Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên trong việc tối ưu hóa trang web của bạn. Nếu không có từ khóa, bạn sẽ thiếu mục tiêu và không thể bắt đầu khi đối thủ cạnh tranh của bạn quá mạnh.

Trong quá trình nghiên cứu và thiết lập chiến lược từ khóa, bạn phải xem xét rất nhiều yếu tố. Trong bài viết hôm nay, Kdigimind sẽ thảo luận về sứ mệnh của bạn, đối tượng của bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn. 

Nghiên cứu từ khóa (keyword Research) là gì?

Nghiên cứu từ khoá là công đoạn sử dụng các công cụ, thủ thuật để tìm ra bộ từ khoá tối ưu nhất cho Website. Công việc này phải được thực hiện trước bước xây dựng nội dung. Dưới đây là các lưu ý và hướng dẫn nghiên cứu từ khóa Keyword Research vô cùng ưu việt từ các dự án đã thành công của Kdigimind.

Tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa

Trên thực tế, có rất nhiều chủ website sử dụng bộ từ khóa theo cảm tính, không phân tích nghiên cứu, dẫn đến website không thể tăng thứ hạng tìm kiếm. Từ đó giá trị chuyển đổi của sản phẩm rất thấp. 

Nghiên cứu từ khoá giúp hoạch định chiến lược SEO

Nghiên cứu từ khoá giúp hoạch định chiến lược SEO

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng đó hãy tìm hiểu tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khoá:

  1. Giúp mọi người hiểu hơn về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. 
  2. Tìm ra được bộ từ khoá tối ưu cho việc kinh doanh.
  3. Hoàn thiện nội dung mô tả về sản phẩm.
  4. Tìm ra được những từ khoá mới, hỗ trợ hiệu quả cho kinh doanh.
  5. Nghiên cứu từ khóa chính xác giúp hoạch định chiến lược rõ ràng, giảm thiểu ngân sách.
  6. Nghiên cứu từ khóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Những mong muốn, những trăn trở mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó, có chiến lược phát triển nội dung hướng tới người dùng tối đa nhất.
  7. Nghiên cứu từ khoá sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được tất cả từ khóa quan trọng và không đánh mất hay bỏ quên từ khoá nào.
  8. Sau khi có được bộ từ khoá sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định rõ ràng chiến lược SEO.
  9. Hoàn thiện nội dung và cấu trúc một website chuẩn.
  10.  Nghiên cứu từ khoá góp phần tối ưu Onpage và quá trình rank top được rút ngắn.

Xác định mục đích, mục tiêu nghiên cứu từ khóa

Trong tất cả các bước nghiên cứu từ khoá, điều cốt lõi là phải xác định được mục đích và mục tiêu ban đầu. Từ đó, bạn sẽ xác định phương thức thực hiện sao cho phù hợp.

Mục đích nghiên cứu từ khóa

  • Xây dựng bộ từ khóa mục tiêu: Đây là bộ từ khoá chính quyết định bạn có đạt được mục tiêu kinh doanh hay không.
  • Xây dựng kế hoạch nội dung: Từ những từ khoá có được, SEOer lên kế hoạch nội dung cho các loại từ khoá dài (dạng hỏi đáp, dạng thông tin, từ khoá theo insight người dùng ). 

 

Từ hai mục đích trên, chúng ta sẽ định hướng được chiến lược và vạch ra các giải pháp cụ thể, sử dụng các công cụ thích hợp để giải quyết từng vấn đề trong chiến lược.

Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu là một phần trong các bước nghiên cứu từ khoá. Mục tiêu chính chính là nguồn khách hàng. Và khách hàng là từ SEO mang đến bằng việc tạo ra thương hiệu cho sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. 

Các bộ phận kinh doanh online luôn bị áp các chỉ tiêu (Target) và nó được tính trên từng kênh (Google, Facebook, Zalo,…). Nhìn chung, tất cả đều hướng tới mục đích tăng trưởng lợi nhuận cho công ty. 

Dưới đây là một số mục tiêu chính mà bạn cần biết:

  • Đơn (chủ yếu trên các trang thương mại điện tử )
  • Lead (tiếp nhận list email và dạng form )
  • Contact (khách hàng liên lạc qua Live chat, hoặc ấn nút gọi điện )
  • Click organic (đến từ các nguồn nhấn chuột tự nhiên)
  • Doanh thu (dành cho thương mại điện tử )

Cách tính mục tiêu:

Để có thể tính được mục tiêu dự kiến các bạn sẽ áp dụng theo công thức dưới đây:

  • Tính số nhấp chuột dự kiến từ tìm kiếm organic: 

Click (dự kiến) = Search Volume * CTR (top 1)

  • Tính số chuyển đổi marketing dự kiến: (Lead hoặc contact ) – ( 3% là tỉ lệ chuyển đổi ít nhất – sau này đo lường tính toán trong phần Goal của Google Analytics )

Số chuyển đổi (marketing) = Click (dự kiến) * 3%

  • Tính toán tổng đơn dự kiến: 

Tổng đơn (dự kiến ) = số chuyển đổi (marketing) * tỉ lệ chuyển đổi của sale

Từ các kết quả của các phép tính trên, bạn sẽ có bảng dự trù mục tiêu như dưới đây: 

Bảng dự trù mục tiêu

Lưu ý: Nếu công ty đặt mục tiêu là số đơn hàng thì bạn sẽ tính ngược lại bảng trên để ra được các số liệu còn lại (Search Volume, Click, …). 

Để dễ hình dung bạn có thể xem ví dụ sau đây:

  • Công ty: Đợt chiến dịch này sếp áp xuống 2000 lượt liên hệ/tháng. 
  • SEOer: Sếp muốn đánh vào từ khoá nào ah?
  • Công ty: Từ nào cũng được miễn sao tổng lượt liên hệ trong tháng này là  2000 lượt liên hệ.
  • SEOer: Suy nghĩ và tìm cách giải quyết.

Bài toán như sau:

+ Dữ liệu đầu vào:

  • Số liên hệ: 2000
  • Tỉ lệ chuyển đổi dự kiến có sẵn = 3%
  • CTR top 1 dự kiến có sẵn = 30%

+ Cộng trừ nhân chia như sau:

  • Bước 1: Click dự kiến = 2000 / 3% = 66.666 lượt click
  • Bước 2: Search Volume cần dự kiến = 66666 / 30% = 222.220 lượt Search
  • Bước 3: Search Volume đề phòng rủi ro = 222.220  * 1,5 lần = 333.330 lượt Search

Các công cụ nghiên cứu từ khóa

Dưới đây là những công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí được nhiều người dùng nhất hiện nay: 

  • Ahrefs: Là công cụ nghiên cứu từ khóa dùng thử miễn phí và trả phí theo gói dành cho SEOer. Ahrefs tập hợp hàng tỷ thông tin về các website, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phân tích, hoạch định chiến lược nhanh chóng, chính xác hơn.  
  • Keywordtool.io: Là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí từ một bên thứ ba. Nó cung cấp đầy đủ các chỉ số về từ khóa trên các nền tảng tìm kiếm như: Youtube, Bing, Google, Instagram và Twitter, Amazon, eBay, Play store. 
  • Keyword Planner: Là công cụ nghiên cứu từ khoá do Google phát triển. Để sử dụng nó, bạn cần phải có một tài khoản Google Ads và kinh nghiệm làm việc lâu năm. 
  • KWFinder.com: Là công cụ kiểm tra, nghiên cứu, gợi ý từ khoá dễ sử dụng, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, KWFinder cho phép nhập từ khoá có dấu và gợi ý từ khóa có dấu.

Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa & nhóm Keywords hiệu Quả

Để có được những bộ từ khoá tối ưu và chất lượng các bạn cần phải xác định được lĩnh vực hoạt động, những từ khoá hạt giống, ý tưởng và cách thức nghiên cứu. Cụ thể:

Xác định lĩnh vực & khóa hạt giống

Từ khóa hạt giống là từ mang ý nghĩa bao hàm, mô tả các chủ đề có liên quan đến đối tượng, sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Tất cả các chủ đề đều được khởi điểm từ từ khóa hạt giống. 

Ví dụ: Giày, xe máy, ô tô, đồng hồ,…

Tìm ý tưởng nghiên cứu từ khóa

Đối với các SEOer, việc lên ý tưởng tốt nhất không phải đến từ trí tưởng tượng mà đến từ sự hỗ trợ của các công cụ. Dưới đây là cách nghiên cứu từ khoá và lên ý tưởng tuyệt vời mà Kdigimind thường sử dụng:

Nghiên cứu từ khóa bằng Keyword Planner

Để nghiên cứu từ khóa truy cập địa chỉ https://ads.google.com/aw/ keywordplanner/home 

Trên trình duyệt sẽ xuất hiện màn hình bên dưới:

Yêu cầu đăng nhập tài khoản

Yêu cầu đăng nhập Google Ads bằng Gmail nên bạn phải có tài khoản mới sử dụng được công cụ. Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn 2 tùy chọn để lập kế hoạch cho từ khoá:

  • Tìm từ khóa: Công cụ giúp bạn lấy ý tưởng về từ khoá. Đây là những từ khoá mà người dùng quan tâm tới dịch vụ, sản phẩm của bạn.
  • Số liệu về từ khóa được tìm kiếm(volume) và dự đoán: Cho phép bạn nắm số liệu tìm kiếm theo từng thời điểm và gợi ý các dự đoán sẽ được tìm kiếm trong tương lai.

Cả hai tùy chọn này của Google Keyword Planner đều đưa bạn đến kế hoạch từ khóa, và tất nhiên nó sẽ thay đổi khi bạn thay đổi một số lựa chọn riêng. Hai tuỳ chọn này không hề tách biệt độc lập.

Tìm từ khoá:

Để tìm hiểu chi tiết hơn hãy tìm hiểu về cách “Tìm từ khoá”. Bạn cần truy cập công cụ và khám phá thêm những ý tưởng mà công cụ sẽ hỗ trợ bạn.

Công cụ khám phá từ khoá mới

Công cụ khám phá từ khoá mới

Bạn chỉ cần nhập từ, cụm từ, link liên quan đến website, doanh nghiệp của bạn và chờ vài giây để Google đưa ra một loạt những gợi ý.

Nghiên cứu từ khóa với Keyword Planner

Nghiên cứu từ khóa “quạt Xiaomi” với Keyword Planner

Hình trên có tổng cộng 237 gợi ý. Trong mỗi gợi ý, từ khoá sẽ có các mục: Số lượng tìm kiếm hàng tháng, mức độ cạnh tranh, giá đấu thầu trang (phạm vi thấp),  giá đấu thầu trang (phạm vi cao),. 

Công cụ cho phép bạn nhập lên đến 10 từ/cụm từ để tiến hành phân tích.

Giới hạn 10 từ, cụm từ

Giới hạn 10 từ, cụm từ

Ngoài các từ khóa chính, công cụ còn gợi ý cho bạn một số từ khóa liên quan để gia tăng ý tưởng cho bạn.

Cụm từ khóa liên quan

Cụm từ khóa liên quan

Nhận khối lượng tìm kiếm và dự đoán

Để có số liệu này bạn nhấn vào “Từ khóa”, sau đó vào cột điều hướng bên trái, nó sẽ đưa bạn đến tab Dự đoán.

Vị trí này sẽ cung cấp số lượng lượt nhấp chuột và lượt hiển thị, chi phí để chạy quảng cáo cho các từ khóa đã chọn trên Google AdWords trong 30 ngày tới, chi phí ước tính, CTR và CPC. 

Tất nhiên, những gợi ý này đều điều hướng bạn đến dịch vụ Google Ads. Bạn không cần quan tâm mà vào mục “Chỉ số Lịch sử” và bạn sẽ thấy số liệu về tìm kiếm trung bình trong 12 tháng cho các từ khó. Đây là những thông số giống với mục tùy chọn “Tìm từ khóa mới”.

Chỉ số lịch sử

Chỉ số lịch sử

Tìm kiếm Google Suggest (google gợi ý)

Đây là công cụ gợi ý mà bạn vẫn thường thấy khi tìm kiếm trên thanh Search của Google. Thông qua công cụ này, bạn sẽ tìm thấy những từ khóa mà người dùng thường sử dụng để truy vấn về nội dung quan tâm. Qua đây, bạn cũng sẽ lọc cho mình được những từ khóa hữu ích. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng nó bởi bạn có thể bị đối thủ chơi xấu khi tạo ra các gợi ý không được tốt đẹp.

Gợi ý từ Google Suggest

Gợi ý từ Google Suggest

Nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io

Đầu tiên bạn truy cập trang web của Keyword Tool và nhập từ hoặc cụm từ tìm kiếm => Đặt công cụ tìm kiếm, định dạng và ngôn ngữ bạn cũng muốn lọc kết quả =>Nhấp vào nút tìm kiếm.

Phân tích từ khóa trên Keywordtool.io

Phân tích từ khóa trên Keywordtool.io

Sau khi thực hiện xong nó sẽ đưa bạn đến trang kết quả. Ở đây hiển thị các số liệu quan trọng như search volume, CPC, xu hướng tìm kiếm và số lượng đối thủ cạnh tranh được hiển thị với mỗi từ khóa. Tiếp tục bạn nhấn vào nút “Kết quả”, bộ lọc sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn lọc các đề xuất bằng các từ khác.

Từ bảng kết quả bạn có chọn tất cả để xuất chúng ra hoặc tùy chọn thủ công để tìm ra những từ khoá mà bạn sẽ sử dụng. Bạn có thể copy/paste chúng vào excel cũng được.

Xuất các từ khóa được gợi ý, phân tích

Xuất các từ khóa được gợi ý, phân tích

Với phiên bản miễn phí bạn sẽ thiếu khá nhiều thông số để có thể đưa ra được bộ từ khoá tối ưu nhất. Nhưng nó là đủ để bạn có thể trải nghiệm, sử dụng để so sánh với các tool khác. Với bản có phí bạn sẽ có thêm các thông số sau:

  • Tìm kiếm dữ liệu khối lượng.
  • Hai lần số lượng gợi ý từ khóa.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh cho các từ khóa.
  • 7.000 kết quả từ khóa mỗi ngày.
  • Một tài khoản người dùng cho bạn.

Lấy dữ liệu từ khóa từ đối thủ (sử dụng Ahrefs)

Để lấy dữ liệu từ khóa từ đối thủ các bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tìm các từ khoá hạt giống ( từ những sản phẩm muốn bán, nghĩ ra các từ khoá hạt giống ). 

Ví dụ : Viên uống Blackmores , Blackmores chính hãng, Black Mores có tốt không…

Nghiên cứu URL từ khóa " Blackmores"

Nghiên cứu URL từ khóa ” Blackmores”

Bước 2: Lấy dữ liệu từ đối thủ: phân tích bằng ahrefs hoặc phần ranking keyword trong tool rank tracker. 

Ứng dụng nghiên cứu từ khoá từ đối thủ cạnh tranh bằng ahrefs ( phần organic keyword ).

Ví dụ ở đây tại thời điểm ngày 09/05/2022 Vinh Lê – kỹ thuật viên Kdigimind phân tích từ khóa “Blackmores” từ URL đích: https://jiohealth.com/tin-tuc/blackmores-thuc-pham-chuc-nang-ho-tro-suc-khoe-hieu-qua-an-toan

Dùng phần organic keyword của Ahrefs

Dùng phần organic keyword của Ahrefs

Công cụ Ahref phân tích hàng loạt chỉ số quan trọng và số lượng từ khóa Link:” https://jiohealth.com/tin-tuc/blackmores-thuc-pham-chuc-nang-ho-tro-suc-khoe-hieu-qua-an-toan” của trang web như Volume, KD, CPC , Traffic, vị trí và số lượng từ khóa đang trong top 100 tại Việt Nam là 258 từ.

Ứng dụng nghiên cứu từ khoá đối thủ bằng phần ranking keyword trong rank tracker (phần này hiện tại hỗ trợ cho tiếng Anh, sắp tới sẽ được hỗ trợ Tiếng việt). 

Phần Ranking Keyword Của Tool Rank Tracker

Phần Ranking Keyword Của Tool Rank Tracker

Bước 3: Sử dụng công cụ keyword Suggestions trong rank tracker  (với keyword planner). Sử dụng từ khoá hạt giống đã tìm ở bước 1 ra nghiên cứu.

Sử dụng phần keyword suggestions

Sử dụng phần keyword suggestions

Bước 4: Sử dụng chức năng Autocomplete tool ( tự động hoàn thành – như google search box ngày xưa ) – sử dụng từ khoá hạt giống để nghiên cứu.

Chức năng Related Searches

Chức năng Related Searches

Bước 5: Sử dụng chức năng Related Searches (tìm kiếm liên quan – dữ liệu ở dưới chân công cụ tìm kiếm khi thực hiện truy vấn).

Chức năng Related Searches

Chức năng Related Searches

Bước 6: Sử dụng chức năng Domain Research ( chức năng này sẽ lấy các dữ liệu từ khoá có trong Search Console phần truy vấn tìm kiếm hay của Google Analytics sau khi kết nối với Google Search Console).

Dữ liệu search console chúng ta cần truy cập vào phần phân tích tìm kiếm nếu muốn xem.

Truy Vấn Tìm Kiếm Trong Search Console

Truy Vấn Tìm Kiếm Trong Search Console

Dữ liệu phần Google analytics sau khi kết nối với Search Console chúng ta truy cập vào phần chuyển đổi trong analytics => Search Console => truy vấn, để xem dữ liệu.

Dữ Liệu Từ Khóa Trong Analytics Sau Khi Kết Nối Với Search Console

Dữ Liệu Từ Khóa Trong Analytics Sau Khi Kết Nối Với Search Console

Bước 7: Sử dụng phần related question (hiện tại chỉ hỗ trợ tiếng anh, chúng ta có thể google dịch qua Tiếng việt ) – áp dụng cho từ khóa dạng hỏi đáp nên sẽ ứng dụng làm kế hoạch nội dung được.

Sử dụng phần related questions

Sử dụng phần related questions

Đây là ví dụ về tìm kiếm sản phẩm túi xách nam, sử dụng từ khoá tiếng Anh để gợi ý ra những từ khóa dạng hỏi đáp (ví dụ : what men’s handbags leather ).

Dịch từ khoá hỏi đáp lấy trong phần related question sang Tiếng việt

Dịch từ khoá hỏi đáp lấy trong phần related question sang Tiếng việt

Tải hết dữ liệu từ khóa lên google sheet, sau đó dịch sang tiếng Việt bằng loạt lệnh: =googletranslate(A1;”en”;”vi”)

Lưu ý: google dịch có những từ không đúng ngữ pháp chúng ta lọc bỏ đi sau.

B8: sử dụng chức năng keyword Combinations ( kết hợp từ khóa ), chức năng này kết hợp: tiền tố + từ hạt giống + hậu tố thành một từ khoá mới có thể sử dụng cho cả 2 mục đích từ khóa mục tiêu và kế hoạch nội dung.

Ví dụ: với 1 từ khoá “ địa chỉ bán xe mazda 3 tại hcm” 

  • Tiền tố là : địa chỉ 
  • Từ hạt giống : bán xe mazda 3 
  • Hậu tố: tại hcm

Phân tích & Lọc Từ Khoá

Phân tích, lọc từ khoá là 2 bước vô cùng quan trọng trong các bước nghiên cứu từ khoá. 

Phân tích từ khóa

Mục đích phân tích từ khóa

Việc phân tích từ khoá nhằm mục đích dự đoán nhu cầu, hành vi tìm kiếm của người dùng. Từ đó xây dựng kế hoạch nội dung sao cho phù hợp.

Các loại từ khóa

  • Từ khóa thương hiệu (ví dụ: máy tính phong vũ)
  • Từ khóa sản phẩm, dịch vụ: là từ khoá kèm theo model sản phẩm (ví dụ: Dell E6410)
  • Từ khoá thông tin (ví dụ: hướng dẫn cài đặt máy in )
  • Từ khoá dạng hỏi đáp (ví dụ: mua máy tính giá chính hãng ở đâu )
  • Từ khóa theo insight (ví dụ: máy tính cho người đi làm )
  • Từ khoá địa phương: (ví dụ: cửa hàng vi tính quận 1 )

Lưu ý: Để có thể bám sát và phân tích những loại từ khóa này, cần có sự theo dõi các diễn đàn, forum, các comment trên web đối thủ để lọc ra nhu cầu và từ khoá mà khách hàng thực thụ đang sử dụng.

Lọc từ khóa

Mục đích: 

Lọc từ khóa giúp loại bỏ những từ khóa không tối ưu, không có khả năng đạt đến được mục tiêu, gây lãng phí nguồn lực. Từ đó, giúp SEOer định hướng, tập trung vào những từ khoá tối ưu mang đến hiệu quả cao nhất cho chiến lược.

Cách lọc:

Loại bỏ những từ khóa sai không chứa từ khóa hạt giống, không đúng địa điểm cần cung cấp sản phẩm dịch vụ (ví dụ: tỉnh, quận, huyện), không có lượng tìm kiếm hoặc lượng tìm kiếm thấp.

Sau khi loại bỏ những từ khóa không cần thiết, ta sẽ được bộ từ khóa đáp ứng được mục tiêu cần SEO. 

Nhóm từ khóa sau khi research

Sau khi nghiên cứu từ khoá và đã có danh sách từ khóa, bạn phải tiến hành nhóm các từ khoá lại với nhau. Việc phân nhóm từ khoá sẽ làm cho trang web của bạn được phân cấp tốt hơn, tối ưu hóa website dễ dàng hơn.

Tại sao cần nhóm keyword?

Nhóm keyword là kết hợp các từ khóa mục tiêu vào chung một URL để SEO. Từ đó giảm được chi phí khi phải phân tán ra nhiều trang để SEO. Đồng thời, giảm thời gian để SEO những từ khóa ngắn, khó. Trong khi từ khoá dài sẽ giúp mang lại sức mạnh lên top cho URL.

Các bước nhóm từ khóa

Cách 1: Sử dụng Ahrefs

Bước 1: Đăng nhập vào Ahrefs.com  →  Keywords Explorer

Bước 2: Bỏ toàn bộ từ khóa đã phân tích bên trên → Chọn Việt Nam → Nhấn tìm kiếm

Bước 3: Tiến hành update keyword để cập nhật chính xác hơn

Bước 4: Sau khi Update →  Tải (Export) file về máy tính vào xóa cột không cần thiết, giữ lại cột Keyword – Volume – Parent Keyword

Bước 5: Sort Filter cột Parent Keyword sắp xếp các topic ahrefs đã nhóm

Bước 6: Đối chiếu lại Keyword và Parent Keyword

Kiểm tra lại những Parent Keyword nghi ngờ Ahrefs nhóm chưa đúng

Bước 7: Xử lý các từ khóa nghi ngờ

Search google ẩn danh đối chiếu lại những topic có chung nội dung lên top 10 có giống nhau không. Nếu khác nhau cần tách ra riêng tạo thành topic mới.

Cách 2: Nhóm thủ công (nếu không có tool Ahrefs)

Bước 1: Truy cập vào https://tools.datnology.com/filtered-keyword.html

Bước 2: Bỏ toàn bộ từ khóa đã phân tích (keyword research) bên trên vào cột Keyword

Bước 3: Tại cột Filtered by thêm 1 số từ có đặc điểm chung (giá rẻ, mua, bán,…) → Filter

Bước 4: Tại cột Remain Keywords → Copy từ khóa đã nhóm có đặc điểm chung thành Parent Keyword

Bước 5: Vào file excel thêm 3 cột: Keyword – Volume – Parent Keyword (cột nhóm topic)

Xác định bộ từ khóa cho từng giai đoạn

Trong mỗi giai đoạn tương tác định hướng cho khách hàng, bạn cần lên một kế hoạch từ khóa chi tiết. Bởi nó quyết định rằng khách hàng của bạn có đi theo đúng lộ trình mà bạn vạch ra hay không.

5 giai đoạn hành trình khách hàng (customer journey)

Customer Journey (Hành trình khách hàng) là quá trình đưa một người lạ thành một khách hàng một khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Và nó phải trải qua 5 giai đoạn sau:

  • Attention
  • Awareness
  • Discover
  • Consider
  • Customer
  • 5 giai đoạn hành trình khách hàng

    5 giai đoạn hành trình khách hàng

Chúng ta cùng tìm hiểu về từng giai đoạn nhé!

Attention – Thu hút

Ở giai đoạn này cần phải tìm kiếm những từ khóa ở cấp độ rất cao, liên quan đến sản phẩm, nhưng không liên quan đến mục đích mua hàng của khách hàng.

Ví dụ: mẫu thiết kế nhà đẹp

Awareness – Nhận thức

Bạn sẽ tạo ra những nội dung có ích, hướng đến nhu cầu cần biết và hiểu biết của một con người. Những giải pháp, kiến thức,… mà bạn đưa ra sẽ phù hợp với rất nhiều đối tượng và lượng từ khoá là vô cùng lớn.

Ví dụ: máy lọc nước Ro là gì?

Discovery – Khám phá

Khi khách hàng đã nắm được các kiến thức cơ bản, các sản phẩm dịch vụ mà bạn có, họ sẽ chuyển sang giai đoạn tìm hiểu và khách hàng sẽ có xu hướng đặt những câu hỏi: ai, cái gì, như thế nào, ở đâu.

Ví dụ: laptop dell sản xuất ở đâu?

Consider – Cân nhắc

Khi đã có đủ lượng kiến thức khách hàng sẽ tìm kiếm các từ khóa dạng so sánh hoặc dò thử trước khi đưa ra quyết định mua hàng như: “tốt nhất”, “đánh giá”, “hàng đầu”. 

Ví dụ: : Đánh giá laptop Dell

Customer – Khách hàng

Những từ khóa mà khách hàng hiện tại của bạn đang tìm kiếm thường là những tìm kiếm dựa trên sự gợi ý của google hoặc họ đã từng sở hữu sản phẩm nên muốn nghiên cứu sâu hơn.

Ví dụ: sử dụng laptop dell đúng cách

Tìm hiểu 5 giai đoạn hành trình khách hàng

Tìm hiểu 5 giai đoạn hành trình khách hàng

Xác định từ khóa cho từng giai đoạn

Trong mỗi giai đoạn bạn sẽ tiến hành nghiên cứu, tạo bộ từ khóa chuẩn và xác định đúng mục tiêu tiếp cận khách hàng trong từng bước. Từ đó chuẩn hoá qua bước nội dung hữu ích dành cho khách hàng.

Xây dựng từ khóa cho các giai đoạn

Xây dựng từ khóa cho các giai đoạn

Lên outline cho bộ từ khóa

Outline (dàn ý) bao gồm chủ đề và các mục chính của một bài viết. Qua đó giúp người viết hình dung được cấu trúc của bài và dễ dàng hơn trong việc lên nội dung. 

Phần outline bao gồm các phần sau: tiêu đề bài viết của văn bản, các mục lớn nhỏ, nội dung chính của từng mục. Trong mỗi mục người lên outline cần tóm tắt sơ lược cách tiếp cận và cách triển khai các mục cách để chia nội dung thành các mục nhỏ hơn.

Như vậy outline có tác dụng gì? Dàn ý(outline) được coi như “bản đồ” của bài viết. Nó có nhiệm vụ chỉ dẫn cho người viết đi đúng các mục trong quá trình triển khai ý tưởng, giúp bài viết có layout hợp lý, logic, đúng trình tự, không bị lặp ý giữa các phần hay thừa/ thiếu ý nội dung. 

Outline có thể được triển khai dưới dạng văn bản hoặc sơ đồ cây. Bằng cách này content creator sẽ dễ dàng có cái nhìn tổng quan về toàn bộ bố cục của bài viết và dễ dàng chỉnh sửa, thêm bớt nội dung. 

Dưới đây  là các bước để bạn lên một Outline chi tiết:

Tiêu Đề

Cách lên tiêu đề outline

Cách lên tiêu đề outline

Những lưu ý khi lên tiêu đề bài viết

Những lưu ý khi lên tiêu đề bài viết

Những ý tưởng về tiêu đề bài viết

Những ý tưởng về tiêu đề bài viết

Cấu trúc outline từ khóa

Là một SEOer chuyên nghiệp bạn cần biết rằng outline chiếm tỉ lệ thành công của một bài viết lên đến 75%. Chính vì thế, giai đoạn này càng phải đầu tư và tỉ mỉ bao nhiêu thì hiệu quả đạt được càng cao.

Một outline content đầy đủ sẽ gồm các mục như sau:

Tiêu đề=> Meta Description => Sapo => các heading (h1, h2, h3,…) => Kết Luận.

Cấu trúc outline 1 bài viết

Cấu trúc outline 1 bài viết

Hệ thống dàn ý

Content writer là những người sáng tạo ngôn ngữ và để bài viết trở nên khoa học, logic cần phải có một bộ dàn ý đi trước chuẩn mực. 

Nếu sử dụng outline theo dạng cây bạn sẽ có dàn ý giống hình bên dưới:

Dàn ý bài viết theo dạng cây

Dàn ý bài viết theo dạng cây

Lời Kết

Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho các câu hỏi “Như thế nào là từ khoá? Mục đích của nghiên cứu từ khoá là gì?” và các cách nghiên cứu, xây dựng bộ từ khóa, nghiên cứu từ khoá đối thủ cạnh tranh, các bước lên outline. Đây chắc chắn là những kiến thức bổ ích dành cho những bạn đang trên con đường trở thành một SEOer chuyên nghiệp.