Chạy quảng cáo Google Ads là giải pháp được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Đây là giải pháp vô cùng hiệu quả giúp bạn tiếp cận nhanh nhất với nhóm khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, chạy Google Ads không hề dễ dàng, nhất và với các bạn mới bước chân vào lĩnh vực này. Hiểu được những khó khăn này, trong bài viết dưới đây, ZDigital.Marketing sẽ giúp bạn nắm được tư duy triển khai Google Display Ads (quảng cáo hiển thị). Hy vọng những những kiến thức này sẽ giúp chiến dịch marketing online của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Google Display Ads là gì?

Google Display Ads là chiến dịch tiếp thị rất phổ biến hiện nay. Chắc chắn bạn đã nhìn thấy chúng ở đâu đó trên các website. Nhưng có thể lúc đó bạn chưa nhận ra đó chính là Google Display Ads mà thôi. Vậy thì Google Display Ads là gì?

Để hiểu về bản chất của hình thức quảng cáo này bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:

Chẳng hạn bạn là 1 Publisher rất đam mê về du lịch và nấu ăn. Bạn có 1 website chuyên chia sẻ những hành trình du lịch hấp dẫn, review những địa điểm du lịch đẹp được giới trẻ yêu thích.

Bạn cũng thường xuyên chia sẻ những công thức nấu ăn ngon. Website của bạn thu hút được rất nhiều traffic với số lượng người dùng lớn do những nội dung cuốn hút mà bạn thường xuyên cập nhật.

Hay bạn là 1 Vlogger sở hữu những video với nhiều chủ đề hấp dẫn. Kênh của bạn thu hút rất nhiều người truy cập để xem video.

Hoặc bạn là một lập trình viên phát triển ra những app, game miễn phí với rất nhiều người tham gia chơi. 

Ví dụ minh họa về Google Display Ads

Ví dụ minh họa về Google Display Ads

Cả 3 ví dụ trên chúng ta đều thấy một đặc điểm chung là các website, app, kênh youtube đều thu hút nhiều lượt traffic với rất nhiều người dùng. Vậy làm sao để chúng ta kiếm tiền từ các lượt traffic và lượng người dùng lớn như vậy?

Nắm bắt được tiềm năng lớn từ các website, kênh youtube, ứng dụng đó, Google đã trở thành trung gian kết nối giữa những người có nhu cầu quảng cáo với bạn. Như vậy, nếu bạn có website, có kênh video, có ứng dụng tốt với nhiều lượt xem bạn có thể cung cấp cho Google một số vị trí để đặt quảng cáo.

Google sẽ kết nối với những người muốn đặt quảng cáo, chẳng hạn như doanh nghiệp muốn tiếp cận với nguồn khách hàng thích nấu ăn, thích đi du lịch,….

Tuy nhiên không chỉ có một doanh nghiệp muốn đặt quảng cáo trên trang của bạn. Có thể có rất nhiều nhà quảng cáo khác cũng muốn có một vị trí đẹp trên website của bạn để tiếp cận với khách hàng. Vì thế Google sẽ đưa ra hình thức đấu giá.

Các doanh nghiệp muốn đặt quảng cáo trên website với lượt traffic lớn cần phải sử dụng các chiến lược đấu tranh để được hiển thị trên đó. Đây chính là nguồn gốc ra đời của quảng cáo hiển thị.

Những Publisher là người sở hữu website, kênh youtube cho phép Google đặt quảng cáo sẽ kiếm tiền bằng bằng hình thức Google Adsense. Ngược lại, những người dùng Google để đặt quảng cáo lên những trang đó sẽ sử dụng công cụ Google Ads.

Như vậy quảng cáo hiển thị thường xuất hiện trên các website của một bên thứ ba. Các quảng cáo này có thể xuất hiện dưới dạng hình ảnh, video, văn bản,….để giới thiệu với người dùng về sản phẩm, dịch vụ của nhà quảng cáo. Quảng cáo banner chính là dạng phổ biến nhất của Google Display Ads. 

Quảng cáo banner chính là một trong những dạng phổ biến nhất của Google Display Ads

Quảng cáo banner chính là một trong những dạng phổ biến nhất của Google Display Ads

6 trụ cột khi triển khai Google Display Ads

Về cách tiếp cận của quảng cáo hiển thị Google Display Ads thì tương tự như quảng cáo tìm kiếm Google Search. Tuy nhiên Google Display Ads sẽ đi theo quy trình như sơ đồ dưới đây:

Mục tiêu, định hướng

Khi làm bất cứ việc gì thì mục tiêu và định hướng là vô cùng quan trọng. Đây là kim chỉ nam dẫn dắt mọi hành động của bạn. Theo đó, đầu tiên bạn cần biết mình muốn gì, mục tiêu cần đạt được của bạn là gì.

Mục tiêu, định hướng phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, mỗi hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Cách thức nhắm mục tiêu do đó cũng có sự khác nhau. Dưới đây là 3 nhóm mục tiêu chính bạn có thể áp dụng Google Display Ads để tiếp cận với khách hàng.

Nhóm mục tiêu xây dựng nhận biết thương hiệu (Building Awareness)

Đây là phương pháp đơn giản và dễ hiểu. Quảng cáo hiển thị giúp người dùng nhận biết thương hiệu của bạn trên môi trường online. Google hỗ trợ bạn xây dựng nhận biết thương hiệu qua 2 cách để đạt được mục tiêu:

  • Nhân khẩu học: Bạn muốn tiếp cận với đối tượng khách hàng nào (độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, học vấn, thu nhập….). Thông qua Google Ads, bạn có thể nhắm mục tiêu bằng nhân khẩu học. Chẳng hạn bạn muốn tiếp cận đối tượng khách hàng trong độ tuổi từ 18-24 và thích tập Gym. Google sẽ dựa vào kho dữ liệu để giúp bạn phân phối quảng cáo một cách phù hợp nhất.
  • Sở thích, hành vi: Google cũng cho phép bạn nhắm mục tiêu bằng sở thích, hành vi. Chẳng hạn bạn muốn nhắm đến đối tượng khách hàng có sở thích tập gym, thích nấu nướng,…Hoặc nếu là người bán đồ gia dụng bạn sẽ nhắm mục tiêu đến khách hàng mới xây nhà, nếu làm về tài chính bạn có thể nhắm mục tiêu đến những người có nhu cầu vay tiền….

Nhóm mục tiêu tạo ảnh hưởng đến quyết định mua hàng (Influence Consideration)

Google cung cấp cho bạn 3 cách để đạt được nhóm mục tiêu này. Bao gồm:

  • Tiếp cận với đối tượng khách hàng đang có ý định mua hàng: Chẳng hạn bạn kinh doanh máy lọc không khí, Google sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu đến đối tượng khách hàng đang có cân nhắc mua máy lọc không khí.
  • Ý định tùy chỉnh: Cách này giúp bạn nhắm mục tiêu đến những khách hàng vừa tìm kiếm một từ khóa. Chẳng hạn khi người dùng search từ khóa “máy lọc không khí” trên Google mà có đăng nhập Gmail thì Google ghi nhận dữ liệu đó. Vì thế nếu bạn bán máy lọc không khí thì trên quảng cáo hiển thị, Google sẽ giúp bạn nhắm mục tiêu đến khách hàng vừa tìm kiếm từ khóa nào đó liên quan.
  • Tương tự: Chẳng hạn bạn có một tệp khách hàng đã mua sản phẩm và tải lên Google. Google sẽ dựa trên những đặc điểm tương tự về hành vi, sở thích, nhân khẩu học,….Bằng cách sử dụng công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo, Google sẽ tự động tạo ra cho bạn một tệp đối tượng khách hàng tương tự. Như vậy bạn có thể nhắm mục tiêu để quảng cáo cho nhóm đối tượng khách hàng tương tự này.

Nhóm mục tiêu kêu gọi hành động (Drive Action)

Nhóm này bao gồm thúc đẩy chuyển đổi, thúc đẩy hành động mua hàng, hành động điền form hoặc để lại cuộc gọi. 

Drive Action cung cấp 2 phương thức để nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Đó là Remarketing chuẩn và Remarketing động. Trong đó, ReMKT động giống như bạn vào sản phẩm là cuốn sách nào đó trên Tiki thì ngay hôm sau hình ảnh cuốn sách đó sẽ hiển thị liên tục khi bạn duyệt web.

ReMKT chuẩn cũng tương tự như banner quảng cáo hiển thị trên trang web dantri.com. Tuy nhiên với ReMKT chuẩn thì chỉ hiển thị banner phù hợp với những người đã vào website của bạn, hoặc những người đã từng mua hàng, những người đã vào giỏ hàng nhưng chưa mua hàng.

Trên đây là 7 cách đơn giản nhất để bạn có thể nhắm mục tiêu trên Google bằng hình thức Google Display Ads. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các cách thức nhắm mục tiêu này hoặc có thể kết hợp chúng với nhau sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Như vậy bạn đã thấy được sức mạnh của quảng cáo hiển thị như thế nào khi được sử dụng một cách đúng đắn. 

Giải pháp Google Display sẽ đi theo khách hàng suốt hành trình mua hàng. Chẳng hạn như bạn có một sản phẩm mới, bạn có thể chạy Google Display Ads để xây dựng nhận biết về sản phẩm đó và thu hút khách hàng.

Tuy nhiên với những sản phẩm có giá trị lớn khách hàng rất ít khi click vào là mua hàng ngay. Họ cần có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu.  Lúc này bạn cần chạy quảng cáo lại để tác động liên tục đến ý định mua hàng của khách. Remarketing sẽ giúp thúc đẩy hành động của khách hàng. 

6 trụ cột trong triển khai Google Display Ads

6 trụ cột trong triển khai Google Display Ads

Khách hàng mục tiêu

Vấn đề tiếp theo bạn cần quan tâm trong tư duy triển khai Google Display Ads đó là khách hàng mục tiêu. 

Trong các bài viết trước ZDigital.Marketing đã đề cập đến vấn đề “ Hiểu rõ mục tiêu – Kết nối dữ liệu – Bảo quản dữ liệu”.

Hiểu rõ mục tiêu

Tức là bạn phải hiểu được mình muốn gì. Chẳng hạn khi bạn muốn xây dựng nhận biết thương hiệu thì bạn cần nhắm tới nhóm khách hàng chưa biết về sản phẩm dịch vụ. Đó là nhóm khách hàng đang muốn tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo của sản phẩm,…..

Nếu mục tiêu của bạn là kêu gọi hành động mua hàng thì cần nhắm đến đối tượng khách hàng đã biết về sản phẩm, đã nghiên cứu và tin tưởng sản phẩm của bạn. Khi đó bạn triển khai chương trình khuyến mãi với những khách hàng này mới có sự hợp lý và mang lại hiệu quả. 

Như vậy, bạn cần tùy chỉnh thông điệp theo từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra nội dung, trang đích và cách hiển thị cũng phải có sự khác nhau cho phù hợp với mục tiêu.

Kết nối dữ liệu

Bạn cần có thông số dữ liệu gần nhất với việc chạy quảng cáo. Bạn cần nắm được dữ liệu mang về có mang lại hiệu quả chuyển đổi không. Do đó bạn cần kết nối dữ liệu với các phòng ban đặc biệt là phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng để nắm được hiệu quả của chiến dịch.

Bảo quản dữ liệu

Bảo quản dữ liệu cũng vô cùng quan trọng. Dữ liệu của bạn chính là cơ sở để Google dựa vào đó, phân tích kho dữ liệu và tìm ra khách hàng có đặc điểm tương tự, phù hợp với bạn và có khả năng chuyển đổi cao nhất. Từ đó thực hiện phân phối một cách hợp lý khi triển khai smart bidding.

Như vậy dữ liệu của những người đã đăng ký thông tin là một tài sản lớn. Việc bảo quản dữ liệu là cực kỳ quan trọng để khi tài khoản của bạn có sự cố, bạn có thể tạo mới một tài khoản khác với dữ liệu đã có sẵn để tiếp tục chạy quảng cáo.

Thông điệp

Thông điệp là phần khá đơn giản. Bạn chỉ cần tạo những banner với kích thước Google đã quy định sẵn. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là thông điệp (text –ads) bạn muốn truyền tải trên banner đó là gì. Thông điệp đó cần phải phù hợp với mục tiêu, định hướng bạn đã đề ra từ bước đầu tiên.

Đấu giá để hiển thị

Bạn đã biết trên các website chất lượng không có nhiều vị trí để đặt quảng cáo. Trong khi đó có hàng trăm doanh nghiệp muốn đặt quảng cáo trên đó. Vậy muốn được hiển thị bạn cần đấu tranh với những nhà quảng cáo khác. 

Giá thầu và chiến lược giá thầu

Giá thầu có nghĩa là bạn sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một nhấp chuột. Tất nhiên bạn chi càng nhiều tiền thì khả năng được hiển thị càng cao. 

Điều quan trọng hơn bạn cần lưu ý đó là chiến lược giá thầu. Lúc nào nên đấu giá thấp và lúc nào nên đấu giá cao. Có 2 chiến lược giá thầu đó là chiến lược giá thầu thủ công và chiến lược giá thầu tự động.

Tuy nhiên smart bidding có ý nghĩa nhiều hơn trong quảng cáo hiển thị. Bởi lẽ chỉ có sự thông minh của Google mới giúp bạn phân phối đến đúng người và tiếp cận được với khách hàng có nhu cầu thực sự. 

Vị trí hiển thị quảng cáo

Có vô số website trong hệ thống của Google. Tuy nhiên không phải website nào cũng có giá trị như nhau. Có những trang bạn đặt quảng cáo có nhiều click nhưng lại không phải là khách hàng có nhu cầu. Như vậy vừa tốn ngân sách lại không mang lại hiệu quả. Vì thế bạn cần quan tâm đến vị trí đặt quảng cáo.

Bạn cần phải lựa chọn những vị trí đặt quảng cáo hiệu quả, phù hợp với chi phí tối ưu nhất. Theo đó, các vị trí như Youtube, Gmail, Ứng dụng, Website,… sẽ giúp bạn chạy quảng cáo Google Display Ads hiệu quả nhất.

Ngoài ra bạn cũng có thể chạy quảng cáo hiển thị trên một sống trang uy tín nhất định như dantri.com; zing.vn,….Google có rất nhiều cách để bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Cài đặt quan trọng khác

Bạn cần chú ý cài đặt một số yếu tố như: ngân sách, địa lý (bạn muốn hướng đến mục tiêu ở tỉnh nào, quốc gia nào,….). Ngoài ra bạn cần chú ý đến thiết bị chạy quảng cáo. Chẳng hạn chạy quảng cáo trên tivi sẽ khác với trên điện thoại. Phần này sẽ được hướng dẫn cụ thể trong phần thực hành. 

Đảm bảo hiệu quả hiển thị và nhấp chuột

Quan trọng nhất trong vấn đề đấu giá để hiển thị là bạn phải đảm bảo được hiệu quả hiển thị và nhấp chuột. Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ trong phần thực hành.

Trang đích

Khi bạn chạy quảng cáo, người dùng sẽ click vào quảng cáo và sẽ được dẫn đến một trang nào đó mà bạn cài đặt. Trang đó được gọi là trang đích. 

Trang đích trong quảng cáo hiển thị cũng có 2 phần gồm: 

Các yếu tố liên quan đến vấn đề kỹ thuật như: tốc độ load trang, giao diện, bố cục hiển thị, điều hướng….Các yếu tố này có liên quan đến trải nghiệm người dùng.

Nội dung trang đích: Nội dung là những thông tin chính của quảng cáo. Trang đích có ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo của bạn. 

Trên đây là những yếu tố chính trong hành trình quảng cáo hiển thị. Và sau cả hành trình này thì việc không thể bỏ qua là cần phải đo lường và báo cáo.

Khi triển khai quảng cáo hiển thị không thể bỏ qua bước đo lường, báo cáo, tối ưu

Khi triển khai quảng cáo hiển thị không thể bỏ qua bước đo lường, báo cáo, tối ưu

Đo lường – báo cáo – tối ưu liên tục

Đo lường và báo cáo là việc vô cùng quan trọng để bạn biết hiệu quả của chiến dịch chạy quảng cáo hiển thị. Tuy nhiên nhiều người, nhiều doanh nghiệp lại lơ là trong công đoạn này. Vì thế có thể gây tốn kém rất nhiều ngân sách mà lại không mang lại hiệu quả cao.

Thực tế nếu sử dụng hệ thống đo lường –báo cáo – tối ưu sẽ giúp bạn tìm ra những điểm hạn chế để khắc phục, những điểm mạnh để tiếp tục phát triển. Từ đó tối ưu liên tục và hiệu quả mang lại sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Cũng giống như chạy quảng cáo tìm kiếm, chạy quảng cáo hiển thị không thể chạy độc lập mà hành trình này nằm trong một bối cảnh bao gồm: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội tại doanh nghiệp, định vị của mô hình kinh doanh….

Mỗi bộ phận trong Digital Marketing sẽ chịu trách nhiệm khác nhau và cần phải giải quyết được một vài nhiệm vụ then chốt để đạt được mục tiêu nào đó. Bộ phận Google Ads cũng không ngoại lệ.

Hiệu quả bán hàng của cả doanh nghiệp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào kết quả quảng cáo hiển thị.

Một số lưu ý, kinh nghiệm không thể bỏ qua khi triển khai Google Display Ads

Trên đây là 6 trụ cột chính ảnh hưởng đến kết quả hiển thị. Ngoài ra bạn cũng cần có một số lưu ý, kinh nghiệm quan trọng trong quá trình triển khai Google Display để đạt được hiệu quả tốt nhất:

Kiểm tra liên tục hàng ngày vị trí hiển thị

Hàng ngày bạn cần kiểm tra xem quảng cáo của mình nằm ở vị trí nào. Bởi lẽ nếu không kiểm tra bạn sẽ không biết Google phân phối quảng cáo của bạn trên website nào. Chẳng hạn Google đặt quảng cáo của bạn trên những trang không phù hợp thì traffic sẽ không chất lượng, trong khi ngân sách lại tốn rất nhiều. Lúc này bạn cần phủ định đi. 

Đôi khi cần phải có sự nhẫn nại

Có những lúc bạn chạy mất khá nhiều tiền nhưng cần phải có sự nhẫn nại. Bởi lẽ có thể bạn chạy chưa đủ lượng để đến giới hạn tạo ra chuyển đổi. Có thể bạn phải chạy được vài trăm click mới biết được chiến dịch có hiệu quả hay không. 

Ngoài ra không phải lúc nào khách hàng click vào cũng phát sinh hành động chuyển đổi ngay. Đây chính là độ trễ của chuyển đổi. Khách hàng có thể không mua ngay sản phẩm lúc đó mà có thể 2-3 ngày sau mới mua. Do đó, đôi khi bạn cần phải nhẫn nại để xem việc chạy quảng cáo có thực sự hiệu quả không. 

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến số ngày dẫn đến lượt chuyển đổi. Chỉ số này nói đến hành trình mua hàng của khách hàng từ thời điểm phát sinh nhu cầu đến thời điểm mua hàng là bao lâu.

Ví dụ nếu khách hàng muốn mua 1 cái ô tô thì số ngày dẫn đến lượt chuyển đổi có thể là 30- 40 ngày,….Vì thế bạn cần phải có sự bình tĩnh. Đừng vội vàng phán xét kênh này chạy không hiệu quả. 

8 lưu ý không thể bỏ qua khi triển khai quảng cáo hiển thị để có hiệu quả tốt nhất

8 lưu ý không thể bỏ qua khi triển khai quảng cáo hiển thị để có hiệu quả tốt nhất

Chuyển đổi: là hành vi nào đó có ý nghĩa với doanh nghiệp

Các hành vi có ý nghĩa với doanh nghiệp có thể là gọi điện, điền form,….Tuy nhiên với mục tiêu xây dựng nhận thức thương hiệu thì hành động có ý nghĩa lại là người dùng vào trang và lướt trang bao nhiêu lâu. Và bạn cần phải nói cho Google biết hành động chuyển đổi nào mình muốn phù hợp với mục tiêu.

Như vậy mỗi doanh nghiệp sẽ có kiểu định nghĩa hành động có ý nghĩa khác nhau. Điều này cũng đúng với mỗi mục tiêu, tình huống khác nhau.

Mỗi một tình huống là duy nhất

Bạn không nên so sánh các chỉ số cơ bản, ngắn hạn như: CPC (chi phí cho một lần nhấp chuột) ,CPM (chi phí cho một lần hiển thị),…..Quan trọng là chuyển đổi cuối cùng của bạn tốt và bạn tiếp cận được với khách hàng tiềm năng, mang lại doanh thu, lợi tức tốt.

Smart bidding và tài sản dữ liệu

Với quảng cáo hiển thị bạn rất khó để biết được ai là người có tiềm năng chuyển đổi nhất. Vì thế việc nhờ đến Google là điều tất yếu. Với công nghệ thông minh và kho dữ liệu khổng lồ, Google sẽ giúp bạn tiếp cận với những người có tiềm năng chuyển đổi phù hợp với mục tiêu của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cần luôn nhớ rằng dữ liệu là tài sản quý giá. Dữ liệu này sẽ giúp Google học, phân tích và phán đoán, ra quyết định nên phân phối đến nhóm người nào, khi nào nên phân phối.

Google Ads là công cụ đầy quyền năng. Tuy nhiên công cụ này không thể thay thế cho tư duy, phương pháp luận và kế hoạch marketing tổng thể của bạn. Bạn cần xem Google Ads như một công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch tổng thể về marketing. Bạn cần nhìn thấy bức tranh tổng thể theo hành trình ra quyết định của khách hàng.

Như vậy bạn sẽ biết khi nào nên dùng quảng cáo hiển thị, khi nào nên dùng quảng cáo search, khi nào nên dùng quảng cáo remarketing, khi nào nên dùng youtube,….

Bên cạnh đó bạn cần dựa trên định hướng và tư duy chiến lược của mình. Bởi lẽ Google chỉ là công cụ sử dụng công nghệ hỗ trợ cho việc quảng cáo của bạn trở nên tốt hơn. Cuối cùng bạn vẫn cần có một bản kế hoạch riêng cho mình.

Chỉ nên thay đổi trong phạm vi 20%, hạn chế trong lần thay đổi đầu tiên

Điều tiếp theo bạn cần lưu ý là nếu chạy smart bidding thì bạn nên hạn chế thay đổi ở những lần đầu tiên chạy. Bạn không nên quá quan tâm đến các chỉ số ngắn hạn như CPC, CPM, CPA,…ở thời điểm đầu tiên. Bởi vì thời điểm này Google đang phân phối tạm để học và tiếp cận thử xem đâu là khách hàng tiềm năng nhất.

Vì thế trong thời gian này, hiệu suất sẽ có sự biến động. Chi phí chuyển đổi sẽ có sự dao động lớn trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng nếu 6 yếu tố ở trên bạn đã làm một cách bài bản, khoa học và chắc chắn.

Bạn nên bình tĩnh, không nên thay đổi nhiều và không nên so sánh với người khác. Trường hợp cần thay đổi, bạn chỉ nên thay đổi trong phạm vi 20% để google không phải học lại từ đầu.

Ngoài ra bạn cần lưu ý với quảng cáo hiển thị thì không nên phân nhóm quá nhỏ. Thường một chiến dịch chỉ làm 1 nhóm quảng cáo. Bởi lẽ nếu phân một chiến dịch với nhiều nhóm quảng cáo sẽ làm cho hiệu suất giảm và ảnh hưởng đến máy học. 

Dữ liệu là tài sản quý. Do đó bạn nên duy trì tính ổn định của tài khoản để dữ liệu được tích lũy một cách dần dần. Không nên chạy quảng cáo theo kiểu chỉ quan tâm đến những chỉ số ngắn hạn và bỏ tài khoản.  Đồng thời tuyệt đối không nên chạy quảng cáo bùng để làm ảnh hưởng đến những nhà quảng cáo khác.

Nên tách riêng tài khoản với các sản phẩm có đặc điểm khác nhau

Trường hợp doanh nghiệp của bạn bán những sản phẩm có đặc điểm khác nhau. Có sản phẩm tới vài triệu nhưng có sản phẩm chỉ vài chục ngàn thì bạn nên tách ra thành các tài khoản khác nhau. Bởi lẽ sản phẩm khác nhau thì đối tượng khách hàng tiếp cận sẽ khác nhau, cách chuyển đổi cũng khác nhau. Như vậy tách tài khoản tách ra sẽ giúp tiếp cận với tệp khách hàng phù hợp hơn. 

Về smart bidding trong quảng cáo hiển thị

Có một điều bạn cần lưu ý là chạy quảng cáo hiển thị khó hơn chạy quảng cáo chạy quảng cáo tìm kiếm. Bởi lẽ những người có hành động search thì khả năng cao là họ có nhu cầu. Tuy nhiên với Google Display Ads thì bạn rất khó biết được ai có nhu cầu và ai không có nhu cầu. 

Câu hỏi đặt ra là: làm sao để tiếp cận đúng người, đúng thời điểm? Chỉ có cách là bạn nhờ đến sự thông minh của Google. Tức là sử dụng phương pháp smart bidding.

Smart bidding là phương pháp hiệu quả để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng

Smart bidding là phương pháp hiệu quả để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng

Về khái niệm, đặc điểm Smart bidding đã được trình bày cụ thể trong các bài viết trước. Bài viết này chúng ta sẽ tham khảo lộ trình chuyển đổi của Smart bidding. Để chạy smart bidding thì việc bạn cần làm là:

  • Thiết lập mục tiêu và cài đặt đo lường: tức là bạn cần biết mình muốn gì và nói cho Google biết điều đó.
  • Sau khi thiết lập xong bạn cần có dữ liệu cho Google học. Để có dữ liệu, đầu tiên bạn phải dùng CPC thủ công, hoặc CPC nâng cao hoặc tối đa hóa nhấp chuột. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp chạy quảng cáo tìm kiếm trong thời gian đầu để thu chuyển đổi tốt và nhanh hơn. 
  • Khi có khoảng 30 chuyển đổi là bạn có thể chạy smart bidding (tối đa hóa chuyển đổi). 
  • Khi đã chuyển qua tối ưu hóa chuyển đổi thì số lượng chuyển đổi có thể nhiều lên. Lúc này CPA sẽ giảm xuống. Nếu bạn có cài đặt  giá trị chuyển đổi, bạn có thể chạy tối đa hóa giá trị chuyển đổi ROAS. Bạn sẽ định mức ra được phần trăm là bao nhiêu. Tuy nhiên việc chạy tối đa hóa giá trị chuyển đổi ROAS còn phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp khác nhau.
  • Sau giai đoạn 1 là đấu giá thông minh bạn có thể chuyển sang giai đoạn 2 là tự động hóa hoàn toàn chiến dịch.
Tham khảo lộ trình chuyển đổi của Smart bidding

Tham khảo lộ trình chuyển đổi của Smart bidding

Bộ chỉ số đo lường hiệu quả cơ bản

Trong bất cứ quảng cáo Google Ads nào bạn cũng cần có một bộ chỉ số. Sơ đồ dưới đây là những chỉ số căn bản nhất bạn cần nắm được trong quá trình triển khai quảng cáo.

Cần phải nắm rõ bộ chỉ số đo lường hiệu quả cơ bản 

Cần phải nắm rõ bộ chỉ số đo lường hiệu quả cơ bản

Kết luận

Trên đây là những vấn đề cốt lõi về tư duy triển khai Google Display Ads. Áp dụng đúng đắn 6 trụ cột quan trọng ở trên cùng với sự nhẫn nại, đầu tư trong giai đoạn đầu, chắc chắn kênh quảng cáo này sẽ góp phần mang lại những hiệu quả nhất định.