Google Ads có những thành phần nào? Mỗi thành phần dùng để làm gì? Cách sử dụng Google Ads như thế nào hiệu quả? Đó chính là tư duy nền tảng khi triển khai Google Ads. Không nắm được tư duy tổng quát bạn không thể biết được vì sao quảng cáo của mình không mang lại hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được lý thuyết nền tảng Google Ads Search. Đây là kiến thức vô cùng quan trọng giúp bạn thực hiện hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình.

Các sản phẩm của Google Ads Search

Google Ads không chỉ có quảng cáo tìm kiếm mà còn có rất nhiều sản phẩm khác. Điều này dựa trên hành trình mua hàng của khách hàng. Thông thường khách hàng rất ít khi nhìn thấy quảng cáo là mua ngay sản phẩm mà thường đi qua nhiều giai đoạn. Các giai đoạn đó bao gồm: 

Xây dựng nhận biết (Aware): Khách hàng cần biết về sản phẩm về thương hiệu của bạn. Sau đó họ mới bị thu hút (Appeal) bởi sản phẩm và thương hiệu. Họ tiếp tục nghiên cứu (Ask) về sản phẩm xem có phù hợp với mình không, giá cả như thế nào, chất lượng ra sao. Tiếp theo mới ra quyết định mua hàng (Act). Cuối cùng nếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu và được khách hàng yêu thích, họ sẽ mua ủng hộ (Advocate).

Google sẽ có những cách thức để giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm của bạn theo từng giai đoạn  Dưới đây là các sản phẩm chính của Google Ads Search:

Google Display Network (GDN)

Đây chính là công cụ quảng cáo hiển thị của Google. Công cụ này giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách chủ động. Từ đó giúp khách hàng biết về thương hiệu và sản phẩm của mình đồng thời thu hút họ tìm hiểu và mua hàng.

Google Display Network chính là các banner được cài đặt và hiển thị trên các website hợp tác với Google Chẳng hạn khi truy cập vào trang dantri bạn sẽ thấy các banner quảng cáo của Google (có các chữ “i” ở góc trên bên phải mỗi banner). Đây chính là quảng cáo hiển thị GDN.

Google Display Network chính các banner quảng cáo được cài đặt và hiển thị trên các website

Google Display Network chính các banner quảng cáo được cài đặt và hiển thị trên các website

Đây là hình thức quảng cáo rất phổ biến. Chẳng hạn khi người dùng search từ khóa “máy lọc nước” sẽ xuất hiện một số quảng cáo liên quan đến sản phẩm “máy lọc nước” của mỗi thương hiệu. Các quảng cáo này hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. 

Thông thường trên trang kết quả tìm kiếm bạn sẽ thấy 4 kết quả quảng cáo nằm ở vị trí đầu trang và 4 kết quả quảng cáo nằm cuối trang. Tối đa 1 trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ hiển thị được 8 kết quả ở vị trí ưu tiên. Quảng cáo tìm kiếm giúp bạn tiếp cận nhanh nhất và gần nhất với khách hàng mục tiêu.

Quảng cáo tìm kiếm Google Search là hình thức rất phổ biến hiện nay

Quảng cáo tìm kiếm Google Search là hình thức rất phổ biến hiện nay

Quảng cáo Video youtube

Đây là các video quảng cáo có thể bỏ qua hoặc không thể bỏ qua sẽ xuất hiện khi bạn xem một video âm nhạc nào đó chẳng hạn trên Youtube. 

Quảng cáo Video youtube cũng là hình thức quảng cáo của Google Ads

Quảng cáo Video youtube cũng là hình thức quảng cáo của Google Ads

Google Shopping Ads (quảng cáo mua sắm)

Quảng cáo mua sắm tác động trực tiếp đến khách hàng trong giai đoạn họ nghiên cứu và mua hàng.

Chẳng hạn khi khách hàng tìm kiếm với từ khóa “Máy lọc nước” thì bên góc phải của trang kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện danh sách các sản phẩm máy lọc nước của nhiều thương hiệu khác nhau. Các quảng cáo này sẽ có đầy đủ hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, giá sản phẩm và tên nhà bán hàng

Quảng cáo mua sắm tác động trực tiếp đến khách hàng trong giai đoạn nghiên cứu tìm hiểu sản phẩm

Quảng cáo mua sắm tác động trực tiếp đến khách hàng trong giai đoạn nghiên cứu tìm hiểu sản phẩm

Quảng cáo địa phương

Đây là hình thức quảng cáo về cửa hàng của bạn. Chẳng hạn khi bạn search từ khóa “Shop hoa tươi” và bấm vào Map. Bên trái trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ hiện ra danh sách quảng cáo về các shop hoa tươi với địa chỉ cửa hàng hoa. Đây chính là quảng cáo địa phương để khách hàng tìm đến địa chỉ đó.

Quảng cáo địa phương giúp khách hàng dễ dàng tìm đến cửa hàng

Quảng cáo địa phương giúp khách hàng dễ dàng tìm đến cửa hàng

Remarketing

Hành trình mua sắm của khách hàng không liền mạch theo 5 giai đoạn trên mà có thể bị phân tán. Họ có thể dừng lại ở bất kỳ giai đoạn nào. Vì thế bạn cần có hành động tác động vào khách hàng và kéo họ quay trở lại với hành trình này. Đây chính là nhiệm vụ mà marketing cần phải thực hiện.

Bạn cần phải để sản phẩm của mình luôn xuất hiện trước khách hàng ở nhiều nơi. Đây chính là Remarketing. Remarketing có thể thực hiện bằng cách cho những video, hình ảnh bám theo khách hàng. 

Phiên đấu giá

Khi tìm hiểu về lý thuyết nền tảng Google Ads Search thì nhất thiết bạn cần tìm hiểu khái niệm “Phiên đấu giá”.

Có hàng trăm người quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ như như chúng ta. Trong khi đó không gian quảng cáo lại có hạn. Trên trang kết quả tìm kiếm của Google chỉ cho phép xuất hiện tối đa 8 kết quả quảng cáo Google Ads. Vậy làm sao để bạn được hiển thị trong 8 kết quả đầu tiên đó? Google sẽ thông qua cơ chế đấu giá.

Bạn cần đầu giá mỗi khi người dùng tìm kiếm để được hiển thị ở kết quả đầu tiên. Và mỗi lần như vậy được gọi là “phiên đấu giá”. Sau phiên đấu giá này, kết quả sẽ là quảng cáo nào được xuất hiện ở vị trí top 1, quảng cáo nào ở vị trí top 2, top 3, top 4….

Bạn cần đầu giá mỗi khi người dùng tìm kiếm để được hiển thị ở kết quả đầu tiên

Bạn cần đầu giá mỗi khi người dùng tìm kiếm để được hiển thị ở kết quả đầu tiên

Cấu trúc tài khoản Google Ads Search

Khi search một từ khóa bạn sẽ thấy hiện ra quảng cáo bao gồm 3 thành phần là: Tiêu đề, URL và mô tả. 

Chẳng hạn khi bạn tìm kiếm với các từ khóa “máy lọc không khí Xiaomi giá rẻ”, “máy lọc không khí Xiaomi”, “các dòng máy lọc không khí Xiaomi giá rẻ” tức là bạn đang muốn tìm kiếm cùng một nhu cầu. Các từ khóa này sẽ thuộc một nhóm. Khi người dùng search với một trong ba từ khóa này sẽ hiển thị cùng một mẫu quảng cáo đáp ứng tất cả các câu hỏi này. 

Trong khi đó, các từ khóa như “máy lọc không khí Sharp”, “máy lọc không khí Sharp giá rẻ” thuộc nhóm khác. Và khi người dùng search với một trong 2 từ khóa này sẽ cho hiển thị ra một mẫu quảng cáo tương ứng với nhóm 2 này.  

Từ khóa “máy lọc không khí Sharp có tốt không” lại thuộc một nhóm quảng cáo khác và cho hiển thị kết quả quảng cáo phù hợp với nhóm 3 này. 

Như vậy những từ khóa tương đồng về nhu cầu tìm kiếm thì sẽ thuộc một nhóm quảng cáo. Một nhóm quảng cáo có thể chứa 1 hoặc nhiều từ khóa. Và khi search với 1 trong các từ khóa này thì kết quả quả có thể hiện về 1 hoặc nhiều quảng cáo. Thường là sẽ có 3 quảng cáo trong 1 nhóm quảng cáo. Chẳng hạn khi người dùng search từ khóa” Máy lọc không khí Xiaomi giá rẻ” ở nhóm 1 thì có thể hiển thị quảng cáo 1 hoặc quảng cáo 2 phụ thuộc vào việc bạn để quảng cáo nào hiển thị. Hoặc bạn có thể để cho Google tự tối ưu. Nếu Google thấy quảng cáo nào hiệu quả hơn thì quảng cáo đó sẽ được hiểu thị.

Có thể thấy cả 3 nhóm quảng cáo ở trên đều nằm chung trong 1 chiến dịch. Đó là chiến dịch “Máy lọc không khí”. 

Ngoài ra nếu bạn có một chiến dịch khác về Máy giặt. Chiến dịch này cũng có cấu trúc tương tự như chiến dịch “máy lọc không khí”. Hai chiến dịch này sẽ nằm chung trong một tài khoản Google Ads Search. 

Như vậy cấu trúc tài khoản Google Ads Search sẽ bao gồm 4 cấp độ chính. Đó là cấp tài khoản, chiến dịch, nhóm quảng cáo và cuối cùng là quảng cáo. Một tài khoản có thể có nhiều chiến dịch, mỗi chiến dịch có thể có nhiều nhóm quảng cáo. Mỗi nhóm quảng cáo có 1 hoặc nhiều từ khóa. Và khi kích hoạt một từ khóa có thể hiển thị một hoặc nhiều quảng cáo.

Cấu trúc tài khoản Google Ads Search sẽ bao gồm 4 cấp độ chính

Cấu trúc tài khoản Google Ads Search sẽ bao gồm 4 cấp độ chính

Yếu tố nào ảnh hưởng đến xếp hạng quảng cáo?

Điều gì khiến chúng ta ở top 1, top 2, top 3,….Chúng ta đang ở vị trí nào trên Google Ads thuộc về xếp hạng quảng cáo. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng quảng cáo, đó là:

Giá thầu

Bạn chi càng nhiều tiền cho mỗi lần nhấp chuột của người dùng thì khả năng lên top 1 càng cao. Vì thế bạn cần xây dựng chiến lược giá thầu. Bạn cần xác định khi nào cần đấu giá cao, khi nào cần đấu giá thấp.

Điểm chất lượng

Quảng cáo của bạn có chất lượng không, có đúng nhu cầu khách hàng hay không? trải nghiệm trên trang có tốt không. Điểm chất lượng sẽ được đánh giá từ 1-10. Như vậy cùng một giá thầu nhưng quảng cáo nào có điểm chất lượng cao hơn sẽ nằm ở vị trí đẹp hơn.

Điểm chất lượng sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố. Tất cả các yếu tố này đều liên quan đến nội dung của quảng cáo. 

Yếu tố đầu tiên đó là CTR dự kiến (tỉ lệ nhấp chuột). Tỉ lệ nhấp chuột cao hay thấp phụ thuộc vào tiêu đề và mô tả của bài viết. Tức là bạn viết nội dung có hấp dẫn không, có phù hợp với nhu cầu người dùng không, có cuốn hút không? Tỉ lệ nhấp chuột dự kiến thấp thì điểm chất lượng thấp và ngược lại.

Yếu tố tiếp theo là mức độ liên quan của quảng cáo: Tiêu đề, mô tả của quảng cáo cần chứa từ khóa mà người dùng cần tìm. 

Yếu tố thứ 3 là trải nghiệm trang đích: Trang web load có nhanh không, giao diện bố cục, điều hướng có tốt không, nội dung trang đích hấp dẫn không.

Điểm chất lượng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng quảng cáo Google Ads

Điểm chất lượng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng quảng cáo Google Ads

Ngưỡng xếp hạng

Google bao giờ cũng có một ngưỡng xếp hạng cho các quảng cáo. Không phải bạn cứ chi ra nhiều tiền là có thể lên được top 1 mà điểm chất lượng phải đạt ở mức tối thiểu là bao nhiêu. Nếu điểm chất lượng cho quảng cáo của bạn nằm dưới mức tối thiểu thì dù bạn có chi rất nhiều tiền quảng cáo cũng không thể lên được top 1.

Tiện ích mở rộng

Đây cũng là yếu tố được thêm vào có tác động đến thứ hạng xếp hạng của quảng cáo. Phổ biến nhất là các tiện ích mở rộng cuộc gọi, tiện ích mở rộng khuyến mãi, tiện ích liên kết trang web mở rộng, tiện ích mở rộng chú thích.

Ngữ cảnh tìm kiếm

Thứ hạng xếp hạng của quảng cáo cũng phụ thuộc vào thời gian người dùng search và thiết bị search. 

Đấu giá thủ công và đấu giá thông minh

Điều bạn cần quan tâm khi chạy quảng cáo là làm sao để biết được phiên nào khách hàng có nhu cầu tìm kiếm điều gì? Phiên nào nên đặt giá thầu là bao nhiêu? Có 2 chiến lược giá thầu bạn cần quan tâm:

Chiến lược giá thầu thông minh (chiến lược tự động)

Google sẽ hỗ trợ cho bạn hình thức đấu giá thông minh “Smart Bidding”. Với chiến lược này, Google sẽ dựa vào máy học, trí tuệ thông minh nhân tạo để phân tích dữ liệu, hành vi và tín hiệu của người dùng và giúp bạn đặt mức đấu giá phù hợp cho mỗi phiên khác nhau. Từ đó giúp bạn tập trung vào những phiên quan trọng để đạt được mục tiêu đề ra.

Với chiến lược đấu giá thông minh bạn cần biết mục đích của mình là gì? Bạn muốn Google giúp tập trung vào cái gì và nói cho Google biết điều đó. Đó có thể là:

  • Tối đa hóa số nhấp chuột để thu hút nhiều click của người dùng thu hút traffic
  • Tối ưu hóa chuyển đổi: Bạn muốn tập trung vào số người gọi điện cho bạn hoặc nhiều người đăng ký tư vấn, nhiều người điền form, nhiều người đặt hàng….Google sẽ tối ưu chuyển đổi cho bạn.
  • Tối ưu hóa giá trị chuyển đổi: Bạn muốn Google tập trung vào giá trị chuyển đổi, mang về nhiều tiền nhất có thể cho bạn.
  • CPA mục tiêu: Là chi phí trên một chuyển đổi được đo lường bằng số tiền bạn bỏ ra chia cho số chuyển đổi thu về được.
  • ROAS: Là lợi tức chia cho chi tiêu quảng cáo tức là doanh thu từ quảng cáo chia cho chi phí quảng cáo.

Như vậy với chiến lược đấu giá thông minh, Google sẽ tự động phân phối số tiền của bạn sao cho phù hợp để đạt được mục tiêu của bạn. Đây thực sự là một giải pháp vô cùng hiệu quả giúp bạn đạt được tăng trưởng một cách đột phá cho việc quảng cáo hiển thị.

Bạn cần có chiến lược đặt giá thầu phù hợp để đạt được mục tiêu của mình

Bạn cần có chiến lược đặt giá thầu phù hợp để đạt được mục tiêu của mình

Chiến lược đấu giá thủ công

Với chiến lược này, trong tất cả các phiên bạn đều đấu giá cùng 1 giá và không quan tâm người dùng tìm kiếm cho mục đích nhu cầu gì. Như vậy phương pháp này sẽ có nhiều điểm hạn chế. Bạn sẽ mất cơ hội bán được hàng khi không biết tập trung vào mục tiêu đúng lúc.

Đấu giá thủ công sẽ có 2 hình thức là đấu giá hoàn toàn thủ công (CPC thủ công) và đấu giá nửa thủ công, nửa tự động (CPC nâng cao)

Lộ trình chuyển đổi

Phần này dành cho những bạn đang triển khai Google Ads nhưng chưa thực hiện Smart Bidding. Đây cũng là kiến thức bổ ích dành cho các bạn mới làm về Google Ads. Theo đó, bạn có thể tham khảo lộ trình chuyển đổi dưới đây để lựa chọn cho mình lộ trình chuyển đổi phù hợp với từng doanh nghiệp, từng sản phẩm.

  • Đầu tiên bạn cần thiết lập mục tiêu và cài đặt hệ thống đo lường để nói cho Google biết bạn muốn gì.
  • Tiếp theo, trong thời gian đầu bạn cần triển khai CPC thủ công, hoặc CPC nâng cao hoặc tối đa hóa lượt nhấp.
  • Sau khi có khoảng 30 chuyển đổi bạn có thể tối đa hóa chuyển đổi. Lúc này bạn có thể chuyển qua Smart Bidding.
  • Khi số chuyển đổi đã nhiều lên thì bạn có thể chuyển qua CPA mục tiêu, tối đa hóa giá trị chuyển đổi hoặc ROAS.

Trên đây là một số kiến thức lý thuyết nền tảng Google Ads Search. Hy vọng những kiến thức này sẽ là hành trang quan trọng giúp bạn triển khai chiến dịch quảng cáo Google một cách hiệu quả nhất.