Khái niệm về outbound marketing có lẽ không còn xa lạ với tất cả dân marketer. Tuy nhiên trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, mạng internet cùng với sự thay đổi của tiếp nhận thông tin, loại hình marketing ngày đang dần trở nên lỗi thời.

Vậy outbound marketing là gì? Giữa inbound và outbound marketing có điểm gì khác nhau? Tại sao nói inbound marketing đang dần thoái trào? Bài tổng hợp sau đây của KDIGIMIND sẽ giúp bạn đáp tất cả những thắc mắc trên.

Outbound marketing là gì? 

Outbound marketing là hình thức tiếp thị hướng đến việc truyền tải thông điệp trên diện rộng, mục tiêu khách hàng nhắm đến vì thế mà không có độ phân loại cao.

Nói theo cách đơn giản và dễ hiểu hơn thì đây là loại hình tiếp thị sản phẩm một cách đại trà thông qua các kênh quảng cáo truyền thống như TV, banner, telesales, báo đài,..

outbound-marketing-loai-hinh-tiep-thi-san-pham-mot-cach-dai-tra-thong-qua-cac-kenh-quang-cao-truyen-thong

Outbound marketing loại hình tiếp thị sản phẩm một cách đại trà thông qua các kênh quảng cáo truyền thống

Trước đây khi mà internet chưa thực sự phát triển, outbound marketing thường tiêu tốn một lượng chi phí lớn trong danh sách quảng cáo của doanh nghiệp.

Để triển khai hoàn thiện chiến dịch outbound marketing bất kỳ, bạn cần xác định chuẩn bị khoản ngân sách dồi dào để sản phẩm hay thương hiệu được nhận diện.

Lúc sự thay đổi của xu hướng tìm kiếm sản phẩm và tiếp nhận thông tin, outbound marketing đang để lộ rõ nhiều nhược điểm. Chẳng hạn như:

  • Không dễ để xác định chính xác tỷ lệ chuyển đổi ROI.
  • Khó thống kê đo lường hiệu quả của chiến dịch.
  • Mục tiêu tiếp cận không được xác định rõ ràng.
  • Hao tiền tốn của, chỉ phù hợp với doanh nghiệp sở hữu tiềm lực tài chính mạnh.

Nhìn chung trong thời đại mà công nghệ và internet phát triển như hiện nay, outbound marketing không còn thịnh hành như trước. Thay vào đó mọi người có xu hướng kết hợp  hoặc chuyển đổi sang hình thức inbound marketing.

Một số hình thức phổ biến của outbound marketing 

Để triển khai một kế hoạch outbound marketing (outbound marketing plan), người ta có thể áp lực nhiều hình thức quảng bá tiếp cận khách hàng. Nhằm mục đích truyền tải thông điệp về sản phẩm hay dịch vụ đến nhanh nhất với mọi đối tượng người mua.

Outbound Sales

Khái niệm outbound sales chỉ tất cả những phương tiện mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm người mua tiềm năng. Chẳng hạn như gọi điện tư vấn, sử dụng đội ngũ tư vấn viên để trò chuyện trực tiếp,..

Cốt yếu của những việc làm này là tạo cho khách hàng sự hứng thú, quan tâm đến Sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

outbound-sales-chi-tat-ca-nhung-phuong-tien-ma-ban-co-the-su-dung-de-tim-kiem-nguoi-mua-tiem-nang

Outbound sales chỉ tất cả những phương tiện mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm người mua tiềm năng

Trong outbound sales, 2 hình thức được sự nhiều nhất thường là thực hiện cuộc gọi ngẫu nhiên và gọi cho khách hàng từng đặt thắc mắc. Nhưng dù ở bất cứ loại hình này thì bên thực thi chiến lược marketing vẫn luôn là người chủ động.

Đội ngũ nhân viên tư vấn cần cố gắng tiếp cận và bắt chuyện với một hoặc nhiều người chưa từng quen biết. Đồng thời phải tìm mọi cách biến họ trở thành khách hàng của mình.

Hoạt động outbound sales chỉ thực sự thành công khi xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ, đề ra tình huống có thể xảy ra. Kỹ năng của nhân viên tư vấn lúc này rất quan trọng bởi họ phải khiến khách hàng tin tưởng, thoải mái trò chuyện.

Outbound Call

Outbound call hay outbound marketing calls dùng để chỉ cuộc gọi của người quan tâm đến sản phẩm dịch vụ gọi đến với bên tư vấn. Họ thuộc nhóm đối tượng người mua rất tiềm năng nhưng chưa được hỗ trợ. Khi gọi đến với bên tư vấn, họ thường đặt thắc mắc về sản phẩm.

outbound-call-dung-de-chi-cuoc-goi-cua-nguoi-quan-tam-den-san-pham-dich-vu-goi-den-voi-ben-tu-van

Outbound call dùng để chỉ cuộc gọi của người quan tâm đến sản phẩm dịch vụ gọi đến với bên tư vấn

Đối tượng gọi đến ở đây cũng có thể là khách hàng Đã từng sử dụng sản phẩm và dịch vụ nhưng có khiếu nại gì đó.

Tuy nhiên dù trong bất kỳ trường hợp nào, dạng cuộc gọi outbound call cũng cho thấy người gọi đến đang rất có nhu cầu được giải.

Vì vậy, nhân viên nhân nhận cuộc gọi phải tư vấn chu đáo, cho dù có phàn nàn khiếu nại thì cũng phải giải cặn kẽ để khách hàng thông cảm.

Outbound Logistics

Outbound logistics chính là một quá trình từ khâu lưu trữ cho đến khi phân phối sản phẩm. Theo đó, quá trình này khởi đầu từ đơn hàng khách đã chốt tiếp theo bên cung cấp cần thực hiện khâu đóng gói và giao hàng đến người mua.

outbound-logistics-chinh-la-mot-qua-trinh-tu-khau-luu-tru-cho-den-khi-phan-phoi-san-pham

Outbound logistics chính là một quá trình từ khâu lưu trữ cho đến khi phân phối sản phẩm

Để cho quá trình trên diễn ra trơn tru nhanh chóng đòi hỏi bạn cần lựa chọn đúng kênh phân phối. Đồng thời thực hiện tốt khâu lưu trữ sản phẩm tồn kho và cải thiện quy trình giao hàng.

Quảng cáo trên truyền hình

chi-phi-cho-cac-tvc-quang-cao-cao-hay-thap-phu-thuoc-vao-tung-kenh-song

Chi phí cho các TVC quảng cáo cao hay thấp phụ thuộc vào từng kênh sóng

Khi mà internet và thiết bị di động chưa phổ biến như hiện nay thì TV chính là thiết bị giải trí, nắm bắt thông tin quan trọng nhất của mỗi gia đình.

Quảng cáo qua TV lúc bấy giờ là lựa chọn hàng đầu của mỗi doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. 

Chi phí cho các TVC quảng cáo cao hay thấp phụ thuộc vào từng kênh sóng, khung giờ, chương trình trình chiếu,.. Những kênh sống có tỷ lệ người xem cao như VTV3, HTV7, Vĩnh Long,.. Luôn có giá đặt quảng bá cao hơn một số kênh truyền hình còn lại.

Đặc biệt là vào thời điểm khung giờ vàng hoặc với chương trình thu hút lượng người xem lớn, giá mỗi TVC quảng cáo lại càng có giá cao hơn.

Quảng cáo trên kênh sóng truyền hình có thể bao phủ trên diện rộng, tiếp cận khách hàng theo cách đại trà, giúp định vị thương hiệu tương đối hiệu quả.

Thế nhưng đây lại là một trong những hình thức tiếp thị hao tiền tốn của nhất, chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn có khả năng về tài chính.

Mặc dù vậy, đôi khi hình thức quảng cáo trên TV lại gây phản tác dụng với một vài đối tượng.

Chẳng hạn như khi đang theo dõi một chương trình nào đó mà bị ca bắt ngang bởi quảng cáo, người xem hẳn sẽ rất khó chịu thậm chí chuyển kênh. Lâu dần nếu bị làm phiền thường xuyên, họ còn ác cảm với sản phẩm được quảng cáo.

Email marketing 

Khác với quảng cáo trên TV, email marketing là hình thức tiếp thị có tính chọn lọc và dễ dàng đo lường hơn. Nhưng khi một tài khoản nhận quá nhiều email spam lại gây không ít khó chịu với người dùng.

Hơn nữa, không phải khách hàng cũng có thói quen check mail thường xuyên. Do đó, email bạn gửi đi chưa chắc đã tiếp cận được người cần đọc.

email-marketing-la-hinh-thuc-tiep-thi-co-tinh-chon-loc-va-de-dang-do-luong

Email marketing là hình thức tiếp thị có tính chọn lọc và dễ dàng đo lường

Hiện nay, Google không ngừng cải thiện tính bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng. Giờ đây, người sở hữu một tài khoản Gmail hoàn toàn có quyền thiết lập chế độ tự động xóa thư rác.

Outbound marketing email template mà bạn gửi đến thậm chí còn bị xếp vào mục spam không hiển thị trong mục thư cần đọc của người dùng.

Inbound và outbound marketing khác nhau như thế nào?

Để phân biệt giữa outbound marketing vs inbound marketing, bạn có thể phân tích sự khác biệt dựa theo 5 phương diện cơ bản.

Cách thức tiếp cận trái ngược 

  • Phương thức tiếp cận của outbound marketing 

Outbound marketing thực thi cách tiếp cận theo hướng một chiều, miễn sao nội dung cần truyền tải càng phổ rộng càng tốt. Ví dụ đơn giản, bạn đứng giữa đám đông và hát to nhưng trong đám đông đó không phải người nào cũng thích nghe bạn hát.

outbound-marketing-thuc-thi-cach-tiep-can-theo-huong-mot-chieu

Outbound marketing thực thi cách tiếp cận theo hướng một chiều

Trước kia khi internet còn chưa phát triển thì quảng cáo trên TV là hình thức phổ biến nhất trong outbound marketing.

Hiện tại, khi mà nền tảng số ngày càng hoàn thiện, hình tiếp thị của outbound marketing đã đa dạng hơn. Tuy nhiên cách thức tiếp cận vẫn theo kiểu một chiều, người bị bắt phải tiếp cận thông tin truyền tải.

Chẳng hạn như khi bạn vào một website nào đó có tỷ lệ người truy cập lớn luôn có một dãy các banner quảng cáo. Dù muốn hay không muốn thì chúng vẫn đập ngay vào mắt bạn.

  • Phương thức tiếp cận của inbound marketing 

Inbound marketing luôn đề cao tính tương tác 2 chiều giữa bên truyền tải và bên tiếp nhận thông tin. Có nghĩa người dùng sẽ được đặt tại vị trí trọng tâm, họ có quyền chủ động tìm kiếm hoặc từ chối tiếp cận thông tin.

inbound-marketing-luon-de-cao-tinh-tuong-tac-2-chieu-giua-ben-truyen-tai-va-ben-tiep-nhan-thong-tin

Inbound marketing luôn đề cao tính tương tác 2 chiều giữa bên truyền tải và bên tiếp nhận thông tin

Ví dụ như khi bạn đang xem một video trên Youtube, nhà cung cấp vẫn chèn quảng cáo nhưng kèm theo chế độ tắt quảng cáo đó.

Nếu cảm thấy khó chịu hoặc không hứng thú với sản phẩm, bạn chỉ phải xem trong vài giây rồi tắt phần quảng cáo đó đi là xong.

Cách thức triển khai chiến dịch nội dung 

  • Outbound marketing đi trực diện vào sản phẩm dịch vụ 

Chiến lược nội dung của outbound marketing luôn đặt sản phẩm dịch vụ ở vị trí trọng tâm nhất.

Nếu theo dõi những đoạn quảng cáo trên TV hay trên Facebook, Google thì thông tin về đặc điểm, tính năng hay chương trình khuyến mãi đã chiếm đến ⅘ toàn bộ nội dung truyền. Và chỉ khoảng ⅕ nội dung còn lại là cung cấp kiến thức hữu ích.

chien-luoc-noi-dung-cua-outbound-marketing-luon-dat-san-pham-dich-vu-o-vi-tri-trong-tam-nhat

Chiến lược nội dung của outbound marketing luôn đặt sản phẩm dịch vụ ở vị trí trọng tâm nhất

Chiến lược nội dung như trên sẽ tỏ ra hiệu quả nếu khách hàng có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ đó.

Thế nhưng nếu họ vẫn chỉ đang dừng lại ở mức quan tâm thôi, thông tin họ cần lúc này là những đánh giá khách quan, tham khảo kiến thức hữu ích liên quan đến sản phẩm.

  • Inbound marketing khéo léo dẫn dắt người dùng 

Chiến lược nội dung của inbound marketing chú trọng vào nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng thay vì chỉ chăm chăm giới thiệu sản phẩm dịch vụ.

Theo đó trong cơ cấu nội dung, chiếm đến hơn 80% là kiến thức có liên quan đến sản phẩm nhưng mang tính tham khảo khách quan.

inbound-marketing-kheo-leo-dan-dat-nguoi-dung-bang-noi-dung-chat-luong

Inbound marketing khéo léo dẫn dắt người dùng bằng nội dung chất lượng

Từ đó dẫn dắt người dùng một cách tự nhiên. Nội dung có xu hướng xoay quanh review đánh giá, làm thế nào để lựa chọn sản phẩm tốt, cách sử dụng,..

Giữa một bài đánh giá và một bài quảng cáo, chắc chắn người dùng sẽ chọn đọc bài đánh giá trước. Bởi ai cũng muốn tìm đọc thông tin khách trước khi lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Mục đích tiếp cận 

  • Outbound marketing kích thích nhu cầu mua sắm 

Mục đích tối quan trọng của outbound marketing chính là khơi dậy nhu cầu mua sắm của khách hàng. Chính bởi vậy nội dung truyền tải lúc nào cũng đánh mạnh vào sản phẩm. Thông điệp truyền đi vô cùng rõ ràng, đánh trúng nhu cầu của nhóm người mua.

outbound-marketing-kich-thich-nhu-cau-mua-sam

Outbound marketing kích thích nhu cầu mua sắm

Thế nhưng muốn khơi dậy nhu cầu của người mua thì ngoài đầu tư vào nội dung PR sản phẩm, kênh truyền tải của outbound marketing phải bao phủ một lượng lớn khách hàng.

Kể cả những người chưa có hứng thú với sản phẩm đó. Vậy nên, nhiều khi các phương thức mà outbound triển khai dễ khiến đối tượng không liên quan cảm thấy phản cảm khó chịu.

  • Inbound marketing tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng khách hàng mục tiêu 

Nếu như outbound marketing lựa chọn đi theo đường tắt thì inbound marketing lại chọn con đường dài hơi hơn. Hệ thống phương thức tiếp thị này không chọn cách khơi dậy nhu cầu của người mua ngay lập tức.

Thay vào đó, inbound marketing chọn cách tạo dựng thiết lập mối quan hệ trước rồi mới khơi gợi nhu cầu mua.

inbound-marketing-tao-dung-niem-tin-nuoi-duong-khach-hang-muc-tieu

Inbound marketing tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng khách hàng mục tiêu

Cách thức tiếp cận này giúp người dùng có thêm sự tin tưởng, giúp họ nắm vững kiến thức cơ bản để chọn ra sản phẩm phù hợp nhất.

Ngoài ra, phương thức mà inbound marketing triển khai còn thiết lập một môi trường nuôi dưỡng nhóm người mua tiềm tàng rất hiệu quả.

Theo một thống kê uy tín đã cho thấy rằng khoảng 55% khách hàng trong tương lai của doanh nghiệp đến từ hoạt động inbound marketing.

Người dùng cho dù ban đầu chưa có nhu cầu với sản phẩm nhưng sau một quá trình tiếp xúc với hệ thống nội dung chất lượng, họ sẽ dần quan tâm. 

Đến một thời điểm nào đó, họ bắt đầu nhận thấy sự cần thiết bị của sản phẩm. Lúc này, bạn nên kết hợp với các phương thức của outbound marketing để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi chốt đơn.

Dù chọn cách đi theo đường vòng nhưng inbound marketing vẫn đạt tới mục tiêu cuối cùng là thu hút sự quan tâm và khiến khách hàng lựa chọn dịch vụ sản phẩm.

Lãnh địa hoạt động 

  • Outbound marketing hoạt động ở cả nền tảng số và truyền thông truyền thống 

Outbound không hoàn toàn gắn liền với hoạt động tiếp thị truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, dựng banner, tư vấn trực tiếp,..

Trước sự phát triển của nền tảng số, hệ thống phương pháp tiếp thị này đã dần có sự chuyển mình.

outbound-marketing-hoat-dong-o-ca-nen-tang-so-va-truyen-thong-truyen-thong

Outbound marketing hoạt động ở cả nền tảng số và truyền thông truyền thống

Giờ đây, môi trường hoạt động của outbound marketing dần mở rộng sang bối cảnh số.

Cụ thể từ chiến dịch tiếp thị hiện giờ còn triển khai tích hợp cực trên các nền tảng tìm kiếm (Google, Bing,..) và kênh truyền thông xã hội social media. 

Hoạt động chạy quảng cáo trên Google hay Facebook vẫn là một phần quan trọng của outbound marketing trên nền tảng số.

Nói chung, đó vẫn là các phương thức quảng bá trả phí nhưng sẽ tiếp cận được đối tượng người mua một cách có chọn lọc hơn.

  • Inbound marketing hoạt động chủ yếu trên nền tảng số 

Lãnh địa hoạt động của inbound marketing chủ yếu diễn biến trên nền số. Mặc dù phạm vi có bị hạn hẹp hơn nhưng mục tiêu tiếp cận lại có tính chủ đích cao. Chi phí cũng tiết kiệm hơn là khi triển khai truyền tải nội dung một cách tràn lan.

inbound-marketing-hoat-dong-chu-yeu-tren-nen-tang-so

Inbound marketing hoạt động chủ yếu trên nền tảng số

Trong đó, triển khai bài về dạng blog trên hệ thống website luôn chiếm vị trí chủ đạo trong chiến lược inbound marketing.

Thông tin chia sẻ trên mỗi bài blog chất lượng sẽ thu hút lượng lớn người đọc tăng traffic tự nhiên cho website.

Song song với đầu tư cho blog, khi triển khai inbound marketing bạn cần đặc biệt chú trọng đến quá trình tối ưu SEO.

Vì cho dù nội dung có thu hút đến đâu nhưng không đạt thứ hạng cao trên hệ công cụ tìm kiếm thì người dùng không thể tiếp tục với nội dung đó theo cách dễ dàng nhất.

Trong mô hình triển khai outbound marketing, bạn chỉ cần chạy quảng cáo Google Ads để tạo thứ hạng cao cho bài viết dịch vụ.

Tuy vậy nếu áp dụng tương tự cách này với inbound marketing thì chi phí có thể đội lên khá cao. Chính vì thế, để tiết giảm tối đa ngân sách cho khâu phát triển website.

SEO website tự nhiên không những giúp cho website đặt thứ hạng khả quan mà còn có tính hiệu quả về lâu về dài.

Trong khi đó nếu lựa chọn quảng cáo Google Ads mặc dù thứ hạng website sẽ cao đó nhưng chỉ cần dừng triển khai, website sẽ gần như biến mất nếu không kết hợp với quá trình tối ưu SEO tự nhiên.

Bên cạnh tích cực hoạt động trên nền tảng tìm kiếm Google, inbound marketing còn rất chú trọng đến việc lan tỏa nội dung trên social media.

Kênh truyền thông trên các trang mạng xã hội có tác dụng kéo traffic tự nhiên cho website, giúp bài nội dung đến với nhiều người dùng hơn.

Khả năng đo lường hiệu quả 

  • Outbound marketing khó đo lường 

Outbound marketing hoạt động trên cả nền tảng số và truyền thông truyền thống. Đối với nền tảng số hóa, việc đo lường hiệu quả của chiến dịch có thể được hỗ trợ bởi một số công cụ phần mềm chuyên dụng. 

outbound-marketing-kho-do-luong-hieu-qua

Outbound marketing khó đo lường hiệu quả

Thế nhưng nếu khi triển khai chiến dịch lớn cần phối hợp cả online và offline thì để tiến hành đo lường lại không hề dễ. Công việc tính toán này đòi hỏi cả thời gian và chi phí tốn kém.

  •  Inbound marketing dễ dàng đo lường hơn 

Môi trường hoạt động chủ yếu của inbound marketing chủ yếu môi trường trên các nền tảng số hóa.

Do đó quá trình phân tích đo lường không khó để thực hiện nhờ vào những công cụ đắc lực như Google Analytics theo dõi mọi hoạt động của website chẳng hạn. Hoặc các phần mềm hỗ trợ quản lý dữ khách hàng chuyên nghiệp.

Lý do marketer dịch chuyển từ outbound marketing sang inbound marketing 

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chuyển đổi dần từ outbound marketing sang inbound marketing.

Không chỉ đến từ nhu cầu giảm thiểu chi phí cho khâu tiếp thị mà bởi họ đã nhận ra sự thay đổi của trong xu hướng tiêu dùng và tìm kiếm thông tin của khách hàng.

Outbound marketing ngày càng bộc lộ nhiều yếu điểm, sự thích nghi với quá trình thay đổi của thời đại là chưa đủ lớn. Tất cả những điều đó đã khiến mô hình outbound marketing thoái trào giống như dòng chảy tất yếu.

Thay đổi để thích ứng với những biến đổi của thời đại 

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên 4.0, nơi mà mọi thứ không còn giống như 20 – 30 năm trở về trước.

Hành vi tiêu dùng của phần lớn khách đã thay đổi. Khi khách hàng thay đổi đòi hỏi mô hình tiếp thị nói chung phải thích ứng dần. Vậy nhưng, sự thích nghi của outbound lại chưa đủ lớn. 

Xu thế tiêu dùng hiện nay

Khách hàng hiện nay không còn ở thế bị động trong việc tiếp cận thông tin theo hướng một chiều như trước. Họ không còn chỉ biết xem TV hay đọc báo, nghe tin tức từ một phía thay vào đó khách hàng đã chuyển từ thế bị động sang chủ động hoàn toàn.

outbound-marketing-khong-con-phu-hop-voi-hanh-vi-tieu-dung-cua-khach-hang-hien-nay

Outbound marketing không còn phù hợp với hành vi tiêu dùng của  khách hàng hiện nay

Khi cần tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ hay một thương hiệu nào đó, khách hàng sẽ tự tìm kiếm thông tin theo cách mà họ muốn.

Quá trình tìm hiểu của họ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ bên nào. Đây là một trong những lý do khiến outbound không còn giữ được vị thế độc tôn trong mô hình marketing như trước đây.

Sự phát triển của công nghệ, internet

Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng chủ yếu đến từ quá trình phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mang internet. Đây là lực đẩy khiến hình thành sự tương tác 2 chiều của người dùng.

Họ không còn chỉ biết thụ động tiếp cận thông tin nhưng đã biết chủ động kiểm soát những thứ mình đọc và xem hàng ngày.

Sự thay đổi trên giống như dòng chảy không thể đảo chiều, giúp người dùng có thêm trải nghiệm mới mẻ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Cách thức lan tỏa nội dung thông tin cũng vì thế mà phải thích nghi dần trước biến đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Người dùng giờ đây đã nhận ra rằng họ mới là trung tâm trong mọi mô hình tìm kiếm, lan tỏa thông tin. Họ đã quyền và đầy đủ phương tiện để tìm hiểu về bất sản phẩm, dịch vụ vụ mà họ cảm thấy cần thiết, có hứng thú. 

Việc này được thực hiện thông qua hệ thống công cụ tìm kiếm, các trang mạng xã hội, diễn đàn đánh giá.

So với việc phải tổ chức những buổi offline lớn, quảng bá rầm rầm rộ trên phương tiện truyền thông thì chi phí cho inbound marketing thấp hơn nhiều nhưng vẫn duy trì tốt hiệu quả.

Tiết giảm chi phí cho các chiến dịch marketing 

Không thể phủ nhận outbound marketing luôn tỏ ra hiệu quả trong việc giúp khách định vị thương hiệu nhờ vào các chiến dịch quảng bá quy mô.

Tuy vậy, xét đi thì cũng phải xét là, hiệu quả ban đầu đem lại mặc dù dễ nhận thấy nhưng chi phí để triển khai không hề nhỏ chút nào.

inbound-marketing-giup-tiet-giam-chi-phi-cho-cac-chien-dich-marketing

Inbound marketing giúp tiết giảm chi phí cho các chiến dịch marketing

Một chiến dịch outbound marketing tầm cỡ hoàn toàn có thể lên đến cả chục triệu đồng. Với số tiền đó, bạn hoàn toàn đủ sức để thực thi mô hình inbound marketing mang đến hiệu quả dài lâu. 

Nhờ vào mạng lưới website, fanpage phát triển đồng bộ doanh nghiệp của bạn vừa thu hút thêm lượng khách hàng mục tiêu.

Mặt khác, lại vừa nuôi dưỡng được nhóm người dùng thường thì tiếp cận thông tin và dần dần biến họ trở thành khách của bạn. 

Việc tận dụng những công cụ như sharing tool, earn media phát huy tốt hiệu quả đồng thời rất tiết kiệm chi phí.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia marketing hàng đầu, để tìm kiếm một khách hàng bằng inbound marketing bạn chỉ phải bỏ ra chi phí bằng 50% so với việc triển khai outbound marketing.

Giảm thiểu sự ảnh hưởng của các công cụ giới hạn quyền riêng tư 

Inbound marketing gần như không bị ảnh hưởng bởi chính sách hay các công cụ giới hạn quyền riêng tư của người dùng. Trải của người dùng trên hệ thống công cụ tìm kiếm hay các trang mạng xã hội ngày càng được cải thiện.

inbound-marketing-gan-nhu-khong-bi-anh-huong-boi-chinh-sach-hay-cac-cong-cu-gioi-han-quyen-rieng-tu

Inbound marketing gần như không bị ảnh hưởng bởi chính sách hay các công cụ giới hạn quyền riêng tư

Đơn cử như khi triển khai email marketing, hiệu quả không còn cao như trước đây. Bởi Google hiện rất thắt chặt chính sách về quyền riêng tư cho người dùng, lạm dụng gửi quá nhiều email đến cùng một tài khoản sẽ bị hệ thống xếp vào spam.

Thậm chí tại một số quốc gia còn ban hành chính sách nếu không nhận được sự đồng ý của người dùng, bên cung cấp không thể tự ý gửi mail.

Nhưng với mô hình inbound marketing, khách hàng là người chủ động trong việc tìm kiếm thông tin nên giới hạn về quyền riêng tư gần như không ảnh hưởng đến hoạt động của chiến dịch.

Kết luận

Outbound marketing phát huy nhanh hiệu quả nhận diện thương hiệu, cách thức triển khai không phức tạp. Tuy nhiên trước sự thay đổi của thời đại, mô hình tiếp thị này chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu tìm kiếm và tiếp cận thông tin của khách hàng.

Sau tất cả chia sẻ của KDIGIMIND , hy vọng bạn đã hiểu rõ khái niệm outbound là gì , phân biệt được outbound marketing vs inbound marketing và hiểu được vì sao cách thức marketing này lại đang dần thoái trào!

Mã ID: mn2918