Là một người làm SEO, chúng ta có nên quan trọng đến Internal link không? Liên kết nội bộ là một trong những mục tối ưu hóa SEO On-Page mà bạn phải sử dụng chính xác khi thực hiện chiến dịch SEO cho website.  Việc đặt các đường Internal link và outbout link rất quan trọng. Trong đó, đường liên kết nội bộ đóng vai trò không nhỏ cho việc chuyển đổi hành vi người dùng. Không chỉ vậy, liên kết này còn tốn ít chi phí, nguồn lực và giúp web đạt thứ hạng cao trên google. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nếu bạn muốn biết cách xây dựng liên kết nội bộ nhé.

Khai niem internal link là gì

Khai niệm internal link là gì

Cho những ai chưa biết thì Internal link là liên kết nội bộ trên cùng một Website từ trang này sang trang khác. Hay nói đơn giản thì đường dẫn này chỉ các liên kết về mặt nội dung trên trang. Chúng được thực hiện ngay trên cùng một tiên miền (hay Domain). Ví dụ rõ nhất cho liên kết nội bộ chính là tính năng điều hướng trang trên website.

Tìm hiểu về Internal link là gì?

Tìm hiểu về Internal link là gì?

Mã code internal link html:

<a href=”https://domain.com/” title=”Từ Khóa”>Từ Khóa</a>

Trong đó:

  • Phần https://domain.com/: dùng để chỉ url của trang đích nội bộ mà SEOer muốn trỏ đến
  • Còn phần ” title=”Từ Khóa”>Từ Khóa</a>: Dùng để chỉ các từ khóa liên quan đến keyword chính để đặt đường liên kết nội bộ

External link còn được biết đến với các tên gọi khác như link out, liên kết ngoài hay outbout link…. Nó là một dạng đường liên kết ngoài của trang web và đóng vai trò thiết yếu với SEO. Sử dụng External link sẽ giúp website của bạn kết nối với một trang web hoặc tài nguyên khác trên mạng.

Ngoài External link thì internal link seo cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp website đáng tin cậy hơn. Mỗi một loại đường dẫn lại có những điểm giống và khác nhau mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

Điểm so sánh  External link  Internal link 
Giống nhau  Đều cần sử dụng Anchor text để tạo điểm neo cho url
Lúc đặt đường link người làm SEO cần đảm bảo đúng ngữ cảnh và đem lại lợi ích cho người đọc
Khác nhau Khó kiểm soát hơn so với đặt link nội bộ Dễ dàng đặt link, không tốn nhiều thời gian của SEOer và miễn phí
Truyền sự uy tín của website khác tới trang của mình Truyền sự uy tín giữa các trang trong một website với nhau
Góp phần tăng mạnh Domain Authority cho web Giúp tăng cường Page Authority cho các trang được liên kết nội bộ
Thường xuất hiện giữa các chữ trong nội dung bài viết Thường xuất hiện tại mục định hướng web và trong nội dung bài viết

Thông qua khái niệm link nội bộ là gì, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào vì sao cần đặt link này. Nó được xem như một công cụ hữu ích miễn phí giúp tăng độ uy tín cho website. Không chỉ vậy, đường liên kết nội bộ còn mang đến các tác dụng hữu hiệu khác như:

Tác dụng của liên kết nội bộ đối với website

Tác dụng của liên kết nội bộ đối với website

2.1. Đối với công cụ tìm kiếm

Với các công cụ tìm kiếm như Google, sử dụng Internal link sẽ giúp Googlebot dễ thu thập dữ liệu hơn. Từ đó nó sẽ hiểu được nội dung trên web của bạn đang nói đến vấn đề gì và đánh giá cao website.

Chèn thêm liên kết nội bộ còn giúp Google biết rằng mức độ quan trọng của  bài viết trên website. Đồng thời, đường dẫn này cũng góp phần truyền đạt sức mạnh và tăng cường lượng traffic cho web. 

2.2. Đối với người dùng

Sử dụng liên kết nội bộ trên web giúp điều hướng người dùng truy cập vào trang có giá trị cao. Khi đọc được nội dung bài viết chất lượng thì khả năng chuyển đổi hành vi mua hàng của người dùng cũng tăng lên. 

Liên kết nội bộ giúp điều hướng người dùng trỏ về trang đích

Liên kết nội bộ giúp điều hướng người dùng trỏ về trang đích

Không chỉ vậy, đường link nội bộ còn thúc đẩy người dùng hành động và phản hồi theo lời kêu gọi trên web. Từ đó, tăng thêm lượng tương tác cho website và khiến nó đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Mặc dù việc đặt các đường link nội bộ cho website rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách làm. Nếu bạn là người mới làm quen với SEO web thì nên tham khảo cách xây dựng đường dẫn nội bộ dưới đây:

3.1. Xác định cấu trúc website của bạn

Hiện nay, phần lớn các trang web đều khá rời rạc và không nhất quán với nhau về mặt cấu trúc. Điều này làm cho các Googlebot không hiểu được nội dung mà website của bạn muốn truyền đạt. 

Vì vậy, để xây dựng chiến lược liên kết nội bộ hiệu quả, SEOer cần đảm bảo cấu trúc trang web phải nhất quán. Dưới đây là 3 dạng cấu trúc chính mà bạn có thể tham khảo khi xây dựng website:

  • Cấu trúc dạng phẳng: là dạng cấu trúc giúp người dùng có thể truy cập vào bất kỳ trang nào trên website. Số lần click chuột của người dùng với cấu trúc này chỉ trong 4 lần hoặc thậm chí ít hơn
Cấu trúc website theo dạng phẳng

Cấu trúc website hub page TVs của samsung

  • Cấu trúc Silo: đây là một dạng cấu trúc sâu của web và giúp tổ chức nội dung trên trang một cách hợp lý. Các bài viết trên web được nhóm thành từng chủ đề chính hoặc phụ. Cấu trúc này giúp tách nội dung trên website ra làm nhiều loại khác nhau
Cấu trúc website xây dựng theo dạng Silo

Cấu trúc website xây dựng theo dạng Silo

  • Cấu trúc Topic Cluster: ​xây dựng web theo Topic Cluster sẽ giúp tạo ra các cụm nội dung theo một chủ đề nhất định. Từ đó góp phần đem đến sự liên quan cao nhất giữa các bài viết trên website
Cấu trúc website xây dựng theo Topic Cluster

Cấu trúc website xây dựng theo Topic Cluster

Khi xây dựng đường dẫn nội bộ cho website bất kỳ, SEOer đều cần phải liệt kê các cụm chủ đề. Việc xác định được Landing Page sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong tìm kiếm từ khóa và chủ đề cho web. Bất kỳ trang web nào có liên quan đến Landing Page đều được xem như nội dung hỗ trợ cho trang đó.

Vì vậy, bạn cần đặt đường dẫn nội bộ cho các trang hỗ trợ để giúp trỏ về trang chính thức. Điều này còn thể hiện được tính liên kết giữa các trang trong cùng một website với nhau. Nó cũng chỉ ra cho người dùng biết đâu là trang có nội dung trọng tâm nhất trên web.

SEOer có thể vạch ra các cụm chủ đề bằng cách lấy trang trung tâm làm gốc và xây dựng danh sách trang hỗ trợ. Ví dụ bạn chọn Landing Page là trang nói về chủ đề content marketing trên website. Thì lúc này các trang có nội dung nói về Chiến lược content marketing, các loại content marketing… sẽ được xem là trang hỗ trợ.

3.3. Xác định Anchor Text dựa từ khóa phù hợp trang đích 

Ngoài liệt kê các cụm topic thì xác định Anchor text cho liên kết nội bộ cũng là điều cần thiết. Việc này giúp cho các bot tìm kiếm của google hiểu được từ khóa chủ đề mà internal link đề cập. Dưới đây là một số cách sử dụng Anchor text thường được áp dụng cho đường dẫn nội bộ:

 Xây dựng Internal link không thể thiếu Anchor Text

Xây dựng Internal link không thể thiếu Anchor Text

  • Từ khóa SEO: Là cách chèn chính xác từ khóa và phân bổ một cách hợp lý trong trang. Lưu ý rằng từ khóa chính thì nên giảm đặt link nội bộ để tránh bị spam.
  • Từ mở rộng: Người làm seo đặt Anchor text theo cụm mở rộng trong một câu ngắn có nghĩa. Chủ đề của câu văn này phải liên quan tới trang landing được liên kết nội bộ.
  • Full URL: Bạn có thể đặt đường link của trang cần liên kết nội bộ. Hãy bố trí đường dẫn tại vị trí phù hợp trên trang để tăng tính thẩm mỹ và thu hút người đọc.
  • Full title: SEOer chèn toàn bộ phần tiêu đề của trang liên kết nội bộ cho Anchor text. Cách này thường được triển khai theo kiểu xem thêm các bài viết liên quan ở giữa hoặc dưới trang.
  • Thương hiệu: Chèn tên thương hiệu cũng là cách dùng anchor text cho check internal link. Bạn nên chú ý viết đúng định dạng tên thương hiệu của website để tăng khả năng nhận diện.
  • Domain: Một cách khác là bạn hãy chèn tên domain hoặc tie rồi dẫn về trang chủ của web. Ví dụ bạn chèn tên miền kdigimind.com ở phần đầu hoặc cuối bài viết và bôi đen để trỏ về trang chủ.

Đối với các chiến dịch SEO website, việc đặt liên kết nội bộ quan trọng không kém đặt liên kết ngoài. Nội dung bài viết có các đường dẫn Internal sẽ giúp tăng thêm độ uy tín cho trang web. Nếu bạn còn phân vân chưa biết đặt link như thế nào thì có thể tham khảo các cách sau:

Cách đặt liên kết nội bộ SEO trong Website

Cách đặt liên kết nội bộ SEO trong Website

Trường hợp bạn đang viết về nhiều bài viết trong cùng một chủ đề nào đó thì hãy liên kết chúng với nhau. Cách này gọi là phương pháp đặt link nội bộ dựa theo ngữ cảnh và được sử dụng phổ biến trong SEO. Việc đặt các liên kết các bài viết theo cùng chủ đề sẽ giúp tăng cường thứ hạng của web trên google.

Nhờ đó mà người dùng mạng sẽ dễ dàng tìm thấy nội dung website của bạn hơn khi tìm kiếm. Lưu ý trong mỗi bài viết có cùng topic bạn phải chèn thêm một đường dẫn trỏ đến trang chủ và ngược lại. 

Trường hợp bạn sở hữu các trang phân cấp trên website của mình thì hãy liên kết chúng lại. Việc liên kết nên bắt đầu từ trang chủ đến các trang bổ trợ và giữa các trang bổ trợ với nhau. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến những điều sau khi đặt đường link nội bộ dạng phân cấp:

  • Các liên kết nội bộ đều phải trỏ về trang chủ của web
  • Các đường liên kết này phải trỏ về category chứa nó cùng với những category khác
  • Các Internal link cần phải trỏ về bài viết ở cả trước và sau nó
  • Đường dẫn nội bộ cần trỏ về chính page của nó

Như vậy, khi tạo đường liên kết nội bộ bạn đảm bảo được các quy tắc trên sẽ giúp tăng thứ hạng cho web. Đồng thời, việc này còn góp phần tăng cường thời gian index và page authority. 

Tuy nhiên, SEOer cũng phải lưu ý không phải tất cả các đường dẫn nội bộ trên đều phù hợp cho mọi loại bài viết. Vì thế, bạn cần nghiên cứu kỹ hành vi người dùng và cung cấp những thông tin mà họ thực sự cần ở nội dung web.

Ngoài việc liên kết đến các bài đăng và trang liên quan trong cùng một chủ đề. Bạn có thể khiến nội dung trên web của mình uy tín hơn bằng cách thêm đường dẫn từ trang chủ. Hãy thực hiện điều này với những bài viết có nội dung quan trọng với website hoặc doanh nghiệp của bạn.

Internal link điều hướng bài viết liên quan

Internal link điều hướng bài viết liên quan

Việc đặt link nội bộ hướng đến trang chủ hay các bài viết liên quan sẽ làm tăng giá trị của website. Nó cũng khiến trang web của bạn trở nên có uy tín hơn trong mắt các bot tìm kiếm Google.

Những thứ như danh mục và thẻ sẽ giúp bạn tổ chức và phân loại nội dung bài viết trên web tốt hơn. Từ đó khiến cho trang bố cục trang web thêm khoa học, giúp Google hiểu được web của bạn nói đến điều gì. Đồng thời, người dùng mạng cũng dễ dàng tìm kiếm thông tin mình cần hơn khi truy cập vào trang.

Ví dụ bạn sở hữu một blog cá nhân thì việc thêm liên kết nội bộ đến mục cần seo là việc nên làm. Bởi thêm các đường dẫn nội bộ và thẻ sẽ giúp googlebot hiểu được cấu trúc trang web. Không chỉ vậy, nó cũng giúp khách hàng truy cập vào blog được điều hướng đến các bài đăng liên quan dễ dàng hơn.

Sau khi đặt link nội bộ thành công, bạn cần phải thường xuyên theo dõi hiệu quả mà đường dẫn này mang lại. Các công cụ phổ biến được dùng cho việc theo dõi chính là google tag manager hoặc add on Page Analytics. Dưới đây là hướng dẫn các bước đo lường link nội bộ:

Hướng dẫn audit internal link

Hướng dẫn audit internal link

Bước 1

Đầu tiên bạn trước khi chèn 1 đường dẫn nội bộ vào bài viết thì bạn nên thêm 1 đoạn code id=”link-noi-bo”. Mục đích của việc thêm đoạn code này là để trigger dễ dàng nắm bắt dữ liệu đường dẫn. 

Bước 2

Sử dụng trigger sẽ giúp bạn tìm được link nội bộ được gắn ở bài viết nào trên website của mình. Công cụ này còn giúp SEOer thống kê những đường liên kết nào được gắn để Tag Manager có thể nhận diện. Các dữ liệu sau khi được thống kê sẽ chuyển về cho Google Analytics.

Bước 3

Sau khi nhận diện được đường liên kết nội bộ, bạn hãy tìm kiếm xem nó đến từ bài viết nào trên web. Kết quả tìm kiếm sẽ được hiện ra ngay trên công cụ Google Analytics. Ở mục tạo thẻ tag bạn nên làm theo thứ tự như sau:

  • Vào Google Analytics rồi chọn tạo tag để tạo mới
  • Tiếp đến chọn event để tiện theo dõi
  • Bạn chọn tiếp danh mục Internal link để phân biệt nó với các mục khác như like, cuộn trang…..
  • Đến phần tác vụ bạn điền URL {{Click Url}} mục nào cần SEO
  • Ở mục nhãn {{Page URL}} thì có tác dụng lấy dữ liệu đặt tại vị trí đi liên kết nội bộ
  • Muốn bounce rate không bị ảnh hưởng thì bạn chọn vào mục truy cập không tương tác
  • Sau đó copy ID từ Analytics
  • Cuối cùng bạn tạo thứ nguyên mà chỉ mục tương ứng ở phần {{Click text}}

Bước 4

Sau khi lấy được dữ liệu cần SEO và đi link nội bộ ở bước bạn bạn cần tạo thứ nguyên trong Analytics. Tiếp đến là kết nối nó với Google Tag Manager để tiện cho việc theo dõi. Trường hợp tạo thứ nguyên lần đầu thì không cần chú tâm đến chỉ mục của nó. Nhưng nếu bạn tạo lần 2 thì phải lưu ý chỉ mục để điền vào Trigger.

Bước 5

Khi tất cả dữ liệu được kết nối bạn có thể xem lại bằng cách nhấp vào mục hành vi của Analytics. Tiếp đến, bạn chọn mục sự kiện rồi tiếp tục chọn internal link để hiện ra các đường dẫn mà mình đã SEO. Việc xem lại dữ liệu sẽ giúp bạn kiểm soát đường dẫn tốt hơn và biết được đường link nào có lượt truy cập nhiều.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin cần thiết về Internal link và cách xây dựng đường dẫn nội bộ mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích khi đi link nội bộ mang lại hiệu quả cho website.