Google Search Console là gì? Đây được xem là “chiếc chìa khóa vàng” giúp theo dõi hiệu suất Website. Đối với các quản trị Web, các SEOer chuyên nghiệp, công cụ này vô cùng hữu ích cho công việc của họ. 

Bài viết sau đây từ Kdigimind sẽ hướng dẫn bạn từng bước để sử dụng thành thạo Google Search Console. Vì thế, hãy theo dõi chi tiết từng mục, chắc chắn bạn có thể tự thực hiện ngay sau đó.

Google Search Console là gì?

Google Search Console là gì? Đây là công cụ miễn phí được tạo bởi Google, còn được biết đến với cái tên Google Webmaster Tools. 

Google Search Console là gì 1

Google Search Console được tạo bởi Google, các SEOer không cần trả phí khi sử dụng công cụ này

Với các SEOer họ dùng Google Search Console(GSC) để quản lý Website theo cách dễ dàng và thuận tiện. Cụ thể thông qua các dữ liệu công cụ này cung cấp như: Tỷ lệ click, các từ khóa truy cập vào trang,… Ngoài ra, các SEOer còn được thông báo khi Web gặp vấn đề về lập chỉ mục, nội dung spam, URL,…

Mục đích cuối cùng làm sao tối ưu hóa trang Web trên công cụ tìm kiếm của Google. Có thể nói Google Search Console mang lại nhiều tính năng độc đáo, là người bạn đồng hành lý tưởng với những ai làm nghề SEO.

Cách cài đặt Google Search Console chi tiết

Đầu tiên bạn vào link search.google.com, đăng nhập bằng Gmail và thêm trang Web muốn cài đặt Google Search Console. Tiếp đó giao diện sẽ sẽ hiện lên 2 phần “Tên miền và tiền tố URL”. Đây là các phương thức xác minh, bạn cần lựa chọn 1 trong 2 sao cho phù hợp nhất để hoàn tất cài đặt GSC. 

Với cách Install bằng “Tên miền”, các SEOer buộc phải truy cập tài khoản quản lý tên miền. Chưa hết còn phải sao chép đoạn mã Google cung cấp vào cấu hình DNS của tên miền.

Phương thức xác minh Google Search Console này khá là phức tạp với ai không rành về kỹ thuật. Do đó, cách tốt nhất khuyến khích bạn sử dụng là “Tiền tố URL”. Sau đây cùng vào chi tiết phần hướng dẫn, SEOer có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau để xác thực Web:

Up file HTML lên Web

Đây là cách thường được nhiều người áp dụng để xác minh quyền sở hữu website trên Search Console. Bên cạnh đó, phương thức này cũng được Google khuyến khích sử dụng bởi tính chất dễ làm và cơ bản. Không những thế với cách up file HTML có thể áp dụng cho tất cả các Website.

Google Search Console là gì 2

SEOer có thể  tiến hành xác minh Google Search Console bằng  cách tải tệp HTML lên Web

  • Bước 1: Chọn phần “tải tệp xuống(tệp HTML)”.
  • Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Hosting, tải tệp HTML lên và chọn “xác minh”. Trường hợp bạn là người không rành về kỹ thuật hay kiến thức về Hosting có thể dùng cách dưới đây thay thế.

Thông qua thẻ HTML

Việc xác minh Google Search Console thông qua thẻ HTML rất được khuyến khích sử dụng. Đặc biệt đối với các Website WordPress, các SEOer chỉ cần gắn đoạn thẻ Meta vào HTML của Website. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Copy thẻ Meta.
  • Bước 2: Thực hiện đăng nhập vào tài khoản quản trị của WordPress. Bạn chọn “Giao diện”, đến “Trình sửa giao diện” và chọn mục “Đầu trang giao diện”. Tiếp theo dán thẻ Meta vừa sao chép ban đầu vào trong thẻ Head và trước phần Body.
  • Bước 3: Tiến hành “Xác minh” trong Search Console và hoàn tất xác minh.

Sử dụng Google Analytics

Trong phần này, SEOer sẽ được hướng dẫn cài đặt Google Webmaster Tool bằng Google Analytics. Để có thể bắt đầu, bạn cần cài đặt xong Google Analytics. Trường hợp trang Web doanh nghiệp chưa có hãy bỏ qua cách này.

Google Search Console là gì 3

Bạn có thể dùng Google Analytics để xác minh Google Webmaster Tools

Việc xác minh Website trên GSC qua Analytics, các SEOer cần đảm bảo những tiêu chí sau:

  • Trang chủ phải có sẵn đoạn trích “analytics.js” hoặc “gtag.js”.
  • Code theo dõi phải nằm trong phần “<head> “trên trang doanh nghiệp.
  • Bạn phải có quyền chỉnh sửa đối với những thuộc tính trên Google Analytics.

Cách xác minh Website qua Google Analytics, SEOer dễ dàng thực hiện qua  bước: 

  • Bước 1: Vào trang Google Search Console, đăng nhập bằng Gmail bạn dùng để tạo Google Analytics.
  • Bước 2: Chọn phương thức “Google Analytics” và nhấn nút “xác minh” quyền sở hữu. 

Hướng dẫn sử dụng Google Search Console chi tiết, mới nhất

SEOer đã biết Google Search Console là gì, cách cài đặt ra sao. Sau đây hãy cùng vào xem hướng dẫn sử dụng chi tiết, qua đó bạn nhanh nắm bắt kiến thức để có thể áp dụng ngay. 

Sử dụng chức năng hiệu suất trên Google Search Console

Tại phần hiệu suất của Google Search Console mới sẽ giúp bạn lọc và thống kê thêm về những từ khóa có tiềm năng. Từ cơ sở này sẽ mang về lượt truy cập cho website. Cụ thể bao gồm  như sau:

Google Search Console là gì 4

Hiệu suất là mục rất quan trọng, qua đây SEOer có những số liệu quyết định đến chiến lược SEO

  • Truy vấn: bạn sẽ biết được chi tiết từ keyword nào đang có lượt click, view, CTR, vị trí tốt trên Google.
  • Trang: Qua đây, các SEOer sẽ biết chính xác trang/bài viết nào đang có tiềm năng kéo traffic về qua những chỉ số như trên.
  • Quốc gia: Nếu bạn làm thị trường toàn cầu, đây là tính năng giúp nhà quản trị Web thống kê và xem được traffic đến từ quốc gia nào tiềm năng. Từ đó tập trung nguồn lực khai thác vào. 
  • Thiết bị: Với thông tin này, bạn biết được lượng tìm kiếm và truy cập từ thiết bị nào nhiều nhất. Dựa vào đó có thể tối ưu lại giao diện hướng đến tăng trải nghiệm người dùng trên site.
  • Ngày: Yếu tố giúp SEOer kiểm tra và thống kê được traffic theo từng ngày.

Đây là tính năng rất hay, bạn có thể kiểm tra các thông số theo từng giai đoạn thời gian khác nhau. Search Console hỗ trợ người dùng lấy dữ liệu lên tới 16 tháng. Hơn nữa, nếu bạn biết cách sử dụng các tính năng trên, việc tối ưu nội dung website sẽ mang lại hiệu quả về thứ hạng rất nhiều.

Search Console Insight

Với Search Console Insight, SEOer có thể biết được người dùng vào Website bằng những từ khóa nào. Hoặc nội dung nào gây hấp dẫn cho người đọc. Tính năng này sẽ giúp bạn trả lời, làm rõ tất cả những câu hỏi sau:

  • Bài viết nào đang đạy hiệu suất cao nhất? 
  • Nội dung mới đạt được hiệu quả như thế nào?
  • Người dùng vào Website doanh nghiệp bằng những cách nào?
  • Người dùng tìm kiếm gì thông qua Keyword trên Google trước khi vào website doanh nghiệp?
  • Bài viết nào với nội dung hấp dẫn, giới thiệu người dùng, dẫn họ đến website?

Kiểm tra URL

Đây là tính năng giúp SEOer kiểm tra xem bài viết đã được index lên Google chưa. Nếu chưa, bạn có thể dùng cách yêu cầu lập chỉ mục để cho tiến trình index bài viết diễn ra nhanh hơn.

Google Search Console là gì 5

Tính năng kiểm tra URL giúp bạn xem bài viết đã được Index trên Google chưa

Với phần này, các SEOer bỏ một liên kết của Website vào.  Tính năng kiểm tra URL trả về 3 kết quả như sau:

URL nằm trên Google: Bạn có thể yên tâm vì bài viết không bị mất index. Thêm nữa, toàn bộ dữ liệu của URL đều được nằm trong bộ máy tìm kiếm của Google.

Tình trạng lập chỉ mục được báo cáo chi tiết qua các kết quả liên kết. Bạn có thể tìm thấy trong địa chỉ sitemap, lần crawl cuối cùng từ khi Google quét qua liên kết và tình trạng index.

Tính khả dụng trên thiết bị di động tức khả năng hiển thị trên giao diện mobile. Google sẽ báo tình trạng liên kết này trên giao diện mobile có vấn đề gì không. Nếu có sẽ hướng dẫn người dùng cách sửa chữa.

Cách dùng các tính năng lập chỉ mục

Trong phần tính năng lập chỉ mục, các SEOer cần tìm hiểu 3 phần chính. Trong đó bao gồm:  Các trạng thái chỉ mục, sơ đồ trang web và chức năng xóa URL.

Trạng thái lập chỉ mục

Chức năng trạng thái lập chỉ mục giúp bạn biết nhiều thông tin trên Website thời gian qua. Chẳng hạn như: Đã có bao nhiêu trang được Google lập chỉ mục, trang bị lỗi, bị loại trừ, các cảnh báo đang ảnh hưởng đến việc lập chỉ mục.

Để sử dụng tốt tính năng này, bạn nên kiểm tra trạng thái lập chỉ mục thường xuyên. Từ đó các lỗi mới được cập nhật nhanh chóng để cảnh báo và xử lý kịp thời.

Sơ đồ trang web

Sơ đồ website trong Google Search Console là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản là danh sách các trang trên một website. Tính năng này được thiết kế dành cho trình thu thập dữ liệu và người dùng. Ví dụ: Sitemap sẽ cho Google biết các thông tin như lần cập nhật trang gần nhất, tần suất thay đổi trang,…

Google Search Console là gì 6

Việc thêm sơ đồ trang web sẽ hỗ trợ các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên website của bạn

Xóa URL

Trường hợp bạn có bài viết hoặc trang con trên Website không còn phù hợp. Sau đó, bản thân muốn nó không xuất hiện trên Google nữa thì có thể sử dụng tính năng xóa URL.

Để sử dụng tính năng này, các SEOer cần lưu ý như sau:

  • Tính năng chỉ tạm thời chặn URL xuất hiện trên Google, với những công cụ tìm kiếm khác sẽ không liên quan. 
  • Việc chặn hoặc xóa URL không gây ảnh hưởng đến hoạt động thu thập dữ liệu trên Web.
  • Việc xóa URL chỉ mang tính chất tạm thời, sau vài tháng có thể được Google index và xuất hiện lại.

Cách dùng tính năng khả dụng trên Mobile

Google sẽ liên tục vào thu thập thông tin trên Website doanh nghiệp thông qua Sitemap. Phần này chỉ xảy ra khi bạn đã khai báo sơ đồ trên Google Search Console.

Tuy nhiên, ở đây nguồn thu thập chính là trình duyệt trên thiết bị Mobile. Để có được dữ liệu chính xác nhất, Google sẽ dựa vào hành vi của người truy cập trên site doanh nghiệp.

Nếu site gặp vấn đề về giao diện, phông chữ,… trên thiết bị mobile, ngay lập tức SEOer sẽ nhận được thông báo. Dựa vào đó bạn sẽ có thể tối ưu để tăng trải nghiệm người dùng ngày một tốt hơn.

Theo dõi tính năng liên kết bằng Google Search Console

Khi sử dụng Google Search Console SEOer phải biết được tính năng liên kết. Thông qua đây  bạn sẽ có được 4 thống kê chính như sau: 

Google Search Console là gì 7

Thông qua tính năng liên kết trên Google Search Console, bạn biết được backlink nào chất lượng

  • Liên kết bên ngoài: Đây là những đường dẫn trên site được các Website khác trỏ link về nhiều nhất. Qua đó, số liệu thống kê sẽ tính theo số lượng Site.
  • Các liên kết bên trong: Đây là những đường liên kết nội bộ. Điều này có nghĩa bạn liên kết nội bộ lại với nhau, giữa các bài viết hoặc trang ở trên site.
  • Các trang web liên kết hàng đầu: Thống kê về số lần các Website khác đã trỏ liên kết về trang doanh nghiệp.
  • Văn bản liên kết hàng đầu: Những URL được chèn dưới lớp văn bản sẽ được tính và thống kê tại đây.

Dựa vào những thống kê về liên kết như trên bạn biết được những Backlink nào chất lượng. Qua đó, đầu tư tăng traffic cho site, cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Đặc biệt hơn cả, bạn còn có thể nắm được những đường dẫn nội bộ đã giúp tăng sức mạnh lẫn nhau hay chưa. Thậm chí các SEOer biết đích danh Website nào đang ăn cắp “chất xám”  để có biện pháp xử lý phù hợp.

Qua những thông tin trên đây, tin chắc rằng bạn đã hiểu Google Search Console là gì. Vì vậy hãy tạo thói quen dùng công cụ này kiểm tra, tối ưu Web hoàn thiện hơn. Kdigimind chúc bạn triển khai thành công!