Nhiều bạn hỏi chúng mình: Media có phải là chạy quảng cáo không? Làm Media là làm truyền thông à? Làm Media là làm gì?…
Thời gian này chúng mình nhận được rất nhiều câu hỏi như thế. Vì vậy, hôm nay KDIGIMIND Web quyết định viết một bài để thỏa mãn mọi vướng mắc của các bạn về Media. Mời các bạn theo dõi nhé!
Media là gì? Tổng hợp những kiến thức quan trọng về Media
Media là gì?
Media là phương thức giúp thương hiệu truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng. Nghe thì có vẻ hơi trìu tượng đúng không.
Vậy hãy hiểu một cách đơn giản hơn, Media là những kênh truyền tải truyền thông hoặc các công cụ được sử dụng để lưu trữ và cung cấp thông tin hoặc dữ liệu.
Nó mô tả bất kỳ kênh giao tiếp thương hiệu sử dụng để tiếp cận với khách hàng.
Thông thường, Media kết hợp với phương tiện truyền thông, hoặc các công ty truyền thông đại chúng chuyên ngành.
Media bao gồm mọi phương tiện phát sóng và thu hẹp như báo, tạp chí, truyền hình, đài, biển quảng cáo, thư trực tiếp, điện thoại, fax và internet.
Phương tiện kỹ thuật số, chiếm một phần lớn các giao tiếp hiện đại, bao gồm các tín hiệu được mã hóa phức tạp có thể đem tới những thông tin đến đại đa số người dùng.
Media là gì?
Các dạng Media
Owned Media – Truyền thông sở hữu
Hình thức này bao gồm những kênh mà thương hiệu sở hữu. Ví dụ như: Website, Micro-site, Langding Page, Blog,…
Ưu điểm:
- Dễ kiểm soát thông tin bài đăng, nội dung, thời gian, bảo mật
- Hiệu quả về mặt chi phí vì có thể kiểm soát chi phí bỏ ra
- Có tính lâu dài bởi đây là những kênh do chính thương hiệu sở hữu.
- Là công cụ linh hoạt, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.
Hạn chế
- Không được tin cậy cao bởi đa số khách hàng cảm thấy thông tin phát ra từ chính doanh nghiệp không thật, cần bên thứ 3 tham gia vào để bảo chứng.
- Nếu không chạy Ads thì sẽ tốn thời gian tiếp cận được rộng rãi công chúng.
Xem thêm: Earned Media là gì?
Paid Media – Truyền thông trả phí
Đây là công cụ mà thương hiệu phải trả tiền để các kênh này được thực hiện theo yêu cầu của mình.
Ví dụ như Social Ads, trả tiền cho lượt tìm kiếm, SEO, tài trợ, PR, KOLs, Retargeting,…
Ưu điểm:
- Được thực hiện chuyên nghiệp theo yêu cầu của mình
- Có thể có hiệu quả ngay lập tức
- Độ bao phủ cao, khả năng đánh đúng đối tượng mục tiêu cao
- Dễ dàng kiểm soát
Hạn chế:
- Tỷ lệ phản hồi có thể thấp
- Có thể gây lộn xộn trong quá trình trao đổi làm việc do có bên thứ 3 tham gia vào
Các dạng Media
Earnes Media – Truyền thông lan truyền
Tức là khi các khách hàng và công chúng tự truyền thông về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, daonh nghiệp. Chẳng hạn như WOM, Viral, Thảo luận, Testimonials,…
Ưu điểm:
- Đây là kênh nhận được độ tin cậy của kahsch hàng cao
- Có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tương tác với việc mua của kahsch hàng
- Minh bạch và sống động
Hạn chế:
- Khó kiểm soát do nguồn tin không được phía doanh nghiệp chủ động, yêu cầu
- Có thể bao gồm cả tin tiêu cực trên quy mô lớn
- Khó đo lường hiệu quả
Social Media – Truyền thông xã hội
Nói một cách dễ hiểu thì đây là phương thức mà thương hiệu, doanh nghiệp tương tác vưới khách hàng và cộng đồng trên các kênh của bên thứ ba. Chẳng hạn như: Facebook, Youtube, Instagram, Pinterest, Forum,…
Ưu điểm:
- Hiệu quả về mặt chi phí
- Linh hoạt, có khả năng hiểu nhu cầu khách hàng và cộng đồng hơn các dạng khác
- Làm hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp trở nên gần gũi, cá nhân hóa
Hạn chế:
- Khó kiểm soát.
- Có thể bộc lộ điểm yếu của thương hiệu và doanh nghiệp
Làm media là làm gì?
Làm Media là làm gì?
Về cơ bản, quá trình là Media sẽ có 3 thành phần tham gia, bao gồm:
- Client: Là người cần media để lan tỏa thông điệp.
- Publisher: Là bên sở hữu các kênh Media.
- Media agency: Là bên lên kế hoạch cho các bản Brief mà bên Client thuê. Nó đóng vai trò như một bên trung gian giúp client chọn được kênh quảng cáo thích hợp từ các publisher.
Bắt đầu với Media Agency, bạn có thể sẽ thấy 2 vị trí phổ biến đó là:
- Media planner: Chịu trách nhiệm research, chọn kênh và lên kế hoạch dựa trên số liệu và ngân sách để đạt được KPI đặt ra.
- Media execution: Thiên về hiện thực hóa kế hoạch mà planner đề ra. Với các kênh truyền thống, nhiệm vụ của media execution sẽ là thương thảo và đặt quảng cáo trên TV, báo, đài , billboard… Nếu campaign hoạt động trên các kênh digital, media execution lại là người trực tiếp set-up và tối ưu hiệu quả từng kênh social media, display ad, SEM…
Còn các Publisher như đài truyền hình; đài phát thanh; ad-network… thì công việc của dân media thường là sales – bán slot quảng cáo hoặc account – người tiếp nhận project từ sales và tiếp tục follow-up khách hàng trong quá trình chạy.
Ngành truyền thông là gì?
Ngành truyền thông là gì?
Sau hàng loạt kiến thức về Media có lẽ các bạn sẽ thắc mắc: Ngành truyền thông là gì?
Hiểu một cách đơn giản ngành truyền thông là áp dụng những phương pháp, cách thức giao tiếp để xây dựng mối quan hệ giữa công ty và khách hàng, giúp khách hàng nhận biết được thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ… thông qua các hoạt động truyền thông.
Từ đó xây dựng và phát triển hình ảnh công ty, doanh nghiệp… định vị tâm trí khách hàng, lôi kéo và tạo thiện cảm với khách hàng…
Làm truyền thông là làm gì?
Làm truyền thông là làm gì?
Journalism – Ngành truyền thông báo chí:Công việc chủ yếu của ngành truyền thông báo chí có hai mảng: phóng viên đi lấy tin, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, viết bài,…
Communication practice – Ngành truyền thông thực hành: Ngành này được chia ra làm nhiều nhóm như :
- Public Relations (PR): Là những người sẽ làm việc với các báo chí (khác với làm event, quảng cáo)
- Corporate Communication (ngành truyền thông kinh doanh) và Non-profit Communication (ngành truyền thông phi lợi nhuận): Hai mảng này có thể giống nhau về các bước làm việc cũng đưa ra thông điệp, có hoạt động truyền đạt, có mục tiêu cần đạt được
Digital media – Ngành truyền thông Media: Những người làm ngành này đòi hỏi sự sáng tạo, nhanh nhạy, luôn luôn cập nhật những xu hướng mới. Ngành này bao gồm những công việc như: sản xuất phim, TVC quảng cáo, MV ca nhạc, phim tài liệu hoặc làm ra các đồ họa inforgraphic…
Communication Studies – Ngành nghiên cứu truyền thông: Những người làm lĩnh vực này họ sẽ: Quan sát các hiện tượng đang xảy ra, diễn ra hằng ngày trong cuộc sống liên quan đến truyền thông.
Sau đó họ phải nghiên cứu tài liệu để tìm ra những lý thuyết nào đã nói về vấn đề này, chuyện này đã xảy ra ở đâu rồi, tại sao nó xảy ra, xảy ra thì có ảnh hưởng gì tới con người.
Tiếp theo là dùng cái kiến thức nền này chế ra những câu hỏi đi phỏng vấn những người tham gia vào quá trình truyền thông trực tiếp để tìm ra lý do thật sự, rồi đối chiếu lại lý thuyết coi có đúng không, có gì cần thay đổi, chỉnh sửa cho thực tế.
Digital media
Nói về Media còn rất nhiều vấn đề quan tâm lắm. Tuy nhiên đây là những kiến thức quan trọng nhất với ai muốn theo đuổi ngành này. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào hãy để lại lời nhắn cho chúng mình nhé. Hy vọng với kiến thức mà KDIGIMIND Web chia sẻ có thể giúp đỡ các bạn trong công việc.