Việt Nam là nước đang phát triển, nguồn lực kinh tế của nhiều doanh nghiệp còn nhỏ lẻ. Chính vì thế, việc thu hút FDI đóng vai trò rất quan trọng. Nó mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho nhiều doanh nghiệp. Vậy FDI là gì?

FDI là gì?

FDI là viết tắt của từ “ Foreign Direct Invesment”, nghĩa là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Đây là hình thức đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam một cách trực tiếp, dài hạn của một cá nhân hay một đơn vị nào vào một đất nước khác.

Theo tổ chức Thương mại Thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài sẽ là những cơ sở kinh doanh.

Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và số tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.

FDI là gì?

Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.

Các đặc điểm của FDI

Mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Tùy theo quy định của từng quốc gia, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.

Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.

Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.

Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó.

Xem thêm: Agency là gì?

Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Thông thường, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.

Các đặc điểm của FDI

Vai trò của FDI

Đối với nước đầu tư

Tác động tích cực

Người đầu tư là người có quyền quyết định, quản lý, quyền điều hành nên họ hoàn toàn có khả năng đưa ra những quyết định mang đến lợi ích cao nhất cho bản thân họ.

Như vậy vừa đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn đầu tư lại vừa giúp nhà đầu tư có được thu nhập tốt.

Nhà đầu tư được phép chọn lựa nơi mà họ sẽ đầu tư vào thông qua việc nghiên cứu thị trường, nhân lực lao động, tài nguyên thiên nhiên,…

Vì vậy họ toàn quyền được khai thác triệt để theo đúng quy định, văn hóa với mục đích nguồn vốn đầu tư có thể sản sinh ra nguồn lợi nhuận cao nhất.

Thường họ sẽ chọn những thị trường lao động rẻ, có nguồn tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ tiềm năng để đầu tư.

Tác động tiêu cực

Doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.

Nếu như nước nhận đầu tư không may xảy ra xung đột vũ trang, có những thay đổi khác biệt trong chính sách đầu tư thì những doanh nghiệp FDI phải đối mặt với không ít thử thách, rủi ro.

Vai trò của FDI

Đối với nước nhận đầu tư

Tác động tích cực

Nước nhận đầu tư có thêm khả năng tài chính để phát triển kinh tế, đẩy cao kim ngạch xuất khẩu, tăng ngân sách thu, làm cho nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ và sớm hội nhập với thế giới.

Kết quả đầu tư vào doanh nghiệp có thành hay bại thì nước nhận đầu tư cũng chịu rủi ro, mất mát ít hơn so với nước đầu tư.

Có cơ hội tiếp cận với nền khoa học công nghệ, với sự phát triển vượt bậc trong kỹ thuật sản xuất, chiến lược kinh doanh,…

Việc có thêm vốn, mở thêm nhiều công ty, doanh nghiệp sẽ là điều kiện tốt để vấn đề việc làm ở nước nhận đầu tư được giải quyết.

Tác động tiêu cực

Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.

Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.

Vấn đề tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt do khai thác quá mạnh. Có thể gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường.

Xem thêm: Big data là gì?

Tìm hiểu về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Tìm hiểu về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Khái quát về doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này là chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Thông thường, doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp FDI khi có góp vốn từ nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

Có 2 dạng doanh nghiệp FDI phổ biến là:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Khái quát về doanh nghiệp FDI

Tổng quan về doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Doanh nghiệp FDI của Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước.

Đồng thời tác động ngược lại đối với Việt Nam, khi hết thời hạn qui định (khoảng từ 50 – 70 năm) doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho phía Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên.

Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Hành trình hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta đã tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử và một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước.

Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực.

Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD.

Tổng quan về doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

FDI là một nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Trong tương tại, FDI hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu. Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND Web để thường xuyên cập nhật nhiều thông tin mới nhé!