Kế hoạch SEO chính là yếu tố không thể thiếu, ảnh hưởng đến sự thành bại của chiến dịch Digital. Do vậy, bạn đừng quá chủ quan bỏ qua phần việc này cho dù đã có sẵn đội ngũ SEOer kỹ thuật.
Lý do bởi mọi việc cần được triển khai theo quy trình hợp lý cùng các bước cụ thể. Như vậy, SEOer mới có cái nhìn tổng quát về tiến độ và đánh giá hiệu quả khi thực hiện. Đồng nghĩa định hình được nhóm công việc thực hiện trước sau, tránh bị bỏ sót phần quan trọng.
Ở bài viết này, với sự thành công quản lý nhân sự SEO của Kdigimind cùng với các dự án của tập đoàn như Vin Group, FPT…
Đội ngũ Kdigimind sẽ hỗ trợ, đồng hành với bạn để hướng dẫn lập kế hoạch SEO chi tiết từ A-Z. Chắc rằng, với thông tin mà bạn nhận được, các dự án SEO bạn làm sẽ bài bản về độ chuyên nghiệp và thời gian.
Kế hoạch SEO là gì?
Kế hoạch SEO đơn giản là một bản kế hoạch bao gồm những bước cần làm để SEO cho Website. Từ đó bạn sẽ bám theo để kiếm được Organic Traffic từ Google, Cốc Cốc…. Hay hiểu một cách đơn giản nhằm đưa trang Web lên thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Kế hoạch SEO tổng thể sẽ mang tầm chiến lược hơn, hoán giải mục đích của doanh nghiệp. Cụ thể nó liên quan đến câu hỏi “Bao nhiêu tiền, bao nhiêu người và được gì?”. Bảng plan SEO thường bao gồm các mục cơ bản như: Người thực hiện, thời gian, chi phí,..
Đối với công việc phát triển nội dung, kế hoạch SEO là phần quan trọng. Nó giúp kết nối bài viết lại với nhau, dẫn dắt khách hàng chuyển đổi. Từ đó, cơ hội hiển thị lên Top đầu trên kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Tầm quan trọng của plan SEO
Lập kế hoạch SEO là công việc cần được thực hiện đầu tiên. Trong quá trình thiết lập, nó sẽ giúp bạn những điều sau:
- Xác định mục tiêu cụ thể của chiến dịch SEO sắp tới là gì?
- Nhận biết được những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình triển khai.
- Đồng thời kiểm soát được thời gian, tiến độ của kế hoạch, dễ dàng đo lường kết quả…
Mặc dù quan trọng đến vậy, nhưng vẫn có nhiều người xem nhẹ và làm plan một cách sơ sài. Bạn hãy cứ nhớ rằng, không có kế hoạch SEO bạn sẽ không biết làm gì, làm bao nhiêu là đủ. Chính vì thế khi bản thân không nghiêm túc vào dự án, đừng mong đợi có kết quả tốt.
Các bước tạo lập kế hoạch SEO mẫu chi tiết
Để có được cái nhìn toàn diện hơn về kế hoạch SEO, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập chi tiết. Tất cả bao gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích và đánh giá Website doanh nghiệp
Đối với bất kỳ một SEOer Newbie hay đã thạo nghề, bước đầu tiên luôn cần là phân tích Website. Việc triển khai thế này giúp bạn thuận lợi hơn trong những phần sau.
Trường hợp bạn chưa có tên miền, cần lựa chọn loại ngắn gọn, dễ nhớ, có nhắc thương hiệu. Sau đó, hãy đi đến những phân tích chi tiết tiếp theo gồm:
- Tốc độ Website như thế nào bằng cách kiểm tra qua PageSpeed Insights – Google Developers.
- Cấu trúc Website hiện tại đã khoa học, phù hợp hay không.
- Kiểm tra trang miền có robots.txt hay tạo sitemaps đúng chưa.
- Kiểm tra Web “www” và “no www” hay “http và https” để chạy cùng lúc không. Trường hợp lỗi xảy ra hãy nhờ kỹ thuật code chuyển redirect 301.
- Kiểm tra Website “index, noindex”.
- Url đường dẫn không chứa phần tham số động, các kí tự đặc biệt như: = ,%,$,#,?,!,@.
- Kiểm tra các thẻ Heading H1, H2, H3, H4,… đã thiết lập trong cấu trúc Website hay chưa.
- Tối ưu hình ảnh tên ảnh, title ảnh, alt ảnh.
- Nội dung trên Website có “giữ chân” được khách hàng, bài viết đã được tối ưu hay chưa?
- Số lượng, chất lượng Backlink và Domain trỏ về Website. Cụ thể bạn kiểm tra bằng Ahref, Search console.
- Thứ hạng từ khóa Website hiện tại như thế nào bằng cách check Spineditor.
Sau khi có kết quả phân tích, bạn có thể đánh giá được những điểm hạn chế Website hiện tại. Từ đó nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết chúng tối ưu hơn.
Bước 2: Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp
Việc nghiên cứu đối thủ là công việc vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong kế hoạch SEO. Nó ảnh hưởng đến chiến lược SEO cũng như việc đẩy TOP cho Website. Tại bước này bạn sẽ trình tự thực hiện những phần việc sau:
Tìm kiếm đối thủ cạnh tranh
Đầu tiên bạn hãy tìm kiếm đối thủ như:
- Search các từ khóa chính liên quan khi bạn muốn SEO.
- Xác định thứ hạng muốn chiếm TOP.
- Liệt kê danh sách 3-5 đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Phân tích đối thủ
Công việc tiếp theo tại phần này là bạn hãy phân tích Onpage xem:
- Landing page đối thủ đứng Top bằng đường dẫn nào, từ khóa SEO ở đâu.
- Cấu trúc xây dựng Website và điều hướng link của đối thủ.
- Sử dụng Addon Web Developer để kiểm tra mức độ tối ưu trên trang về thẻ H, meta, alt, title,…
Tiếp đến, bạn phân tích nội dung
- Sử dụng câu lệnh “site:domain từ khóa” kiểm tra Website có bao nhiêu Index liên quan đến từ khóa chính. Tuy nhiên bạn cần lưu ý kỹ do đôi khi lượng index sẽ nhiều hơn lượng bài viết thực tế.
- Xem tần suất bài đăng bằng cách sử dụng câu lệnh “site:domain từ khóa”. Sau đó click “Công cụ” ⇒ “Mọi lúc”, chọn các mốc thời gian tương ứng mong muốn.
- Sao chép các đoạn ngẫu nhiên trong bài để kiểm tra mức độ Unique Content.
- Bố cục bài viết, nội dung thu hút người dùng như thế nào.
- Phần Internal link có kích thích người đọc click vào không ?
Cuối cùng bạn hãy phân tích Offpage gồm:
- Số lượng Backlink hiện tại.
- Tình hình hoạt động các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,…,
- Traffic hiện tại là bao nhiêu?
- Lọc domain đối thủ đặt link để xem có bao nhiêu domain chất, sẽ tiến hành giữ lại tạo thành kênh làm cho Website của mình.
- Rút ra được số lượng link thực tế của đối thủ và xem xét có cần làm thêm link không.
Bước 3: Nghiên cứu, tìm từ khóa
Bạn cần nghiên cứu một bộ từ khóa chất lượng để đưa ra kế hoạch SEO. Đây là một số công cụ phổ biến tôi thường sử dụng, mời bạn tham khảo:
https://keywordtool.io/
https://www.alexa.com/
https://kwfinder.com/
https://answerthepublic.com/
Qua bộ từ khóa, bạn tìm ra nội dung, chủ đề hướng tới hành vi khách hàng. Từ đó bài viết được xây dựng đúng với nhóm đối tượng người đọc cụ thể. Trong bước này bạn nên lưu ý cần xác định được người dùng, nội dung suy nghĩ, mối quan tâm của họ.
Bước 4: Phân nhóm từ khóa
Sau bước 3, chúng ta tiếp tục nghiên cứu và phân loại từ khóa với các thao tác đơn giản dưới đây:
- Viết những gì bạn nghĩ như là một “khách hàng”.
- Tìm hiểu thêm tâm lý khách hàng, họ cần gì khi tìm kiếm sản phẩm.
- Xóa tất cả những từ khóa chứa tên thương hiệu đối thủ.
- Tìm kiếm từ khóa đối thủ đang SEO bằng cách sử dụng câu lệnh: site:domain.com “keyword”.
- Nghiên cứu thẻ Meta Keywords của đối thủ thông qua công cụ SeoQuake.
- Tìm kiếm thêm từ khóa đối thủ chưa khai thác đến. Nếu biết cách sử dụng, mảnh đất mới màu mỡ này dành cho bạn. Đơn giản vì tỷ lệ chuyển đổi của chúng cao.
- Tổng hợp từ khóa đã tìm kiếm trên bảng Excel, sắp xếp chúng vào nhóm có thuộc tính giống nhau. Việc này hỗ trợ bạn dễ dàng viết bài và tối ưu từ khóa hơn.
- Sử dụng nhóm key gợi ý từ công cụ Google Adwords.
Tiếp đến, bạn phân loại ra từng nhóm từ khóa cụ thể như:
- Nhóm từ khóa chính bao gồm các từ ngắn, lượng tìm kiếm lớn, độ cạnh tranh cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp.
- Nhóm từ khóa phụ mang lại lượng Traffic lớn cho Website vì chúng đem lại giá trị cho khách hàng.
- Nhóm từ khóa chuyển đổi đa phần là loại từ dài, bám sát nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi cao.
- Nhóm từ khóa theo “trend” đang có lượng tìm kiếm tăng đột ngột. Chúng thường xuất hiện theo xu hướng khách hàng thời điểm đó.
Bước 5: Tính toán khối lượng công việc, nhân sự, ngân sách
Sau khi hoàn thành bước 4, bạn đã nắm hết được những công việc cần làm tiếp theo. Cụ thể gồm: Tối ưu những gì, số lượng bài viết, làm bao nhiêu link, hoạt động mạng xã hội.
Dựa vào đó, bạn hãy chia ra công việc theo ngày, tháng, năm, tính toán nhân sự cho dự án. Riêng đối với ngân sách sẽ tùy thuộc vào chi phí đầu tư của chủ dự án để phân chia cho phù hợp.
SEO là sân chơi miễn phí của Google, nhưng giữa các doanh nghiệp được xem như chiến trường. Vì thế bạn cần phân chia chi phí phù hợp để không bị hụt hơi trong cuộc đua đường dài.
Bước 6: Áp dụng công thức viết bài tối ưu bán hàng
Khi lần đầu triển khai kế hoạch SEO cho website, nhiều người nghĩ cứ lao vào viết. Nhưng thực chất cần có bộ từ khóa để tạo ra những bài viết chất lượng với từng nhóm đối tượng. Dưới đây là 4 cách viết tiêu đề kêu gọi hành động xem ngay của khách hàng:
- Hành động + từ khóa + lợi ích.
- Hành động + từ khóa + cảnh báo.
- Hành động + từ khóa + cảm xúc.
- Hành động + từ khóa + cam kết, niềm tin.
Bài viết triển khai theo 3 kiểu nội dung sau:
- Bài viết sản phẩm là dạng bài dễ nhất vì bạn là người hiểu khách hàng hơn ai hết. Vậy nên hãy vừa viết vừa chèn bộ từ khóa đã phân loại ở trên.
- Bài chủ đề ngách thuộc dạng bài không chứa từ khóa sản phẩm hay dịch vụ.
- Bài viết Big Content tổng hợp nhiều từ khóa phụ, từ bị bỏ quên .
Bước 7: Thực hiện tối ưu Onpage cần phải có trong kế hoạch SEO
Khi bạn viết bài xong, bạn cần xem lại tiêu đề, URL, thẻ Heading bằng SEOquake. Cụ thể như sau:
- Thẻ URL không chứa tham số động như dấu = ,%,$,#,?,!,@ và phải nhỏ hơn 66 ký tự. Trong đường dẫn có chứa từ khóa và không dấu.
- Thẻ Title với độ dài nằm trong khoảng 55-65 ký tự, có từ khóa xuất hiện ngay phần mở đầu.
- Thẻ Heading H1 là tên bài viết, sản phẩm/ dịch vụ nằm phần H2. Sau đó, bạn sử dụng công cụ SEOquake để kiểm tra.
- Tối ưu link nội bộ có sự liên quan và thu hút người dùng nhấn vào link đó.
- Bôi đậm, in nghiêng từ khóa chính/ phụ và có chứa trong thẻ H2 – H3.
- Độ dài nội dung bài viết trên 700 ký tự.
- Thẻ Meta description chứa 140 – 160 ký tự.
- Mỗi bài viết nên có ít nhất 2 ảnh lớn hơn 700px, có chú thích ảnh, link ảnh
- Khi bạn liên kết ra ngoài trang Web thì sử dụng link nofollow.
- Từ khóa nên xuất hiện trong 100 từ đầu tiên, có xuất hiện trong H1. Mật độ từ khóa nhỏ hơn 5% tổng số từ toàn bài.
Bước 8: Testing A/B
Sau khi viết bài, có lẽ hầu hết các Newbie đều chuyển sang làm Backlink và tăng Traffic. Như vậy, bạn đã bỏ qua việc xem xét, đánh giá Website đã được tối ưu tốt chưa. Hoặc trường hợp người dùng vào Web có chuyển đổi không, trải nghiệm của họ trên web thế nào?
Để trả lời những câu hỏi trên, bạn cần thực hiện bước Testing A/B các vấn đề sau:
- Giao diện đã tối ưu UX, UI chưa?
- Nội dung bài viết có thu hút người dùng không?
- Tỷ lệ người dùng click vào link nội bộ bao nhiêu, có kích thích sự tò mò của họ không?
- Từ khóa nào có chuyển đổi cao?
Các công cụ theo dõi người dùng trên trang bạn có thể dùng như Hot Java, Heap Analytics, Crazy Egg. Tất cả sẽ cho bạn biết hành vi người dùng gồm:
- Họ có nhấp vào link hay không.
- Người dùng đọc những thể loại nội dung gì?
- Các hành vi hay chuỗi hành trình người dùng đã thực hiện trên Website.
Từ đó bạn thay đổi ngữ cảnh đặt link, nội dung sao cho phù hợp và tiếp tục kiểm tra. Mặc khác để tìm ra từ khóa có sự chuyển đổi, bạn có thể chạy Adwords. Công cụ giúp đo lường và testing nội dung và từ khóa đó.
Thông qua đó bạn tìm ra đối tượng mục tiêu, nội dung giữ chân khách hàng ở lại trên trang. Trường hợp người dùng không có tương tác bạn cần tối ưu lại và tiếp tục testing.
Bước 9: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi của Website
Tỷ lệ chuyển đổi cao là minh chứng thành quả của một Website chất lượng. Nó cũng thể hiện từ khóa ghép vào tốt hay chưa, bài viết chất lượng ra sao.
Bạn hãy cài mã Remarketing để tạo chiến dịch bám đuổi tới cùng. Hay làm cảm xúc khách hàng dâng cao bằng cách cho khách hàng lợi ích bất ngờ. Ví dụ như khuyến mãi, miễn phí hoặc khiến tâm lý Fomo đưa ra hạn chót khuyến mãi…
Sau đó, bạn điều hướng người dùng về trang sản phẩm. Mục đích chính hướng đến việc làm sao bán được hàng.
Bước 10: Thiết lập link tăng view cho Website
Tại bước này, các SEOer tiến hành làm link liên kết, tăng view và nội dung bằng cách:
- Tìm kiếm các diễn đàn, rao vặt chất lượng hay thuê các trang báo hạng A, B, C…để tăng link.
- Chia sẻ qua các trang mạng xã hội để tăng view.
- Số lượng bài viết phải cập nhật thường xuyên theo ngày/ tuần/ tháng.
Bước 11: Đo lường kết quả kế hoạch SEO
Các SEOer đều cho rằng hiệu quả của dự án là khi từ khóa lên TOP dẫn đầu. Tuy nhiên ở góc độ doanh nghiệp, hiệu quả đo lường thể hiện qua chi phí và có chuyển đổi bán hàng. Cụ thể:
- Lượng Traffic vào Website doanh nghiệp.
- Phần trăm tỷ lệ chuyển đổi.
- Trong quá trình triển khai kế hoạch SEO chắc hẳn bạn sẽ gặp trường hợp từ khóa lên và tụt top. Bạn nên quay lại bước đầu tiên là Audit Website, kết hợp các bước khắc phục kéo lại thứ hạng.
Trên đây là toàn bộ các bước triển khai kế hoạch SEO chi tiết dành cho các SEOer. Chúc bạn ứng dụng thành công vào công việc chuyên môn của mình.