Hiểu đúng giá vốn hàng bán là gì và nắm được cách tính toán chính xác nhất sẽ giúp dòng tiền không bị thất thoát. Bạn có thể tự mình tính toán hoặc thuê kế toán nhưng nếu không nắm được cách tính toán bạn rất dễ bị “qua mặt”. Vậy khái niệm giá vốn hàng bán được hiểu là gì? Công thức tính giá vốn hàng bán chính xác nhất như thế nào? KDIGIMIND sẽ cập nhật đầy đủ thông tin trong bài viết dưới đây.
Vì sao chủ doanh nghiệp phải nắm chắc giá vốn hàng bán?
Theo thống kê (một công ty chuyên nghiên cứu về thị trường), Việt Nam có hơn 1,3 triệu cửa hàng kinh doanh theo hình thức bán lẻ. Điều đáng chú ý là trong số này có đến 70% chủ cửa hàng tại các tỉnh và hơn 90% chủ cửa hàng tại các thành phố lớn đang quản lý nguồn tiền của mình bằng cách ghi chép thủ công.
Thực tế cho thấy ghi chép thủ công vốn chỉ phù hợp với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không thuê nhân viên ngoài. Nhưng khi mô hình kinh doanh được mở rộng hoặc muốn phát triển hơn nữa, kiểu tư duy quản lý này thực sự cần thay đổi. Ghi chép thủ công rất dễ khiến việc quản lý nguồn vốn đầu tư và lãi suất thu được bị nhầm lẫn ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp.
Một lý do khác buộc doanh nghiệp phải biết và hiểu rõ về thuật ngữ giá vốn hàng bán trong kinh doanh. Cụ thể: Vụ việc đáng buồn đã từng diễn ra ở công ty GNN Express. Chính CEO công ty này đã khiến doanh nghiệp của mình bị tuyên bố phá sản vì không đủ khả năng chi trả dù kinh doanh vẫn có lãi. Điều bạn đang thắc mắc hẳn là “GNN Express rõ ràng kinh doanh có lãi tại sao vẫn “chết” phải không?”.
CEO của GNN Express đã thừa nhận khả năng yếu kém của mình trong việc quản lý dòng tiền. Cụ thể ông này không cân đối được thu chi nên đã lấy khoản thu hộ của khách hàng để chi trả nhiều hoạt động của công ty, số tiền lạm dụng lên đến 5.5 tỷ đồng. Khoản nợ quá lớn khiến GNN Express phá sản vì không có khả năng chi trả toàn bộ nợ mặc dù kinh doanh vẫn có lãi.
Lãi suất của doanh nghiệp = doanh thu + các khoản thu nhập khác – các chi phí (giá vốn hàng bán, phí quản lý doanh nghiệp, phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí thuê lao động,…). Vì trong lãi suất của doanh nghiệp có liên quan đến giá vốn hàng bán nên chỉ cần tính toán sai lầm khoản chi phí này trong khoảng thời gian ngắn cũng có khả năng khiến một doanh nghiệp “bị xóa sổ”.
Chính điều này thôi thúc các doanh nghiệp chú ý hơn đến yếu tố giá vốn, đặc biệt cần hiểu đúng nhất về khái niệm giá vốn hàng bán là gì. Đồng thời biết được giá vốn hàng bán bao gồm những gì, nguyên tắc hoạt động và cách tính giá vốn hàng bán chuẩn nhất mới quản lý dòng tiền đầu tư hiệu quả nhất.
Nắm chặt giá vốn hàng bán góp phần giúp cán cân thu chi của doanh nghiệp luôn cân đối. Nhờ đó doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Vậy khái niệm giá vốn hàng bán được hiểu như thế nào?
Khái niệm giá vốn hàng bán là gì ?
Cost of Goods Sold hoặc Cost of Sales được viết tắt thành COGS và COS là tên tiếng anh của thuật ngữ giá vốn hàng bán. Vậy hiểu thế nào cho đúng về thuật ngữ này?
Không ít chủ doanh nghiệp hiểu sai về giá vốn hàng bán
Nhiều người cho rằng giá vốn hàng bán là giá nhập lần đầu từ các nhà cung cấp mà bỏ qua các loại chi phí và giá nhập thay đổi theo thời gian của nó. Cách hiểu này hoàn toàn không đúng. Vậy giá vốn hàng bán là gì ?
Giá vốn hàng bán phải là giá trị vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong một thời gian cụ thể (một kỳ hoặc một năm) và phải bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ra sản phẩm. Chi phí sản xuất ra sản phẩm là một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán. Loại chi phí này bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý doanh nghiệp,…
Hiểu một cách đơn giản: Ngày 9/7 bạn nhập 1 lô áo gồm 30 áo phông với giá 55 ngàn đồng/chiếc bán hết trong 2 ngày. Bạn thấy khá dễ bán, ngày 11/7 bạn tiếp tục nhập 50 áo nhưng phía nhà cung cấp tăng giá thành 70 ngàn/chiếc nhưng phải mất đến 6 ngày bạn mới bán hết số áo nhập lần 2. Giá nhập lần sau đã có sự thay đổi so với giá nhập đầu tiên. Thêm vào đó bạn phải chi trả thêm tiền thuê nhân viên bán hàng và các chi phí khác trong 6 ngày.
Nếu bạn vẫn để định mức giá nhập 55 ngàn/chiếc như ban đầu thì rõ ràng việc quản lý dòng tiền, cân đối thu chi của bạn đã có sự nhầm lẫn. Hơn nữa, thực tế chẳng có cửa hàng nào chỉ kinh doanh một mã hàng, có đến hàng trăm ngàn mã hàng khác nhau. Chính vì điều này chỉ cần hiểu sai khái niệm giá vốn hàng bán là gì thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Đó là chưa kể giá vốn hàng bán ở mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những cách hiểu khác nhau. Chủ doanh nghiệp cần phân biệt thật rõ ràng.
Mỗi doanh nghiệp lại có sự khác nhau về giá vốn hàng bán
Loại hình công ty thương mại – nhập sản phẩm sẵn có về bán
Giá vốn hàng bán sẽ là tổng các chi phí từ lúc đặt mua hàng hóa đến lúc mặt hàng có mặt tại kho của công ty. Các chi phí này bao gồm: giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, thuế, bảo hiểm, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho,…
Loại hình công ty sản xuất – trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và cung ứng
Giá vốn hàng bán của loại hình công ty sản xuất cũng bao gồm các chi phí giống của các công ty thương mại nhưng sẽ lớn hơn do có thêm chi phí nhập nguyên liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm.
Mặt khác, giá vốn hàng bán của từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Bởi lẽ giá trị vốn của hàng bán còn thay đổi dựa trên những quy định khác nhau tùy vào hợp đồng với nhà cung cấp.
Rõ ràng thực tế tồn tại rất nhiều sự biến thiên trong quá trình nhập – xuất hàng hóa, làm sao bạn biết mình đã bỏ ra số tiền bao nhiêu, quản lý dòng vốn thế nào? Cùng tham khảo 5 cách tính giá vốn hàng bán hiện hành từ KDIGIMIND ngay sau đây.
5 công thức tính giá vốn hàng bán hiện nay
Thông qua nội dung phía trên chắc hẳn bạn đã có được cách hiểu đúng nhất giá vốn hàng bán là gì . Vậy công thức tính giá vốn hàng bán như thế nào? Hiện nay tồn tại 5 cách tính giá vốn hàng bán, KDIGIMIND chia sẻ cụ thể ngay:
Đích danh
Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp đích danh phù hợp với các đơn vị kinh doanh ít sản phẩm hoặc có sẵn các mặt hàng và nhận diện được.
Average Cost Method – AVCO – Bình quân gia quyền
Theo cách tính này giá trị vốn của hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được sản xuất hoặc mua vào trong kỳ.
Công thức tính giá vốn hàng bán theo AVCO: MAC = (A + B)/C
Trong đó:
- MAC chính là giá vốn hàng bán tính theo bình quân tức thời
- A là giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập x giá MAC trước nhập
- B là giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới x giá tồn kho sau khi đã phân chia chi phí
- C là tổng tồn = tồn trước nhập + tồn sau nhập
Giá trị trung bình của hàng hóa có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi lần nhập hàng. Tuy nhiên cần đảm bảo thông tin tồn kho của đơn vị bạn phải tuyệt đối chính xác. Bởi chỉ cần sai số ở số lượng tồn kho sẽ khiến cả tử số và mẫu số của công thức trên đều sai kéo theo sự sai lệch của giá vốn hàng bán. Điều này khiến doanh nghiệp không thể tính toán chính xác lãi gộp và giá trị tồn kho đúng nhất.
First In – First Out (FIFO) – Nhập trước xuất trước
Phương thức này dùng để tính giá vốn hàng bán là gì dựa trên giả định hàng được sản xuất trước, mua trước thì xuất trước. Hàng tồn kho còn lại ở cuối kỳ là hàng hóa được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo đó, giá trị vốn của hàng hóa xuất kho được tính toán dựa trên giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ. Giá vốn hàng bán tồn kho được tính theo giá lô hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc còn tồn kho gần cuối kỳ.
Công thức FIFO tính giá vốn hàng bán chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có thời gian sử dụng nhất định hoặc các cửa hàng bán đồ điện máy, điện tử, điện thoại, máy tính,…Mô hình kinh doanh bán lẻ hàng tạp hóa không phù hợp bởi việc tính toán dữ liệu khá phức tạp, dễ nhầm lẫn.
Chú ý: Khi giá nhập tăng, kết quả tính theo công thức FIFO cho thấy giá vốn hàng bán thấp đi. Nếu trong điều kiện lạm phát khả năng sẽ làm tăng thu nhập dòng kiến mức thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên.
Last In – First Out (LIFO) – Nhập sau xuất trước
Trái với cách tính FIFO, giá vốn hàng bán theo công thức LIFO dựa trên giả định rằng hàng tồn kho được sản xuất hoặc nhập vào sau sẽ được xuất trước. Và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn được sản xuất hoặc nhập vào trước đó.
Theo đúng cách tính này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng. Và giá trị của hàng tồn theo giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Chú ý: Hiện nay phương pháp tính giá vốn hàng bán đã không còn nhiều nước áp dụng cách tính LIFO, chỉ còn Nhật và Mỹ chấp nhận cách tính này. Tuy nhiên, theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ hoặc có giá trị lỗi thời so với giá hiện hành thì kết quả giá vốn hàng bán sẽ có sự sai lệch.
Thời điểm hiện tại, theo điều 23, Thông tư 200 giá vốn hàng bán tính theo công thức LIFO đã được nhiều doanh nghiệp thay thế cho phương pháp giá bán lẻ (phù hợp với các đơn vị bán lẻ).
Tính giá vốn hàng bán theo giá bán lẻ
Phương pháp tính giá vốn hàng bán này được phần lớn các công ty bán lẻ sử dụng. Các công ty bán lẻ có thể dùng công thức này để chuyển đổi giá bán lẻ về giá gốc, điều kiện là việc ghi chép giá bán lẻ phải được duy trì.
Trên đây là 5 phương pháp thường được các doanh nghiệp, đơn vị dùng để tính toán giá vốn hàng bán. Ngay sau đây KDIGIMIND đưa ra một ví dụ cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn về 3 phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến: FIFO, LIFO và AVCO.
Ví dụ cụ thể để hiểu hơn các phương pháp tính giá vốn hàng bán
Đề bài:
- Đầu kỳ tồn kho vật liệu A (VLA) là: 1000kg, đơn giá 20
- Ngày 3/7: Xuất 500kg
- Ngày 10/7: Nhập 2500kg, đơn giá 22
- Ngày 20/7: Xuất 1000kg
- Ngày 28/7: Xuất 500kg
- Ngày 31/7: Nhập 800kg, đơn giá 23
Tính giá vốn hàng bán (giá trị hàng tồn kho) tại ngày 31/7
Phương pháp FIFO
Bước 1: Tính tổng số lượng hàng nhập + tồn kho đầu kỳ
Bước 2: Tính tổng số lượng hàng xuất
Bước 3: Tính chênh lệch số lượng hàng nhập và xuất
Bước 4: Trừ lùi các giao dịch nhập tương ứng với số lượng chênh lệch hàng nhập tại bước 3.
Cụ thể:
- Tổng số lượng hàng nhập và tồn: 1000 + 2500 + 800 = 4300
- Tổng số lượng xuất: 500 + 100 + 500 = 2000
- Chênh lệch nhập và xuất: 4300 – 2000 = 2300 (đây chính là số lượng tồn kho cuối kỳ)
- Trừ lùi các giao dịch nhập đến 2300kg sẽ được giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = (800×23) + (1500×22) = 51400
Phương pháp LIFO
- Đầu kỳ tồn kho VLA là 1000, đơn giá 20
- Ngày 3/7: Xuất 500kg, còn 500kg giá 20
- Ngày 10/7: Nhập 2500kg, đơn giá 22
- Ngày 20/7: Xuất 1000kg đơn giá 22, còn 1500kg giá 22
- Ngày 28/7: Xuất 500kg đơn giá 22, còn 1000kg giá 22
- Ngày 31/7: Nhập 800kg, đơn giá 23
=> Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = (500*20) + (1000*22) + (800*23) = 50400
Phương pháp AVCO
- Đơn giá bình quân = [(1000×20) + (2500×22) + (800×23)]/ (1000 + 2500 + 800) = 21.72
- Đơn giá xuất cho các ngày 3/7, 20/7 và 28/7 là 21.72
- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = 2300 x 21.72 = 49956
KDIGIMIND mong muốn rằng thông qua bài viết các chủ doanh nghiệp đã nắm được giá vốn hàng bán là gì. Cùng với đó chúng tôi cập nhật các phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến giúp các chủ doanh nghiệp quản lý dòng tiền đầu tư hiệu quả hơn. Và đặc biệt quản lý nguồn tiền hiệu quả là cách để doanh nghiệp tránh được những thất thoát không đáng có. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Duykiet.com để cập nhật nhiều kinh nghiệm hữu ích để quản lý doanh nghiệp và nguồn tiền tốt hơn nhé!