từng phần với cách viết outline chuẩn seo.

2.6. Xác định số lượng chữ cần triển khai 

Sau khi đã lên được khung sườn cho bài viết SEO website bạn phải xác định số lượng chữ cần viết trong bài. Nếu bài của bạn là dạng bài Big Content thì nên triển khai từ 2.000 đến 3.000 chữ. Còn nếu bạn chỉ viết bài Small Content thì số lượng chữ trong bài nên từ 1.500 đổ về.

3. Các checklist outline content chuẩn SEO

Ngoài nắm rõ cách lên outline là gì cho bài viết, bạn cũng không nên bỏ qua việc kiểm tra lại dàn bài. Checklist outline content là cách giúp bạn biết được khung sườn bài của mình đã đủ ý hay chưa. Dưới đây là một vài checklist cần có khi thực hiện outline cho bài viết:

Checklist dàn ý nội dung chuẩn SEO

Checklist dàn ý nội dung chuẩn SEO

3.1. Outline cần đúng về mặt intent ý định người dùng

Bất kỳ một bài viết nào khi lên dàn bài cũng đều phải đáp ứng được intent ý định người dùng. Điều này giúp bạn triển khai nội dung theo hướng người dùng tìm kiếm và tăng traffic cho bài viết.

3.2. Outline đảm bảo hơn hẳn so với top đối thủ

Thông qua việc phân tích outline từ bài viết đối thủ, bạn sẽ biết được mục tiêu mà đối thủ muốn hướng đến. Nhờ đó, bạn sẽ biết được cách lên dàn ý chất lượng hơn khi đem so sánh với bài viết thuộc top.

3.3. Phân bổ keyword trong outline

Một bài viết hay cần có outline chi tiết và phân bổ các từ khóa chính, phụ một cách hợp lý. Bạn nên kiểm tra xem phần dàn bài của mình đã chia đều keyword cho các H1, H2, H3 hay chưa. Nếu chưa thì bạn nên phân bổ lại để từ khóa được trải dài xuyên suốt bài nhưng không xuất hiện quá dày.

Ngoài ra, bạn có thể mở rộng các từ khóa trong outline bằng cách sử dụng công cụ https://keywordtool.io/google. Bạn cũng nên tổng hợp từ khóa từ 8 kết quả Google Suggest và 8 kết quả tìm kiếm liên quan ở chân trang. Việc này sẽ giúp bạn có thêm các keyword để dùng cho outline bài viết.

3.4. Đặt title SEO

Một checklist khác cũng quan trọng không kém đó là kiểm tra độ dài khi đặt title của bài SEO. Bài viết chuẩn SEO phải chứa từ khóa chính, thông điệp và có sự khác biệt với top 10. Bạn có thể thêm từ khóa phụ vào title nhưng cần lưu ý không được vượt quá 70 ký tự.

Kiểm tra độ dài khi đặt tiêu đề SEO không quá 70 ký tự

Kiểm tra độ dài khi đặt tiêu đề SEO không quá 70 ký tự

3.5. Outline đầy đủ nội dung điều hướng khách hàng, logic

Khi thực hiện checklist, bạn nên chú ý đến việc dàn ý có đầy đủ nội dung hay không. Ngoài ra, các ý trong dàn bài có logic và liên kết chặt chẽ với nhau hay không. Outline chứa đủ nội dung sẽ giúp tăng khả năng chuyển đổi hành vi của người đọc.

3.6. Nói về doanh nghiệp của mình

Với các bài viết liên quan đến sản phẩm dịch vụ, lúc lên outline bạn nên có 1 heading nói về doanh nghiệp. Nếu khi kiểm tra checklist chưa có ý này thì bạn hãy thêm vào để đầy đủ nội dung.

3.7. Outline dễ hiểu giúp content dễ triển khai 

Mục đích của việc xây dựng outline chính là giúp người viết dễ dàng triển khai nội dung content hơn. Vì thế, bạn hãy xem lại dàn ý bài viết của mình đã dễ hiểu hay chưa rồi mới bắt tay vào viết bài.

Dàn ý dễ hiểu giúp cho nội dung được triển khai dễ dàng, đơn giản hơn

Dàn ý dễ hiểu giúp cho nội dung được triển khai dễ dàng, đơn giản hơn

Kết luận

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi outline là gì và tổng hợp những kinh nghiệm lên outline cho người mới bắt đầu. Có thể nói, outline và thành phần tiên quyết giúp bài viết của bạn bám sát vào keywords. Hy vọng từ các kiến thức trong bài, bạn sẽ biết cách lên outline content chuẩn SEO.