Những năm gần đây, trên thị trường chứng khoán xuất hiện một tên gọi mới chính là cổ phiếu OTC hay thị trường chứng khoán OTC.
Các nhà đầu tư ngày một chủ ý và quan tâm đến thị trường cổ phiếu mới này. Tuy vậy, đối với một số người thì khái niệm này còn tương đối mơ hồ.
Vậy OTC là gì? Cổ phiếu OTC được chia làm bao nhiêu loại? Nếu còn thắc mắc về những câu hỏi này thì hãy để Kiệt giải đáp giúp các bạn nhé.
OTC là gì?
Vậy OTC là gì? OTC là cụm từ viết tắt của Over The Counter. Đây được biết đến là một loại cổ phiếu được các trung tâm giao dịch chứng khoán phát hành nhưng loại cổ phiếu này hiện chưa được niêm yết giá trên các sàn giao dịch chứng khoán.
Chính vì điều này mà giá của loại cổ phiếu này không được công bố rộng rãi khiến nhiều người mơ hồ và cảm thấy khó hiểu.
Mặc dù lợi nhuận mà cổ phiếu OTC mang lại thường rất cao thậm chí gấp vài lần các loại cổ phiếu thông thương. Tuy nhiên, đi kèm với lợi nhuận thì mức độ rủi ro mà nó mang lại là không hề nhỏ.
Chính vì điều này mà các nhà đầu tư thường không thể lường trước được những nguy cơ xấu mà nó mang lại. Một ví dụ điển hình là khả năng thanh khoản của loại cổ phiếu này thấp hơn rất nhiều so với thị trường giao dịch trung tâm.
Các loại cổ phiếu OTC sẽ được giao dịch trên một thị trường riêng đó là thị trường OTC hay còn được biết đến với một cái tên khác – thị trường phi trung lập.
Thị trường này được thành lập một cách tự do và không dựa trên bất kỳ một sàn giao dịch cố định nào. Sự hình thành của nó xuất phát từ những giao dịch của người mua và người bán.
Người bán có thể thông qua các phương diện giao dịch khác nhau như điện thoại hay internet để chào bán cổ phiếu OTC thay vì phải thực hiện các giao dịch ngay tại ngân hàng như trước đây.
Đặc điểm của của thị trường OTC
Ngoài khái niệm OTC là gì thì những đặc điểm cơ bản của loại thị trường này cũng kiến nhiều người tò mò và muốn tìm hiểu. Cũng giống như các thị trường khác, thị trường OTC cũng có những đặc điểm cơ bản riêng. Dưới đây sẽ nhà những đặc điểm khi nhắc tới thị trường OTC.
- Là một thị trường phi tập trung nên thị trường OTC không có bất kì địa điểm giao dịch hay khung giờ giao dịch nhất định.
- OTC có các điều kiện để có thể dễ dàng gia nhập vào thị trường bởi tính đa dạng về địa điểm giao dịch cũng như thời gian. Từ đó, các nhà đầu tư có thể giao dịch với nhau một cách dễ dàng.
- Đối tượng của sàn giao dịch này là các loại cổ phiếu chưa niêm yết giá sàn
- Giá cổ phiếu sẽ là khác nhau trong những giao dịch khác nhau. Bởi vì nhà đầu tư trực tiếp thỏa thuận với khách hàng và chỉ cần có một sự thỏa thuận giữa người mua và người bán thì giao dịch sẽ được hoàn tất mà không phải khai báo giá rộng rãi.
Xem thêm: Vén màn bí mật về IPO có thể chuyên gia chứng khoán đã biết?
- Giá của cổ phiếu OTC không được công bố rộng rãi trên thị trường. Vì vậy, nó bị hạn chế về tính minh bạch và không phải chịu quá nhiều quy định như các cổ phiếu được niêm yết giá trên sàn giao dịch.
- Thị trường OTC mạng lại cho nhà đầu tư một khoản lợi nhuận lớn nhưng bên cạnh đó những rủi ro có thể gặp phải cũng cao hơn so với thị trường chứng khoán tập trung.
- OTC chịu sự quản lý của nhà nước cũng như người môi giới, các giao dịch chủ yếu phát sinh bởi những thỏa thuận đơn giản giữa người mua và người bán.
Các loại cổ phiếu OTC có mặt trên thị trường hiện nay
Ngay nay, trên thị trường cổ phiếu OTC không chỉ xuất hiện duy nhất một loại cổ phiếu mà là rất nhiều cố phiếu khác nhau. Mỗi cổ phiếu đều có những ưu đãi cũng như đặc điểm riêng biệt.
Cổ phiếu OTC được chia thành một số loại như cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu ủy thác và cổ phiếu trực tiếp… Để làm rõ hơn cho câu hỏi OTC là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loại cổ phiếu trên sàn chứng khoán otc nhé.
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu được phát hành để chào bán có chính nhân viên trong nội bộ của công ty. Bởi vì cổ phiếu này được bán cho các nhân viện trong nội bộ công ty nên giá mua cổ phiếu thường thấp hơn khoảng 40% so với giá được trị thực tế của nó.
Tuy loại cổ phiếu này được mua với giá trị thấp hơn nhưng nó lại bị hạn chế về khả năng chuyển nhượng. Các nhân viên khi mua cổ phiếu sẽ được cấp sổ do chính nhân viên đó đứng tên.
Tuy nhiên nếu muốn chuyển nhượng số cổ phiếu đã mua thì bạn cần phải đảm bảo các được các yêu cầu chuyển nhượng, đồng thời bạn cần năm giữ cổ phiếu tối thiểu 3 năm trước khi thực hiện giao dịch này.
Dù vậy, thực tế cho thấy rằng, loại cổ phiếu ưu đãi ít khi xảy ra chuyển nhượng cho nên nếu bạn mong muốn đem lại lợi nhuận cao bạn nên đầu tư chúng với một khoản thời gian dài.
Cổ phiếu ủy thác
Loại cổ phiếu này thường xuất hiện khi lần đầu công ty phát hành chứng khoán. Khi muốn phát hành chứng khoán, công ty cần nhờ sự giúp đỡ của các công ty chứng khoán để thực hiện công việc này.
Đầu tiên, các công ty phát hành chứng khoán sẽ tổ chức một buổi đấu giá. Việc làm này sẽ giúp các công ty có được mức giá hợp lý nhất, không quá cao hoặc quá thấp khiến mất khả năng huy động vốn từ thị trường do những thiếu sót trong khi phát hành. C
ác công ty chứng khoán sẽ thủ một khoản chi phí tùy thuộc vào từng công ty mà chi phí sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mức giá này sẽ giao động từ 1 đến 2%.
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức chứng khoán phải biết về Break-out
Cổ phiếu trực tiếp
Cổ phiếu trực tiếp là loại cổ phiếu phổ biến nhất và tương đối tự do. Nó được biết đến như một sự trái lập đối với các loại cổ phiếu khác. Cổ phiếu trực tiếp sẽ được phát hành bởi chính công ty của họ.
Chính vì vậy mà giá của loại cổ phiếu này cao hơn so với những loại cổ phiếu còn lại và tính thanh khoản của nó cũng cao hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy, nó còn có khả năng giao dịch dễ dàng và thuận lợi nhờ có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán. Đồng thời nó còn có thể hạn chế được các khoản chi phí ủy thác phát sinh.
Thị trường OTC chính là một điểm sáng có thể khai thác để các nhà đầu tư có thể thực hiện được những ý tưởng cũng như chiến lược kinh doanh của bản thân.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì thị trường này vẫn tồn tại một số khuyết điểm chưa thể khắc phục như tính rủi ro tương đối cao. Và vì tính rủi ro này mà các nhà đầu tư thường cảm thấy sợ hãi và phải dè chừng trước khi đưa ra quyết định.
Hy vọng rằng với bài viết ngày đây chúng ta có thể hiểu rõ hơn không chỉ về khái niệm OTC là gì mà còn cả những đặc điểm cũng như các loại cổ phiếu trên sàn chứng khoán otc.
KDIGIMIND chúc các bạn có thể nắm được những kiến thức căn bản nhất của sàn upcom và sàn otc từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất để có thể tiến tới thành công.