Đối với những người làm website hoặc tìm hiểu về nội dung website nhất định phải biết về Heading là gì. Bên cạnh đó vai trò của Heading và cách đặt làm sao trong một bài viết chuẩn SEO là điều rất quan trọng. Nội dung này sẽ được nêu chi tiết cho mọi người cùng nắm bắt qua bài viết dưới đây.

1. Heading là gì?

Thẻ Heading, mô tả, từ khóa là những yếu tố quan trọng trong seo website và chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng, vì vậy các seoer sẽ rất cố gắng để tăng sự hấp dẫn thêm 3 thẻ chính của mình được biết tới dưới dạng HTML là các thẻ H1, H2, H3, H4,…trong một bài viết cụ thể. Đây là thứ tự ưu tiên của các chuyên mục xuất hiện trong bố cục bài viết. H nào số càng nhỏ thì vị trí xuất hiện càng quan trọng, H càng lớn thì mục càng nhỏ đi. 

Tìm hiểu khái niệm về Heading là gì?

Tìm hiểu khái niệm về Heading là gì?

Trong bài viết cụ thể sẽ có 3 thẻ H được dùng nhiều nhất để tối ưu website, đó là H1, H2, H3. Dùng các heading để làm rõ bố cục bài viết mạch lạc, nhấn mạnh các nội dung chính đang được đề cập tới và giúp người đọc nhìn rõ được vấn đề. 

2. Vai trò thẻ Heading trong SEO Website

Sau khi biết thẻ heading là gì, nhiều người sẽ quan tâm về vai trò của nó? Thẻ Heading xuất hiện trong bài viết trên website cụ thể và đóng những vai trò riêng của mình. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về các vai trò đó trong việc SEO web: 

2.1. Giúp google hiểu được nội dung ý chính của bài viết, website

Xuất hiện heading trong bài viết giúp bố cục bài viết hiển thị rõ ràng ở mục lục đầu tiên. Điều này giúp cho google hiểu được nội dung các ý chính trong bài và khi có tìm kiếm các nội dung liên quan sẽ có đề xuất nhanh chóng.

2.2. Giúp người đọc hiểu nắm được ý chính của bài viết

Cấu trúc thẻ H rõ ràng giúp cho người đọc nhìn vào sẽ biết các vấn đề nổi cộm, ý chính của bài viết là gì, toát lên được nội dung quan trọng. Như vậy, người đọc sẽ có thiện cảm hơn với bài viết và yêu thích đọc hết nội dung. 

Thẻ Heading giúp người đọc nắm được những ý chính của nội dung bài viết

Thẻ Heading giúp người đọc nắm được những ý chính của nội dung bài viết

2.3. Thể hiện rõ ràng cấu trúc của bài viết

Heading có nhiều mục khác nhau và nó xuất hiện ở các vị trí để phân bổ cấu trúc nội dung trong bài viết mạch lạc. Thẻ H chỉ cho người đọc biết khái quát phần này nói về điều gì, giúp họ tìm được ý chính tránh việc đi lan man. Giúp người đọc tiếp nhận thông tin nhanh chóng, chuẩn xác và giải quyết các thắc mắc của họ tốt nhất. 

2.4. Tăng chất lượng content, sức mạnh SEO

Việc sử dụng các thẻ H trong bài giúp cải thiện chất lượng bài viết rõ ràng, đồng thời đáp ứng đúng tiêu chuẩn SEO website. Độc giả dễ dàng nắm bắt nội dung và yêu thích vào website tham khảo, tìm kiếm thông tin hơn vì dễ hiểu, không tốn nhiều thời gian. 

3. Hướng dẫn cách đặt và tối ưu thẻ heading tốt nhất cho SEO

Việc đặt và tối ưu thẻ H tốt cho công việc SEO website không hề đơn giản. Thực chất có những quy tắc nhất định trong việc đặt thẻ heading mà bạn nên nắm rõ như sau:

Hướng dẫn cách đặt cũng như tối ưu thẻ Heading trong SEO đơn giản, dễ hiểu

Hướng dẫn cách đặt cũng như tối ưu thẻ Heading trong SEO đơn giản, dễ hiểu

3.1. Heading 1: Tiêu đề bài viết quan trọng nhất – chỉ 1 H1

Thẻ H1 chỉ có duy nhất đặt ở đầu bài viết, cũng chính là tiêu đề của bài viết. H1 cần ngắn gọn, tóm tắt được chủ đề chính của bài viết và có tính hấp dẫn, tạo sự chú ý của người dùng vào đọc. 

Trong thẻ H1 có chứa từ khóa chính, nội dung H1 này có thể đặt trùng hoặc khác với thẻ title. Thẻ H1 không nên quá dài, trung bình nên dưới 65 ký tự để tạo cấu trúc đẹp cho bài viết.

3.2. Heading 2: Quan trọng thứ 2 – bắt buộc có

Thẻ H2 mô tả nội dung chính trong bài, trong cấu trúc bài viết bắt buộc phải có từ 3-5 H2 trở lên. Nội dung H2 ngắn gọn thể hiện nội dung chính cho từng phần, tạo bố cục mạch lạc cho bài viết để người đọc nắm rõ được vấn đề nói tới. 

Trong thẻ H2 cần có từ khóa chính kèm từ khóa phụ. Nội dung của thẻ H2 phải liên quan tới nội dung đoạn văn bên dưới nó bao gồm. H2 cần được cần tóm lược ý chính nhưng không nên quá dài quá một dòng. 

3.3. Heading 3: Quan trọng thứ 3 – bắt buộc có

Thẻ H3 này được sử dụng bên trong thẻ H2, ít nhất trong một thẻ H2 sẽ có từ 2 H3 trở lên, không được đặt chỉ một H3 riêng lẻ. Sử dụng thẻ H3 để mô tả chi tiết cho từng ý trong các phần bài được rõ ràng, cụ thể hơn. 

Nội dung của thẻ H3 có thể trùng một phần với thẻ H1, H2. Thông thường nội dung đoạn H2 quá dài thì chia ra các H3 cho gọn, dễ đọc và đáp ứng các tiêu chí SEO, một đoạn không quá 300 từ.

Thẻ Heading 3 chuyên được dùng để miêu tả chi tiết từng phần nội dung trong bài

3.4. Heading 4: Quan trọng thứ 4 – ít sử dụng

Thẻ H4 có hoặc có thể không có trong bài viết. Phần thẻ heading này được phân chia thành các ý nhỏ bên trong H3. Nội dung thẻ H4 dùng để mô tả cho các sản phẩm, dịch vụ có liên quan tới nội dung chính. 

3.5. Heading 5: Quan trọng thứ 5 – gần như không sử dụng

Trong các bài viết được đăng trên website thì hầu như mọi người ít khi sử dụng tới thẻ H5 bởi chia quá nhỏ các mục nhìn bố cục không được đẹp. Trừ khi nội dung trong đoạn H4 dài và nhiều vấn đề khác nhau mới cần phân tách ra H5 cho rõ ràng, người đọc dễ hiểu. 

3.6. Heading 6: Quan trọng thứ 6 (nhỏ nhất) – gần như không sử dụng

H6 nếu được tạo ra sẽ nằm trong các phần phân chia nhỏ của H5. Thẻ H6 này nhỏ nhất và gần như không như sử dụng trong bài viết. Trừ khi có bài viết dài, nội dung nhiều và phân nhiều tầng mới phải chia nhỏ ra cho phân tách các ý rành mạch hơn. Thực tế, khi lên nội dung bài viết không có thẻ này cũng không coi là thiếu sót khi SEO website. 

Nhìn vào hình ảnh nêu cấu trúc thứ tự của các thẻ H trong bài viết cụ thể thì chắc có lẽ bạn đã hình dung được rõ. H1 sẽ đặt ở trên cùng bài viết, tiếp đó tới H2, H2 chia ra các H3, H3 chia ra các H4, H4 chia ra các H5,…

4. Cách kiểm tra thẻ heading trên website đơn giản

Ngoài các cách kiếm tra tổng thể dưới đây Kdigimind sẽ chỉ các bạn thì có 1 cách vô cùng nhanh chóng và linh hoạt bạn thực hiện các bước dưới đây nhé !

sau khi thực hiện 2 bước trên ta sẽ thấy 

làm theo hướng dẫn bên trên bạn sẽ kiểm tra được cấu trúc Heading của trang chủ Kdigimind . Áp dụng cách này khi bạn muốn xem nhanh cấu tạo nội dung trên các trang web của đối thủ hoặc trang web của mình nhé . 

Cách kiểm tra các thẻ H trên một website với công cụ được thực hiện cũng khá đơn giản nên bạn chỉ cần áp dụng là được. Sau đây nội dung của phần này sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách kiểm tra: 

4.1. Tiện ích Web Developer

Sử dụng Web Developer sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra được các thẻ heading của một bài viết cụ thể như thế nào. Tiện ích Web developer hỗ trợ một khả năng rất tốt, trực quan cho nhà phát triển web.

Kiểm tra thẻ Heading bằng Web Developer

Kiểm tra thẻ Heading bằng Web Developer

Muốn sử dụng trước hết thì bạn cần phải cài đặt Web Developer về máy tính của mình. Đối với trình duyệt Chrome thì link cài đặt là: https://chrome.google.com/webstore/detail/web-developer/bfbameneiokkgbdmiekhjnmfkcnldhhm.

Sau đó. bạn có thể mở một trang web để kiểm tra các thẻ H. Chẳng hạn bạn mở https://vuayen.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-mua-yen-sao/ ra để xem xét. Nếu như thanh toolbar không hiện ra thì bạn nhấn chuột phải vào Menu và chọn Web developer Toolbar.

Tiếp theo đó, bạn nhấn vào trong Outline và nhấn tích chuột vào 2 phần Outline Heading (Hiển thị các thẻ H). Khi đó sẽ hiển thị ra nhanh chóng kết quả cho bạn nhìn thấy bố cục của bài với các H chi tiết. 

4.2. Sử dụng tiện ích Seoquake

Cách khác thì bạn có thể dùng công cụ Seoquake hỗ trợ mình kiểm tra các thẻ H trong website cụ thể và xem bài viết đã được tối ưu chuẩn SEO chưa. Công cụ này các Seoer hầu như đều sử dụng để tối ưu trang web hiệu quả hơn. 

Khi bạn dùng trình duyệt Google Chrome, bạn chỉ cần bấm vào “Tiện ích mở rộng”. Và bạn nhập “SEOquake” thì nó sẽ nhanh chóng hiện lên. Bạn bấm vào nút “Thêm vào” để sử dụng. Tải về thành công trong máy sẽ thấy ngay biểu tượng của công cụ ở bên phải trên cùng. 

Để kiểm tra thì bạn nhập vào tên miền website và chọn biểu tượng “SQ” ở góc bên phải màn hình. Sau đó, sẽ có bảng nhỏ xuất hiện, bạn nhấn vào “DIAGNOSIS” để xem chi tiết từng chỉ số trên website. Trên bảng này sẽ có đầy đủ các thẻ H trong bài viết mà bạn đang tìm. 

Sử dụng công cụ SEOquake để kiểm tra thẻ Heading trên website 

LỜI KẾT

Thẻ heading là một trong những yếu tố rất quan trọng hình thành bài viết hoàn chỉnh. Bài viết nêu trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về cấu tạo, thứ tự, vai trò các thẻ heading ra sao cũng như cách kiểm tra các thẻ trong trang web. Bạn có thể áp dụng theo để xem xét bố cục các bài viết và xem bài viết đó đã được tối ưu SEO chưa để chỉnh sửa lại cho chuẩn nhé.