Google Pagerank là gì mà khiến cho nó quan trọng trong uy tín của một website? Yếu tố này được Google đưa ra và sử dụng cho mục đích cụ thể. Nếu như bạn đang thắc mắc về khái niệm, cách kiểm tra Pagerank & Tối ưu điểm Pagerank thì có thể theo dõi nội dung Kdigimind giải đáp ở bài viết bên dưới.

1. Pagerank là gì?

Pagerank là một công thức toán học sử dụng để đánh giá giá trị trang qua việc xem xét số lượng, chất lượng của các trang liên kết tới nó. Co-founders của Google là Sergey Brin và Larry Page, những anh tài này đã phát minh ra PageRank vào năm 1997. Nó nằm trong dự án nghiên cứu lớn Đại học Stanford lúc bấy giờ.

Tìm hiểu về Pagerank là gì?

Tìm hiểu về Pagerank là gì?

Mục đích của nó nhằm đánh giá được tầm quan trọng của website trong tổng thể world Wide Web. Khi có PageRank giải quyết được việc hoạt động không hiệu quả và trả về kết quả không phù hợp với nhu cầu người dùng.

2. Cách Google Pagerank hoạt động & công thức tính

Khi bạn đã hiểu rõ khái niệm Pagerank là gì thì cũng cần phải hiểu thêm cách thức nó hoạt động. Về công thức tính của Google Pagerank được nhiều người quan tâm để áp dụng cho chuẩn xác, ra kết quả đúng. 

2.1. Công thức tính

Công thức được nêu cụ thể cho mọi người sử dụng. Giả sử trang web A từ các trang T1….trở đi trỏ tới thì bạn sẽ có được công thức tính chỉ số Pagerank của trang A. 

Trong đó: 

  • T: Chính là số lượng và chất lượng các Internal Links của các trang
  • C: Tính số lượng Outlink từng trang 
  • PR: Chỉ số PageRank của từng trang 
  • Tham số d (d: damping factor): Hệ số điều chỉnh (*) đặt trong khoảng từ 0 – 1. Thông thường thì mọi người sẽ lấy d là 0,85 là phù hợp nhất

2.2. Cách thức hoạt động

Cách thức hoạt động của Pagerank rất cụ thể bởi nó tạo ra tỷ lệ % phân bố điểm số trên các website. Do vậy, Pagerank của tổng các website sẽ được tính là một. Trên thực tế Google đưa vào 3 yếu tố khi phân tích đường dẫn link của website chi tiết. Theo đó: 

 Pagerank được xem là công thức toán học để đánh chất lượng cũng như số lượng các trang web liên kết với nó

Pagerank được xem là công thức toán học để đánh chất lượng cũng như số lượng các trang web liên kết với nó

  • Phải tính số lượng và chất lượng của các Internal Link trỏ tới trang (ví dụ T1, T2,…Tn)
  • Số lượng các Out Link từng trang (ví dụ D(T1)) của từng liên kết trỏ tới (ví dụ của T1)
  • Chỉ số PageRank của mỗi trang liên kết

Như vậy, với các yếu tố này thì bạn có thể đánh giá được một trang web có PR cao khi nó tổng hợp được nhiều chỉ số tích cực. Cụ thể bao gồm có: 

  • Trang website đó có nhiều liên kết trỏ đến (T1,..,Tn)
  • Pagerank của các liên kết trỏ đến là cao (PR(T1))
  • Các liên kết trỏ đến được xem xét là không có nhiều liên kết trỏ ra ngoài để cho sức mạnh nó truyền cho mỗi liên kết không bị tác động mà phân tán quá nhiều

Nếu trang D có 2 liên kết là từ trang B và trang C. Trang B mạnh hơn trang C và cũng có ít liên kết trỏ ra ngoài trang hơn. Thông tin này được đưa vào trong thuật toán PageRank và bạn nhanh chóng sẽ nhận được PageRank của trang D. Hình ảnh mô tả cách thức hoạt động của Pagerank bên dưới:

Cách Google Pagerank hoạt động

Cách Google Pagerank hoạt động

Công thức PageRank ở trên cũng có hệ số giảm/damping factor, mô phỏng xác suất người dùng tình cờ hoặc tự nhiên nhấn vào các liên kết họ ưng ý trên web. Có nghĩa là giảm với mỗi lần nhấp vào liên kết. 

Hiểu đơn giản hơn thì là xác suất bạn click vào liên kết trong trang khi lần đầu bạn ghé qua là cao. Thế nhưng khả năng bạn click vào liên kết ở các trang kế tiếp thì được thống kê ít hơn chút, cứ giảm dần cho các trang kế tiếp sau. 

Tóm lại, điều này có nghĩa là thuật toán của Google Pagerank có thể tính toán PR của một trang web cụ thể mà không cần rõ Pagerank của các trang khác liên kết với chính nó. Lý do vì PageRank không phải “chỉ số” tuyệt đối, nó đơn giản được dùng như là một thước đo tương đối về chất lượng trang khi người ta so sánh từng trang khác nhau cùng trên một hệ thống sơ đồ liên kết. 

3. Hướng dẫn cách check PageRank Website đơn giản

Hiểu được Pagerank là gì và cách check Pagerank sẽ giúp ích khá nhiều cho hoạt động quản trị website của bạn. Cách check PageRank Website được thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy, phần nội dung dưới đây sẽ có hướng dẫn chi tiết để mọi người áp dụng khi cần dùng tới: 

Hướng dẫn cách check Pagerank đơn giản mà hiệu quả

Hướng dẫn cách check Pagerank đơn giản mà hiệu quả

3.1. Công cụ: Seoquake kiểm tra Pagerank

Bạn muốn sử dụng công cụ Seoquake check page rank thì trước tiên cần cài đặt chúng về máy của mình để sử dụng. Đối với các trình duyệt thì link cài sẽ cụ thể như sau: 

Với Firefox, bạn truy cập vào link cài đặt là :

https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/seoquake-seo-extension/

Với Chrome, bạn truy cập vào link cài đặt là: https://chrome.Google.com/webstore/detail/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc

Bạn nhấp vào link, tiến hành cài đặt công cụ về máy, giải mã xong xuôi thì sẽ thấy biểu tượng của công cụ xuất hiện. Tiếp tục bạn chỉ cần truy cập vào website mà mình cần kiểm tra PageRank. Sau đó nhìn vào trong hệ thống để trực tiếp nhìn rõ các chỉ số đó ra sao. 

Check Pagerank

Check Pagerank

Như hình trên có kết quả thì Pagerank của website vietmoz.net cụ thể đang là 3/10, kết quả này cũng không cao. Sử dụng công cụ này ra nhanh kết quả nhưng có nhược điểm là giảm tốc độ trang. 

Bởi vậy, không phải lúc nào bạn cũng bật công cụ này lên khi không cần đo chỉ số mà làm tốc độ trang chậm, giảm trải nghiệm của người dùng. Lời khuyên cho bạn là khi nào không cần dùng thì bạn tắt công cụ này bằng cách nhấp chuột trái vào biểu tượng SEOquake, chọn Disable là được. Như vậy, bạn vẫn có được công cụ này trên máy của mình mà cũng không làm nặng thêm tốc độ tải trang là bao nhiêu.

Kiểm tra Pagerank thông qua công cụ SEOquake

Kiểm tra Pagerank thông qua công cụ SEOquake

3.2. Công cụ tool check Pagerank

Một cách khác để bạn tiến hành kiểm tra Pagerank đó là dùng công cụ Tool check. Cách thức này hết sức đơn giản, bạn chỉ việc truy cập vào trong Wesite https://checkPagerank.net/check-page-rank.php.

Sau đó, bạn cần tiến hành nhập Domain mà bạn muốn Check và chờ đợi trong vòng vài giây để cho hệ thống Website phân tích. Công cụ tool check Pagerank có rất nhiều ưu điểm về chỉ số chuẩn xác, nhanh chóng cho nên rất nhiều người làm SEO sử dụng. Ngay sau đó sẽ là phần liệt kê kết quả sau khi sử dụng tool này như hình ảnh bên dưới: 

Check Pagerank bằng tool

Check Pagerank bằng tool

Điểm số của Pagerank được kiểm tra xong thì ở mức 4/10 như trong hình ảnh nêu trên. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý thêm các chỉ số khác sau khi áp dụng tool phân tích này.

Cụ thể là hình ảnh rõ ràng được nêu khi thực hiện kiểm tra Pagerank với tool thì bạn cũng thấy rằng nó dù website có điểm Pagerank không có nhưng vẫn leo Top. Thậm chí dù PR thấp nhưng nhiều trang web còn leo top đầu ổn định và liên tục. Cho nên đây cũng là chỉ số để đánh giá chứ không quyết định toàn bộ thứ hạng hoặc giá trị website.

4. Cách tối ưu tăng cường Pagerank website của bạn

Trên thực tế thì có nhiều cách khác nhau để tăng cường Pagerank cho website nếu như bạn muốn điều này. Chúng ta sẽ tìm hiểu 3 yếu tố này trước khi xem cách tối ưu chi tiết Pagerank ra sao:

Hướng dẫn cách tối ưu tăng cường Pagerank cho website

Hướng dẫn cách tối ưu tăng cường Pagerank cho website

  • Liên kết nội bộ

Chính là cách bạn liên kết các trang lại với nhau trên website của mình. Cụ thể điều hướng trang web, menu web chính là ví dụ điển hình về liên kết nội bộ. Nhưng liên kết nội bộ thường chỉ tới các liên kết trong nội dung của trang. Ảnh hưởng nhiều tới dòng chảy link juice trên trang website đó.

  • Liên kết ngoài

Là các liên kết ở ngoài trang, được phân chia thành Inbound Link và Outbound Link. Cụ thể thì inbound link các liên kết trỏ tới trang web của bạn từ các trang web khác và outbound link là những liên kết trỏ tới các trang web khác từ chính trang web của bạn. Cả UR và Pagerank đều chia sẻ kết quả authority giữa các liên kết ngoài của trang. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn cần xóa các out link này đi.

  • Backlinks

Nguồn backlinks này mang lại dòng chảy link juice cho website của bạn cho nên phải chú ý đảm bảo tốt. Backlinks được xem là một phần quan trọng và không thể thiếu khi làm SEO.

Cần chú ý đảm bảo nguồn Backlink chất lượng

Cần chú ý đảm bảo nguồn Backlink chất lượng

Nhất là với những ngành có đối thủ SEO cạnh tranh cao cho nên mức độ ảnh hưởng của backlink cũng cao. Khi có backlink phù hợp chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng cũng như lời giới thiệu tốt giúp cải thiện thứ hạng của website trên Google.

Google sẽ đánh giá cao website của bạn khi có nhiều backlinks chất lượng. Ngược lại, backlinks không phù hợp sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới uy tín, khả năng cạnh tranh của website so với đối thủ khác.

4.1. Liên kết nội bộ

  • Cần giữ nội dung quan trọng gần với trang chủ

Tối ưu Pagerank thì bạn cần giữ các nội dung quan trọng gần với trang chủ của website. Trang chủ thường là trang mạnh nhất của web và cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng, hữu ích. Bạn có thể nhận ra số lượng liên kết với trang chủ là cao nhất so với các trang còn lại.

Để tối ưu Pagerank hiệu quả cần giữ những nội dung quan trọng gần với trang chủ

Để tối ưu Pagerank hiệu quả cần giữ những nội dung quan trọng gần với trang chủ

Các URL trong website hầu như liên kết với trang chủ qua nút Home. Cho nên các trang càng gần với trang chủ thì sẽ càng nhận được nhiều authority hơn. Cho nên bạn nên đặt nội dung gần trang chủ.

  • Tăng liên kết đến những trang web không có liên kết nào

Một điều quan trọng nhữ là bạn nên chú trọng việc tăng liên kết tới những trang web mà không có liên kết nào. Như vậy các liên kết sẽ trở nên nổi bật và dễ nhận được sự chú ý hơn.

4.2. Liên kết ngoài

  • Sử dụng thuộc tính Nofollow khi cần thiết

Bạn nên nhớ không nên “nofollow” các liên kết bên ngoài trừ trường hợp nó thực sự cần thiết phải làm. Google đánh giá nofollow không tích cực, cụ thể như một vài trang web “nofollow” tất cả các liên kết bên ngoài theo mặc định vì một số copywriter âm thầm bí mật bán các liên kết từ các bài viết của mình mà ra.

Khi cần thiết nên sử dụng thuộc tính nofollow

Khi cần thiết nên sử dụng thuộc tính nofollow

Cho nên vô hình đã có lệnh cấm với các liên kết ngoài “dofollow”. Các trường hợp mà bạn chỉ nên “nofollow” liên kết bên ngoài đó là:

  • Link ra được nhiều trang nghi vấn: Khi xuất hiện trường hợp này bạn có thể muốn đặt ra câu hỏi ngay lập tức. Đó là bạn có nên liên kết với trang đó hay không?
  • Link tới từ bài post có mất phí: Các bài “sponsor post” cũng được hiểu là bất kì liên kết nào trong bài đăng cũng sẽ là một link hiệu quả. Cho nên nó mới là thuộc tính của nofollow.
  • Sửa các liên kết ngoài bị hỏng

Các liên kết ngoài mà bị hỏng thì sẽ mang lại những trải nghiệm không tốt cho người dùng. Hậu quả là các liên kết này làm thất thoát Pagerank. Bạn muốn sửa chữa chúng thì cần tìm ra các trang 404 và chuyển hướng 301 Redirect tới các trang trong website liên quan.

Tìm ra các trang web lỗi và chuyển hướng 301 Redirect tới các trang trong website

Tìm ra các trang web lỗi và chuyển hướng 301 Redirect tới các trang trong website

  • Xây dựng liên kết backlink từ trang web có chỉ số UR cao

Bạn nên xây dựng liên kết backlink từ website có chỉ số UR cao. Đây thường là những website có lượng người theo dõi cao, truy cập thường xuyên, nội dung chất lượng chuẩn SEO. 

Pagerank được truyền giữa các trang cho nên việc lựa chọn đường truyền cực kỳ quan trọng. Liên kết từ trang có UR cao tới trang có UR thấp sẽ có giá trị cao hơn liên kết từ trang có UR thấp tới trang có UR cao. Bạn nên chú ý khi lựa chọn trang để xây dựng liên kết có lợi cho website của mình.

Xây dựng liên kết backlink từ trang web có chỉ số UR cao

Xây dựng liên kết backlink từ trang web có chỉ số UR cao

  • Sửa các trang bị hỏng làm lãng phí Link Juice

Backlinks không chỉ thúc đẩy quyền hạn các website nó chỉ tới mà còn cho mọi trang được liên kết nội bộ trên website. Cụ thể do Pagerank chạy từ trang này qua trang khác thông qua các liên kết nội bộ. Chúng có tác động qua lại với nhau một cách mật thiết.

Nếu có các backlinks trỏ tới trang bị hỏng thì sẽ có link juice bị lãng phí khi không có nơi cho nó đưa tới. Vì vậy bạn không nên sửa trang bị hỏng nào mà có backlinks trỏ tới nó nhằm bảo vệ được nguồn link juice.

  • Chú ý đến Context (bối cảnh đặt liên kết)

Điều quan trọng nữa là bạn cần chú ý tới context, tức là bối cảnh đặt các liên kết. Bạn xem bối cảnh tốt, liên quan thì hãy đặt liên kết, còn nếu cảm thấy có mối lo ngại thì không nên đặt. 

5. Tại sao Google công bố loại bỏ Pagerank?

Google công bố loại bỏ Pagerank là có lý do cụ thể và qua một quá trình dài đánh giá, nghiên cứu, xem xét. Cụ thể vào năm 2016 thì phát ngôn viên của Google đã nói rằng khi mạng lưới internet phát triển và mọi người đều sử dụng, am hiểu nó, điểm số trên Toolbar Google PageRank chỉ còn là đơn số đơn lẻ. Vì thế, nó trở nên dần không còn hữu ích đối với người dùng.

Lý do Google tuyên bố loại bỏ Pagerank

Lý do Google tuyên bố loại bỏ Pagerank

Chính vì vậy mà việc loại bỏ Pagerank Toolbar giúp cho người dùng hiểu nhầm cũng như quản trị viên web không hiểu sai về tầm quan trọng của chỉ số này. Không nên chỉ chăm chăm sử dụng chỉ số Pagerank để đánh giá một website như thế nào. Thực tế còn có rất nhiều yếu tố khác để đánh giá chất lượng và giá trị của một website cũng như thứ hạng của nó trên bảng xếp hạng tìm kiếm. 

Ngoài ra, còn có một lý do nữa đó cho việc loại bỏ Pagerank từ Google chính là việc Spam Link. Việc có quá nhiều link liên kết, link trỏ khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu hoặc có thể gặp phải link độc hại ảnh hưởng tới chính website.

6. So sánh URL Rating (UR) và Google Pagerank

Hai chỉ số URL Rating (UR) và Google Pagerank thực tế là khác nhau và mỗi chỉ số sẽ có những vai trò riêng của mình đối với website. Với cùng một trang thì khi tính toán 2 chỉ số sẽ cho ra kết quả khác nhau. Bạn có thể so sánh URL với công thức Google PageRank gốc theo các cách cụ thể được nêu bên dưới: 

  • Đếm số lượng các liên kết giữa các trang
  • Thuộc tính Nofollow
  • Tham số d
  • Thu thập các dữ liệu của Website

Các tiêu chí trên là cách thức xếp hạng URL so với công thức Pagerank xếp hạng đầu. Còn cho tới hiện tại thì Google đã nâng cấp công thức này với nhiều khác biệt không ít.

Trên thực tế, vì Google liên tục thay đổi tiêu chí đánh giá website cho nên các nhà quản trị web cũng thấy khó lường. Và kết quả tìm kiếm của Google hiển thị vẫn là chuẩn hơn cả so với các công cụ tìm kiếm khác. 

Theo các chuyên gia thì không ai biết rõ các yếu tố trực tiếp quyết định việc đánh giá web của Google và mức độ quan trọng giữa các yếu tố với nhau. Điều này làm cho người ta khó phân biệt URL khác gì so với Pagerank. 

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới website không chỉ có 2 yếu tố nêu trên. Chẳng hạn như trình thu thập thông tin Ahrefs dùng để đếm các liên kết tới trang nhưng không phải trình nào cũng hoạt động với cách thức như vậy nên người dùng cần lưu ý điểm này.

Google Pagerank và URL Rating (UR) là hai chỉ số khác nhau

Google Pagerank và URL Rating (UR) là hai chỉ số khác nhau

KẾT LUẬN

Nhiều người giờ đây không còn đặt ra thắc mắc về Pagerank là gì vì nghĩ nó lỗi thời và không dễ nhìn thấy chỉ số Pagerank cho một trang. Thế nhưng thực tế thì công thức Pagerank là nội dung quan trọng cho nhiều kỹ thuật SEO. Và nó cũng là lý do mà các backlinks vẫn sử dụng phổ biến cũng như lý giải việc các SEOer chú ý tới nhiều liên kết bên trong website. Cho nên, muốn phát triển web bạn cũng nên để ý chút tới các liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài của bạn nhé.