Khi làm kinh doanh, điều quan trọng nhất giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là giữ chân được khách hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp đó cần nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng để thỏa mãn được nhu cầu của họ. Để làm được điều này cần có chiến lược kỹ càng và có liên quan mật thiết đến Lead. Vậy Lead là gì?

Lead là gì?

Lead là gì?

Lead là gì?

Nếu bạn là người có trình độ tiếng Anh thì sẽ không quá khó khăn đi tìm đáp án Lead nghĩa là gì? Lead nếu là động từ thì có vô số nghĩa khác nhau.

Tuy nhiên hầu hết mọi người khi nói về Lead đều hiểu chúng theo khía cạnh danh từ nghĩa là: sự lãnh đạo và dẫn đầu.

Vậy trong Marketing có phải từ Lead vẫn bao hàm ý nghĩa như vậy? Kiệt sẽ giúp các bạn có cái nhìn hoàn toàn khác biệt về Lead Marketing như sau:

Lead trong Marketing là gì?

Lead trong Marketing chính là từ chỉ chuỗi tập hợp các khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.

Họ chính là người có sự phản hồi hoặc hứng thú với sản phẩm và dịch vụ sau quá trình triển khai chiến lược Marketing.

Họ được xếp vào loại khách hàng tiềm năng, có khả năng mua hàng cao.

Hoặc bạn có thể hiểu một cách ngắn gọn Lead chính là “thu hút khách hàng tiềm năng”. Doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu, khảo sát và sàng lọc bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Từ đó, họ có trong tay danh sách khách hàng tiềm năng thật sự.

Qualified Lead là gì?

Xét về khía cạnh Sale: Qualified Lead có nghĩa là “khách hàng tiềm năng đã trải qua quá trình khảo sát và sàng lọc”.

Còn về khía cạnh Marketing thì Qualified Lead là cụm từ chỉ nhóm khách hàng có khả năng chi trả và mua hàng với tỷ lệ cao.

Với đối tượng khách hàng này, doanh nghiệp căn cứ thông qua quá trình phân tích hành vi tiêu dùng kết hợp với nhiều biện pháp khác. Tóm lại Qualified Lead là tập hợp nhóm khách hàng tiềm năng thật sự.

Lead Scoring là gì?

Lead Scoring là gì?

Lead Scoring là gì?

Một trong những khái niệm không thể bỏ qua có gắn liền với Lead chính là Lead Scoring. Cụm từ có nghĩa là “chấm điểm Lead”.

Thực tế bạn sẽ nhận thấy chất lượng Lead thu thập được không hề giống nhau. Có Lead chất lượng nhưng cũng có Lead thì không.

Do đó, nhân viên cần thực hiện sắp xếp, phân loại Lead để sàng lọc ra khách hàng tiềm năng thật sự. Đây là lý do mà Lead Scoring được ra đời.

Xem thêm: Công nghệ 4.0 là gì?

Lead Scoring được coi là giải pháp tạm thời để đánh giá chất lượng danh sách khách hàng tiềm năng căn cứ vào thuộc tính khác nhau.

Để làm được điều này, trước tiên Lead sẽ được chấm điểm dựa vào tiêu chí.  Danh sách được xếp theo điểm số ưu tiên.

Lead cao sẽ được xếp đầu sau đó lần lượt Lead thấp điểm hơn. Từ đây, nhân viên Sale sẽ hướng đến Lead tiềm năng này. Họ sẽ trở thành danh sách khách hàng cao hơn.

Các loại Lead phổ biến

Hiểu sâu hơn Lead là gì thì bạn không thể bỏ qua việc nắm vững các loại Lead. Chắc chắn khi bạn đọc báo kinh tế sẽ nghe khá nhiều các cụm từ Lead khác nhau.

Nếu bạn không hiểu về chúng thì khó có thể nắm bắt được mấu chốt của vấn đề.

Trong kinh doanh, kiến thức nền tảng vô cùng quan trọng. Bởi chúng là điểm khởi đầu giúp bạn đạt được thành công, đặc biệt trong các chiến lược Marketing.

Như bạn thấy nhóm khách hàng tiềm năng sẽ luôn đi kèm với Sale và Marketing.

Khách hàng tiềm năng khi thực hiện chiến lược Marketing

Khách hàng tiềm năng khi thực hiện chiến lược Marketing

Marketing-Qualified Leads (MQLs)

Marketing-Qualified Leads được viết tắt là MQLs. Cụm từ này chỉ đối tượng khách hàng có tiềm năng khi thực hiện chiến lược Marketing.

MQLs được lên danh sách tập hợp nhờ việc quảng bá Marketing. Nhân viên tập hợp lại rồi đưa ra giải pháp phân tích để lựa chọn đúng những đối tượng khách hàng tiềm năng chất lượng.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp Marketing dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng. Điểm mấu chốt chính là biến những đối tượng mua trở thành Lead.

Như đã phân tích ở trên, để xếp vào Lead thì khách hàng phải là người thật sự có nhu cầu và mong muốn tìm hiểu về sản phẩm.

Vậy làm sao để biết họ là người quan tâm đến sản phẩm? Rất đơn giản, Kiệt sẽ chỉ cho các bạn thấy bằng cách:

  • Đăng ký để được nhận Email Marketing
  • Download nội dung về báo cáo hay template
  • Tham dự các hội thảo hay sự kiện trực tuyến.
  • Ghi đầy đủ thông tin ở form liên hệ hay yêu cầu thông tin cụ thể về sản phẩm.

Bất kỳ người tiêu dùng nào có sự tương tác với công ty qua các hình thức trên thì chứng tỏ họ là nhóm đối tượng Lead cần đưa vào. Bạn sẽ căn cứ trên lượng thông tin trên rồi ứng dụng quảng cáo, tiếp thị liên tục để thúc đẩy Lead có hành vi mua.

Nhóm khách hàng có khả năng chi trả

Nhóm khách hàng có khả năng chi trả

Sales-Qualified Leads (SQLs)

Sales-Qualified Leads (SQLs) được hiểu là nhóm khách hàng có khả năng để Sale với tỷ lệ cao.

Danh sách đối tượng này đã được duyệt thông qua quá trình nghiên cứu ở bộ phận tiếp thị (MQL) hay bộ phận bán hàng.

Họ chính là người có khả năng chi trả và sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm.

Danh sách Lead sẽ được dõi theo bởi bộ phận Sale hoặc phát triển kinh doanh thông qua quá trình tiếp thị.

Từ đó, họ sẽ được chuyển đổi khi có điều kiện để đi tới quy trình mua hàng. Khi trải qua xét duyệt xong, họ được đánh giá đủ điều kiện để xếp vào SQLs.

Vậy làm cách nào để chuyển đổi MQLs thành SQLs? Rất đơn giản bởi căn cứ vào số liệu đã phân tích thì MQLs thì gần như toàn bộ đều không có khả năng để Sale bởi chỉ có 25% Lead đạt tiêu chuẩn để xếp vào SQLs.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lập đội ngũ Marketing kết hợp Sale để đồng bộ tìm được Lead chất lượng. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp sở hữu đội ngũ Sale và Marketing có tính đồng bộ cao sẽ mang tới mức độ tăng trưởng đạt 20% mỗi năm.

Xem thêm: Công nghệ 4.0 là gì?

Lúc này, doanh số từ tiếp thị sẽ ở mức 208%. Nếu không thì doanh số của doanh nghiệp sẽ bị giảm 4%. Vì vậy đội ngũ Marketing cần tìm ra danh sách Lead chất lượng.

Trong khi đó, đội ngũ Sale cần có sự phản hồi thường xuyên về chất lượng của Lead. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể thành công.

Khách hàng có đủ điều kiện

Khách hàng có đủ điều kiện

Qualifying Leads

Như Kiệt đã đề cập ở trên thì Qualifying Leads chính là tập hợp danh sách Lead đạt chất lượng và đủ điều kiện.

Bởi vậy việc tìm hiểu Lead là gì không đơn thuần chỉ là hiểu ý nghĩa của mỗi Lead mà còn cần đi sâu hơn nữa với các loại Lead.

Như đã phân tích thì Lead bao gồm nhiều thành phần nên chất lượng không thể giống nhau. Không phải được xếp vào danh sách Lead thì họ đều là người có khả năng mua hàng cao. Do đó, bạn cần sàng lọc thêm nữa dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá Lead.

Các tiêu chí để đánh giá chất lượng của Lead dựa vào:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Sở thích và nhu cầu mua sắm
  • Khả năng tài chính để chi trả
  • Địa chỉ
  • Quy mô doanh nghiệp
  • Lịch sử mua sắm,…

Thông thường giải pháp cơ bản mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá Lead đủ điều kiện là: BANT.

Cụm từ này có nghĩa bao hàm: Ngân hàng – Thẩm quyền – Nhu cầu – Thời gian). Đó cũng chính là những tiêu chí mà doanh nghiệp căn cứ để đánh giá Lead.

Nhưng có biện pháp rất đơn giản mà hữu hiệu đó là gọi điện thoại trực tiếp. Từ đây bạn có thể xác định họ có là đối tượng khách hàng cần chăm sóc hay không?

Đối với mỗi doanh nghiệp, Lead vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp muốn thành công, đạt doanh thu cao thì không thể thiếu Lead.

Chỉ khi doanh nghiệp thúc đẩy được hành vi mua hàng của Lead thì mới có thể phát triển lâu dài, tạo doanh thu cao.

Hy vọng với những gì phân tích như trên, bạn đã hiểu hơn Lead là gì. Đa số trong các doanh nghiệp thì Lead được coi là thành phần then chốt của kênh Sale.

Để đưa ra danh sách Lead chất lượng cần có sự kết hợp đồng bộ giữa bộ phận Marketing và Sale. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của KDIGIMIND.

Và đừng quên ghé thăm https://kdigimind.com/ để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức có thể bạn cần biết nữa nhé!