Google Rankbrain là gì? Nếu bạn tham gia vào cách mạng SEO Google thời kỳ 4.0, bạn phải hiểu về RankBrain. Tại sao? Vì Google đã công bố rằng RankBrain đã trở thành yếu tố thứ ba có ảnh hưởng đến xếp hạng (hai yếu tố đầu tiên là nội dung và liên kết). Có thể thấy rằng RankBrain ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quy luật SEO từ Google đặt ra.

Bài viết của Kdigimind hôm nay sẽ giải thích chi tiết về Google RankBrain.

1. Google Rankbrain là gì?

Google RankBrainmột thuật toán máy học (AI) mà Google áp dụng để xếp hạng và phân loại kết quả tìm kiếm. Nó cũng làm nhiệm vụ đo lường giúp Google phân tích và hiểu nhu cầu tìm kiếm của người dùng trước khi xếp hạng kết quả tương ứng.

Google RankBrain là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực SEO website

Google RankBrain là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực SEO website

RankBrain hỗ trợ tăng hoặc giảm mức độ quan trọng của các yếu tố như backlinks, độ dài bài viết, domain… Các yếu tố này sẽ quyết định thứ hạng từ khóa. Khi người đánh giá cao kết quả tìm kiếm, thích cách vận hành của thuật toán RankBrain này thì thuật toán đó được giữ lại. Ngược lại, nếu người dùng không hài lòng, RankBrain sẽ quay về thuật toán cũ một cách tự động. 

2. Tìm hiểu về Dwell Time và CTR (tỷ lệ nhấp chuột)

Tầm quan trọng của RankBrain trong việc xếp hạng các kết quả tìm kiếm không thể phủ nhận. Thuật ngữ này vận hành dựa trên 2 yếu tố là Dwell time và CTR. Nội dung cụ thể mời bạn xem thông tin dưới đây. 

2.1. Dwell Time

Dwell Time hiểu một cách đơn giản là thời gian người tìm kiếm dành cho trang web của bạn. Google cũng sẽ dựa vào Dwell Time để làm tín hiệu xếp hạng. Theo nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những website nằm trong top 10 tìm kiếm của Google thì thời gian người tìm kiếm ở lại trang  tối thiểu là 3 phút 10 giây. 

Dwell Time có thể hiểu là thời gian mà người dùng dành cho website 

Dwell Time có thể hiểu là thời gian mà người dùng dành cho website

Tuy nhiên, không phải cứ có Dwell Time tuyệt vời là trang web sẽ được xếp thứ hạng cao. Google sẽ xếp hạng website dự theo nhiều yếu tố khác nhau để xác định xem trang web này có thật sự hữu ích hay không. Google cũng có quyền uprank nội dung nào đó được nhiều người yêu thích để nội dung này được tìm kiếm dễ dàng hơn. 

2.2. CTR (tỷ lệ nhấp chuột không phải trả tiền)

Yếu tố thứ hai không thể thiếu khi nhắc đến RankBrain đó chính là CTR. Đây là từ dùng để chỉ tỷ lệ phần trăm người truy cập nhấp chuột vào kết quả của bạn. Theo kỹ sư Google Paul Haahr, nếu một website sở hữu CTR trên trung bình thì website đó sẽ có thứ hạng tăng dần về lâu dài. 

3. Cách thuật toán Google RankBrain hoạt động

Cập nhật 3/8/2019 – Gary Illyes – Nhà phân tích xu hướng quản trị trang web của Google, Gary Illyes giải thích cách RankBrain hoạt động trong Reddit AMA.

RankBrain không sử dụng dữ liệu trải nghiệm người dùng

Giới thiệu về RankBrain (RB). Nhiều người nghĩ rằng hệ thống RB sử dụng dữ liệu trải nghiệm người dùng, chẳng hạn như thời gian dừng của người dùng, tỷ lệ thoát, tỷ lệ nhấp, v.v.
Nhưng theo tôi biết, RB chỉ được sử dụng để đưa ra kết quả tìm kiếm cho các truy vấn không được công nhận.
Bạn có thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy RB sử dụng dữ liệu trải nghiệm người dùng không?”

RankBrain là để giúp các truy vấn không phổ biến đưa ra kết quả

“RankBrain là một mô-đun xếp hạng máy học mạnh mẽ, RB sử dụng dữ liệu tìm kiếm lịch sử để dự đoán kết quả mà người dùng muốn khi tìm kiếm một truy vấn không xuất hiện.”

RankBrain chủ yếu sử dụng dữ liệu nhấp chuột của người dùng, không phải dữ liệu trang đích

“So với các thuật toán truyền thống, RankBrain rất hiệu quả khi xử lý các truy vấn mà không cần tìm kiếm lịch sử. Nhưng RankBrain chủ yếu sử dụng dữ liệu về tương tác của người dùng trên các trang kết quả tìm kiếm trong vài tháng, không phải dữ liệu trang đích.
Các lý thuyết về thời gian dừng, CTR và trải nghiệm người dùng tương tự là không có cơ sở. Công cụ tìm kiếm đơn giản hơn mọi người nghĩ.”

Yếu tố mấu chốt giúp RankBrain hoạt động đó là hiểu truy vấn tìm kiếm từ khóa và đo lường sự hài lòng của người dùng. 

3.1. RankBrain hiểu các truy vấn tìm kiếm từ khóa của bạn

Trước khi RankBrain được sử dụng, Google từng gặp phải vấn đề là 15% lượng từ khóa người dùng tìm kiếm trên Google chưa từng xuất hiện trước đó và tổng số từ khóa mới xuất hiện lên đến 450 triệu từ trong một ngày. Google tiến hành quét các trang để xác định website đó có chứa từ khóa chính xác người dùng đang tìm kiếm hay không. 

RankBrain có thể hiểu được các truy vấn tìm kiếm từ khóa của người dùng

RankBrain có thể hiểu được các truy vấn tìm kiếm từ khóa của người dùng

Vì những từ này đều lần đầu xuất hiện, Google không có căn cứ để xác định người dùng muốn gì và phải đu ra suy đoán. Chẳng hạn như bạn tìm kiếm “cửa hàng đồ ăn nhanh”. Google tiến hành tìm các trang web có chứa từ khóa “cửa”, “hàng”, “đồ”, “ăn” và “nhanh”. Ngày nay, khi RankBrain xuất hiện, các từ khóa mới đã không còn là vấn đề Google phải bận tâm khi những gì bạn tìm kiếm sẽ được cung cấp các kết quả chính xác gần như 100%. 

RankBrain hiểu các truy vấn tìm kiếm từ khóa của người dùng, kết hợp các từ khóa chưa từng xuất hiện với các từ khóa Google từng thấy trước đó. Google RankBrain không chỉ khớp truy vấn tìm kiếm trong trang đích mà còn áp dụng với một bối cảnh cụ thể.

3.2. RankBrain đo lường sự hài lòng của người dùng

Google RankBrain mang đến rất nhiều lợi ích, giúp đo lường mức độ hài lòng của người dùng. Nó hiển thị danh sách các kết quả tìm kiếm người dùng có thể sẽ thích. Nếu ai đó đánh giá cao trang đích bất kỳ thuộc danh sách này thì trang đích đó sẽ lên thứ hạng cao hơn. Trang đích đó nếu không được yêu thích sẽ tụt hạng và bị thay thế bởi website khác. Trường hợp ai đó tiếp tục tìm kiếm từ khóa này, Google sẽ tiếp tục cân nhắc để đánh giá chất lượng của website. 

Cách thuật toán Google RankBrain hoạt động đó là đo lường sự hài lòng của người dùng 

Cách thuật toán Google RankBrain hoạt động đó là đo lường sự hài lòng của người dùng

Nói cách khác, thuật toán RankBrain hoạt động và đặc biệt chú tâm đến các yếu tố như sau: 

  • Organic Click-Through-Rate hay được biết đến là tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên. 
  • Bounce Rate là thuật ngữ sử dụng trong việc phân tích tính hiệu quả lưu lượng truy cập trên website nào đó. Nói cách khác, Bounce Rate là tỉ lệ người dùng truy cập và rời khỏi trang web ngay sau đó. Thuật ngữ này là một trong những thông số quan trọng xác định xem website có hiệu quả hay không. 
  • Dwell Time là thuật ngữ dùng để thể hiện thời gian người tìm kiếm dừng chân tại website. 
  • Pogo-Sticking ý chỉ người xem kích vào trang web bất kỳ sau đó thoát lại rất nhanh về trang kết quả tìm kiếm. 

Các yếu tố trên được xếp vào dấu hiệu đánh giá các trải nghiệm của người dùng hay UX signals. 

4. Cách tối ưu hóa thuật toán Google RankBrain

Nhờ có RankBrain, Google đã có thể hiểu rõ hơn về ý định của người tìm kiếm sau các từ khóa. Điều đó không có nghĩa là cách nghiên cứu từ khóa truyền thống trở nên lỗi thời. Các SEOer cần điều chỉnh sao cho quá trình nghiên cứu từ khóa trở nên thân thiện hơn với thuật toán Google RankBrain. 

4.1. Bỏ qua các từ khóa dài

Cách để tối ưu hóa thuật toán Google RankBrain đó chính là bỏ qua các từ khóa dài. Chẳng hạn như bạn tạo trang để tối ưu từ khóa “vai trò của nước” và một trang khác là “nước có vai trò gì trong cuộc sống”. Trước đây, Google sẽ xếp hạng các từ khóa này theo từ khóa dài tương ứng. Tuy nhiên, khi có RankBrain, thuật toán này hiểu được 2 từ khóa này chính là một nên kết quả trả về gần như đồng nhất. 

Tối ưu từ khóa dài không còn mang nhiều ý nghĩa như trước

Tối ưu từ khóa dài không còn mang nhiều ý nghĩa như trước

4.2. Tối ưu những từ khóa trung bình

Bước tiếp theo đó là tối ưu các từ khóa trung bình (Medium Tail Keywords) thay vì các từ khóa dài. Medium Tail Keywords sở hữu số lượt tìm kiếm ở khoảng giữa, không mang tính cạnh tranh cao nhưng vẫn được nhiều người tìm kiếm hơn so với các từ khóa dài. Chẳng hạn chủ đề “Giảm cân Keto”, Medium Tail Keywords là các từ khóa được đóng khung dưới đây:

Hãy tối ưu các từ khóa trung bình 

Hãy tối ưu các từ khóa trung bình

Khi SEOer tối ưu các Medium Tail Keywords và mang đến giá trị tốt với người dùng, Google RankBrain sẽ xếp thứ hạng cao hơn cho trang web và các rự khóa tương tự có trên website. Tóm lại, việc tối ưu trang đích xung quanh một từ khóa nào đó là việc rất cần thiết. 

4.3. Sử dụng các từ khóa, cụm từ khóa liên quan

Để RankBrain có thể nắm được rõ hơn chủ đề bạn đang hướng tới, trong bài viết không thể thiếu từ khóa và các cụm từ khóa liên quan. Chẳng hạn như bài viết về “Backlink” thì ác từ khóa liên quan gồm có Internal link, Anchor Text, Dofollow link… Khi RankBrain bắt gặp các từ khóa liên quan này, nó sẽ hiểu được nội dung chính của bài viết là hướng đến Backlink trong SEO. Một số công cụ SEOer có thể dùng để tìm kiếm từ khóa liên quan gồm có Keyword tool, Ahrefs, Surfer SEO… 

Sử dụng các từ khóa,

Sử dụng các từ khóa,

4.4. Sử dụng cảm xúc trong title

Theo CoSchedule, tiêu đề có yếu tố cảm xúc có mối liên hệ mật thiết với số lượt chia sẻ. Nói cách khác, yếu tố cảm xúc khi thêm vào title sẽ mang đến cho bài viết nhiều lượt nhấp chuột hơn. Các từ ngữ thường được thêm vào tiêu đề gồm có đảm bảo, bí mật, khó tin, nhanh nhất, hay nhất, tốt nhất, rẻ nhất… Bạn có thể tham khảo một vài tiêu đề dưới đây:

Ví dụ về việc sử dụng cảm xúc trong tiêu đề bài viết 

Ví dụ về việc sử dụng cảm xúc trong tiêu đề bài viết

4.5. Thêm các ký tự, dấu ngoặc hay con số vào title

Có thể bạn không biết việc thêm dấu các con số, ký tự vào tiêu đề cùng là cách để trang web của bạn được đánh giá cao hơn. Đây là một mẹo khá hữu ích. Chẳng hạn như khi so sánh một tiêu đề chỉ chứa từ ngữ thông thường với tiêu đề có chứa ngoặc kép, tiêu đề có ngoặc kép sẽ nổi bật hơn hẳn. 

Nên thêm dấu ngoặc, ký tự, các con số… vào tiêu đề 

Nên thêm dấu ngoặc, ký tự, các con số… vào tiêu đề

Theo nghiên cứu của Hubspot với hơn 3.3 triệu tiêu đề có dùng dấu ngoặc kép hoặc ký tự nào đó thì hiệu quả lên đến 33%. Ngoài dấu ngoặc kép, ký tự, các con số, các bước, số liệu thống kê, %… cũng được Google RankBrain đánh giá cao hơn. 

4.6. Tối ưu thẻ meta description tăng CTR

Thẻ mô tả không ảnh hưởng đến SEO nhưng nó lại giúp trang web tăng chỉ số CTR. Chính vì thế, việc tối ưu thẻ meta description đóng vai trò quan trọng không kém. Những gì mà một SEOer cần làm đó là phải gắn thêm cảm xúc để gây trí tò mò, đồng thời ưu tiên các từ khóa khi tìm kiếm Google Ads từ khóa đó. Thẻ mô tả phải có nghĩa và bao gồm từ khóa cần tối ưu. 

Ví dụ về meta description của bài viết  

Ví dụ về meta description của bài viết

4.7. Giảm tỷ lệ Bounce Rate website

Điều cuối cùng mà SEOer cần quan tâm khi tối ưu hóa thuật toán Google RankBrain đó là giảm bớt tỷ lệ Bounce Rate website. Các yếu tố cần thực hiện đó là: 

  • Trong bài viết tuyệt đối không được nhồi nhét hoặc quá làm dụng, spam từ khóa. 
  • Hãy nâng cao việc cải thiện độ uy tín của trang web.
  • Dành thời gian để sáng tạo nên những bài viết chất lượng
  • Ngôn ngữ được dùng trong bài viết vừa tự nhiên, vừa dễ hiểu mới có thể đáp ứng được nhu cầu của người tìm kiếm. 
  • Nội dung cung cấp cần phải đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng. 

5. Một số các câu hỏi thường gặp về Google RankBrain

Việc tối ưu hóa Google RankBrain sẽ giúp cho website của bạn hoàn thiện và được đánh giá cao. Nói có vẻ đơn giản nhưng khi bắt đầu thực hiện đòi hỏi sự đầu tư cả về thời gian, công sức và sự nhạy bén trong tư duy. Không ít SEOer khi mới bắt đầu thường thắc mắc những điều dưới đây. 

5.1. Tại sao Google RankBrain lại quan trọng?

Đây là câu hỏi khá phổ biến với những ai mới bắt đầu con đường trở thành SEOer. Google RankBrain quan trọng bởi nó mang đến nhiều ý nghĩa với các trang web. Nó không chỉ truy vấn tìm kiếm từ khóa mà còn đo lường được sự hài lòng của người dùng. Thông tin cụ thể như thế nào thì phần nội dung bên trên cũng đã giúp bạn giải thích một cách rõ ràng. 

RankBrain rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều yếu tố khác nhau trong việc SEO website 

RankBrain rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều yếu tố khác nhau trong việc SEO website

RankBrain không chỉ hỗ trợ Google đánh giá nội dung mà còn xếp hạng các kết quả tìm kiếm theo thứ tự. Điều đặc biệt là thứ hạng này không phải cố định mãi mà được cập nhật liên tục để mang đáp ứng nhu cầu chính xác cần thiết nhất với người dùng. Chẳng hạn như trang web của bạn chưa tốt, muốn cải thiện thứ hạng thì phải đáp ứng được các yếu tố mà thuật toán RankBrain đặt ra. 

RankBrain áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo nhằm tìm hiểu những điều người dùng thực sự mong muốn. Thay vì tạo ra trang web chỉ tập trung vào 1 từ khóa nhất định, hãy bổ sung các từ khóa liên quan để tối ưu hóa bài viết, mang đến nội dung của giá trị nhất. 

5.2. Thuật toán RankBrain có còn là tín hiệu quan trọng thứ ba không?

RankBrain không có khả năng là tín hiệu quan trọng thứ ba. Về mặt ngữ nghĩa, thuật toán này giống như là bộ lọc hơn là một tín hiệu. Dù đã xuất hiện cách đây 5 năm nhưng ý nghĩa và tầm quan trọng của Google RankBrain mới được công nhận gần đây. Trong tương lai, một số “biến thể” của thuật toán này có nhiều khả năng sẽ thay thế PageRank, các entities kết nối được thông qua các liên kết. 

Như vậy thông qua bài viết chắc hẳn bạn cũng có thể nắm được vai trò, tầm quan trọng của Google RankBrain trong việc đánh giá nội dung, xếp thứ hạng các trang web. Thuật toán này vô cùng quan trọng, khi bạn tối ưu được nó, cơ hội để đưa website của mình lên top là rất cao. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về RankBrain. Để hiểu rõ hơn về thuật toán này, mời bạn tham khao trong những bài viết sau.