
KOLs là gì? Vai trò và xu hướng của KOLs trong Marketing
KOLs là gì?
KOLs là viết tắt của Key Opinion Leaders, nghĩa là người định hướng dư luận. Họ là những người mà nhờ nguồn lực của bản thân (kiến thức, kinh nghiệm, sự nổi tiếng, tính sẵn sàng chia sẻ…), do đó đã được người khác trong nhóm coi là đáng tin cậy để tham khảo/hỏi về một số thông tin nhất định. Các KOLs chủ động lọc, giải thích hoặc đưa các thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc thương hiệu cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của mình; từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảm thụ và hành động của các cá nhân đó liên quan đến tiêu dùng sản phẩm/ thương hiệu.
KOLs là gì?
Vai trò của KOLs trong Marketing
Giúp hoạt động truyền thông tiết kiệm được tối đa nguồn lực và tối ưu chi phí. Doanh nghiệp khi muốn truyền thông chỉ cần tác động đến một nhóm đối tượng cụ thể là các Key Opinion Leaders và chính Key Opinion Leaders sẽ truyền tải thông điệp truyền thông đến khách hàng mục tiêu chứ không tác động trực tiếp đến khách hàng mục tiêu luôn. Có khả năng khuếch đại sự tác động của hoạt động truyền thông cũng như sức lan tỏa của nó đến với công chúng, từ đó nâng cao hiệu quả. Những Opinion Leaders thường có xu hướng dành nhiều sự quan tâm đối với truyền thông đại chúng và thông điệp, có sức ảnh hưởng, có xu hướng giống với đối tượng họ gây ảnh hưởng. Vì thế đây là những đối tượng có khả năng tác động một cách mạnh mẽ, sâu rộng đến các nhóm đối tượng (khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp) mà họ gây ảnh hưởng.
Vai trò của KOLs trong Marketing
Key Opinion Leaders có thể đóng vai trò trong truyền thông: đại sứ thương hiệu, dùng thử hàng mẫu, xây dựng cộng đồng thương hiệu, tạo ra các hiệu ứng trên mạng xã hội , thu hút lượt tương tác của mọi người,…- Quảng cáo sản phẩm qua người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng là mắt xích cho sự thành công của chiến dịch Marketing. Tùy vào quy mô dự án, độ hot mà các công ty lựa chọn để hợp tác đúng người, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
- Tận dụng sự bùng nổ của mạng xã hội, tốc độ truyền tải nhanh chóng trên Internet, các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được biết đến một cách nhanh chóng.
- Các KOLs chủ động lọc, giải thích hoặc đưa các thông tin liên quan đến sản phẩm và thương hiệu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảm thụ và hành động của các cá nhân đó liên quan đến tiêu dùng sản phẩm.
Các dạng KOLs điển hình

Các dạng KOLs điển hình
Product Opinion Leader (Người lãnh đạo ý kiến về sản phẩm)
- Luôn liên quan đến một chủng loại sản phẩm nhất định
- Thường có địa vị cao, tích cực trong hoạt động xã hội
Market Maven (Người môi giới thị trường)
- Người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng tới cộng đồng
- Tương đối hiểu biết về thị trường nói chung
- Không chuyên về một sản phẩm cụ thể nào
Product Innovator (Người tiêu dùng khai phá)
- Mua sản phẩm mới đầu tiên
- Có thể ít hội nhập với nhóm
Surrogate Consumer (Người tiêu dùng đại diện)
- Là những người được thuê để tư vấn về hoạt động thu mua
- Thường là các chuyên gia trong lĩnh vực: phục vụ rượu, môi giới chứng khoán,…
Một số tiêu chí để lựa chọn KOLs hiệu quả

Một số tiêu chí để lựa chọn KOLs hiệu quả
- Reach (Độ phủ): được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của KOLs trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những KOLs có số lượng công chúng mục tiêu chiếm % cao trong fans lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.
- Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng): mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi KOLs, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.
- Relevance (Sự liên quan): mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của KOLs và hình ảnh của thương hiệu. Nhiều Brand Ambassador (đại sứ thương hiệu) khi nhắc đến có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.
- Ngoài ra có thêm Sentiment (chỉ số cảm xúc): việc KOLs mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho công chúng mục tiêu đến cảm tình dành cho thương hiệu.
Ví dụ minh họa sử dụng KOLs cho chiến lược Marketing của Biti’s

Biti’s đã thành công trong việc sử dụng hình ảnh KOLs
Biti’s là một thương hiệu chuyên về sản xuất giày và dép tại Việt Nam. Trong thời điểm đang bị phai nhạt dần trong mắt người tiêu dùng Việt, cuối năm 2015, Biti’s đã trở lại với dòng sản phẩm mới toanh định vị thể thao cao cấp mang tên “Biti’s Hunter”. Biti’s đã hiểu được tâm lý của đại đa số người Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, khi mức sống của họ chưa sẵn sàng bỏ tiền ra mua 1 đôi giày ở phân khúc premium, nhưng cũng không muốn mua 1 đôi giày nhái của các thương hiệu khác thì việc mua một đôi giày vừa có giá hợp lý, vừa đảm bảo hàng chính hãng, thể hiện được cá tính, chất riêng của mình là hợp lý nhất. Đặc biệt hơn, các khách hàng Việt Nam đang có xu hướng ủng hộ và tiêu dùng sản phẩm do Việt Nam sản xuất nhiều hơn để tránh sự lạm dụng hàng ngoại cũng như thể hiện lòng tự hào của người Việt.
Biti’s đã sử dụng rất nhiều hình ảnh các KOLs nổi tiếng
Khách hàng mục tiêu của Biti’s hướng tới là thanh niên trẻ trong độ tuổi từ 17-25. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là: sử dụng nhiều mạng xã hội (facebook, youtube, instagram,…), thường xuyên cập nhật các sự kiện, tin tức xã hội, theo dõi các KOLs mình yêu thích và chịu ảnh hưởng lớn từ những người này, hoạt động tương tác trên mạng xã hội cao hơn các phương tiện khác,… Vì vậy Biti’s chọn KOLs marketing là chiến lược chính nhằm quảng bá, định vị sản phẩm mới của mình. Biti’s đã sử dụng rất nhiều hình ảnh các KOLs nổi tiếng như ca sĩ Sơn Tùng – MTP, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn, diễn viên Diễm My 9x, diễn viên Duy Khánh Nguyễn, vlogger Phở đặc biệt, nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch, MC Nguyễn Ngọc Quang Bảo, vlogger du lịch Hoàng Lê Giang, nhạc sĩ Châu Đăng Khoa,…
Biti’s đã rất thành công trong việc sử dụng hình ảnh Sơn Tùng – MTP làm đại sứ thương hiệu của mình
Biti’s thực hiện chiến lược của mình một cách bài bản và vận dụng khéo léo KOLs vào quá trình ra quyết định mua của khách hàng. Nhờ chiến lược Marketing sử dụng KOLs mà doanh số cũng như thị phần của Biti’s đã đứng TOP đầu trong ngành thời trang giày ở Việt Nam. Influencers là một loại của KOLs. Bản chất của Influencers là cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ.
Soobin Hoàng Sơn cùng Biti’s ra mắt sản phẩm mới làm mưa làm gió một thời gian dài
Giờ thì các bạn đã hiểu bản chất của KOLs rồi chứ? Có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nha!
KOLs là gì? Vai trò và xu hướng của KOLs trong Marketing
KOLs là gì?
KOLs là viết tắt của Key Opinion Leaders, nghĩa là người định hướng dư luận. Họ là những người mà nhờ nguồn lực của bản thân (kiến thức, kinh nghiệm, sự nổi tiếng, tính sẵn sàng chia sẻ…), do đó đã được người khác trong nhóm coi là đáng tin cậy để tham khảo/hỏi về một số thông tin nhất định. Các KOLs chủ động lọc, giải thích hoặc đưa các thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc thương hiệu cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của mình; từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảm thụ và hành động của các cá nhân đó liên quan đến tiêu dùng sản phẩm/ thương hiệu.
KOLs là gì?
Vai trò của KOLs trong Marketing
Giúp hoạt động truyền thông tiết kiệm được tối đa nguồn lực và tối ưu chi phí. Doanh nghiệp khi muốn truyền thông chỉ cần tác động đến một nhóm đối tượng cụ thể là các Key Opinion Leaders và chính Key Opinion Leaders sẽ truyền tải thông điệp truyền thông đến khách hàng mục tiêu chứ không tác động trực tiếp đến khách hàng mục tiêu luôn. Có khả năng khuếch đại sự tác động của hoạt động truyền thông cũng như sức lan tỏa của nó đến với công chúng, từ đó nâng cao hiệu quả. Những Opinion Leaders thường có xu hướng dành nhiều sự quan tâm đối với truyền thông đại chúng và thông điệp, có sức ảnh hưởng, có xu hướng giống với đối tượng họ gây ảnh hưởng. Vì thế đây là những đối tượng có khả năng tác động một cách mạnh mẽ, sâu rộng đến các nhóm đối tượng (khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp) mà họ gây ảnh hưởng.
Vai trò của KOLs trong Marketing
Key Opinion Leaders có thể đóng vai trò trong truyền thông: đại sứ thương hiệu, dùng thử hàng mẫu, xây dựng cộng đồng thương hiệu, tạo ra các hiệu ứng trên mạng xã hội , thu hút lượt tương tác của mọi người,…- Quảng cáo sản phẩm qua người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng là mắt xích cho sự thành công của chiến dịch Marketing. Tùy vào quy mô dự án, độ hot mà các công ty lựa chọn để hợp tác đúng người, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
- Tận dụng sự bùng nổ của mạng xã hội, tốc độ truyền tải nhanh chóng trên Internet, các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được biết đến một cách nhanh chóng.
- Các KOLs chủ động lọc, giải thích hoặc đưa các thông tin liên quan đến sản phẩm và thương hiệu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảm thụ và hành động của các cá nhân đó liên quan đến tiêu dùng sản phẩm.
Các dạng KOLs điển hình

Các dạng KOLs điển hình
Product Opinion Leader (Người lãnh đạo ý kiến về sản phẩm)
- Luôn liên quan đến một chủng loại sản phẩm nhất định
- Thường có địa vị cao, tích cực trong hoạt động xã hội
Market Maven (Người môi giới thị trường)
- Người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng tới cộng đồng
- Tương đối hiểu biết về thị trường nói chung
- Không chuyên về một sản phẩm cụ thể nào
Product Innovator (Người tiêu dùng khai phá)
- Mua sản phẩm mới đầu tiên
- Có thể ít hội nhập với nhóm
Surrogate Consumer (Người tiêu dùng đại diện)
- Là những người được thuê để tư vấn về hoạt động thu mua
- Thường là các chuyên gia trong lĩnh vực: phục vụ rượu, môi giới chứng khoán,…
Một số tiêu chí để lựa chọn KOLs hiệu quả

Một số tiêu chí để lựa chọn KOLs hiệu quả
- Reach (Độ phủ): được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của KOLs trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những KOLs có số lượng công chúng mục tiêu chiếm % cao trong fans lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.
- Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng): mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi KOLs, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.
- Relevance (Sự liên quan): mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của KOLs và hình ảnh của thương hiệu. Nhiều Brand Ambassador (đại sứ thương hiệu) khi nhắc đến có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.
- Ngoài ra có thêm Sentiment (chỉ số cảm xúc): việc KOLs mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho công chúng mục tiêu đến cảm tình dành cho thương hiệu.
Ví dụ minh họa sử dụng KOLs cho chiến lược Marketing của Biti’s

Biti’s đã thành công trong việc sử dụng hình ảnh KOLs
Biti’s là một thương hiệu chuyên về sản xuất giày và dép tại Việt Nam. Trong thời điểm đang bị phai nhạt dần trong mắt người tiêu dùng Việt, cuối năm 2015, Biti’s đã trở lại với dòng sản phẩm mới toanh định vị thể thao cao cấp mang tên “Biti’s Hunter”. Biti’s đã hiểu được tâm lý của đại đa số người Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, khi mức sống của họ chưa sẵn sàng bỏ tiền ra mua 1 đôi giày ở phân khúc premium, nhưng cũng không muốn mua 1 đôi giày nhái của các thương hiệu khác thì việc mua một đôi giày vừa có giá hợp lý, vừa đảm bảo hàng chính hãng, thể hiện được cá tính, chất riêng của mình là hợp lý nhất. Đặc biệt hơn, các khách hàng Việt Nam đang có xu hướng ủng hộ và tiêu dùng sản phẩm do Việt Nam sản xuất nhiều hơn để tránh sự lạm dụng hàng ngoại cũng như thể hiện lòng tự hào của người Việt.
Biti’s đã sử dụng rất nhiều hình ảnh các KOLs nổi tiếng
Khách hàng mục tiêu của Biti’s hướng tới là thanh niên trẻ trong độ tuổi từ 17-25. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là: sử dụng nhiều mạng xã hội (facebook, youtube, instagram,…), thường xuyên cập nhật các sự kiện, tin tức xã hội, theo dõi các KOLs mình yêu thích và chịu ảnh hưởng lớn từ những người này, hoạt động tương tác trên mạng xã hội cao hơn các phương tiện khác,… Vì vậy Biti’s chọn KOLs marketing là chiến lược chính nhằm quảng bá, định vị sản phẩm mới của mình. Biti’s đã sử dụng rất nhiều hình ảnh các KOLs nổi tiếng như ca sĩ Sơn Tùng – MTP, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn, diễn viên Diễm My 9x, diễn viên Duy Khánh Nguyễn, vlogger Phở đặc biệt, nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch, MC Nguyễn Ngọc Quang Bảo, vlogger du lịch Hoàng Lê Giang, nhạc sĩ Châu Đăng Khoa,…
Biti’s đã rất thành công trong việc sử dụng hình ảnh Sơn Tùng – MTP làm đại sứ thương hiệu của mình
Biti’s thực hiện chiến lược của mình một cách bài bản và vận dụng khéo léo KOLs vào quá trình ra quyết định mua của khách hàng. Nhờ chiến lược Marketing sử dụng KOLs mà doanh số cũng như thị phần của Biti’s đã đứng TOP đầu trong ngành thời trang giày ở Việt Nam. Influencers là một loại của KOLs. Bản chất của Influencers là cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ.
Soobin Hoàng Sơn cùng Biti’s ra mắt sản phẩm mới làm mưa làm gió một thời gian dài
Giờ thì các bạn đã hiểu bản chất của KOLs rồi chứ? Có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nha!