Nếu bạn đang bán hàng hoặc kinh doanh trên Facebook thì không nên bỏ qua công cụ theo dõi tuyệt vời này – Facebook Pixel. Tuy nhiên vẫn có nhiều người thao tác sai làm cho việc theo dõi không còn hiệu quả. Vậy thực chất Facebook Pixel là gì và nên cài đặt như thế nào cho đúng?
Facebook Pixel là gì?
Chính xác hơn thì nên gọi là Pixel Facebook. Đây là một đoạn mã JavaScript mà Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo, những người có sở hữu website trên Facebook.
Mã JavaScript được chèn vào web để tiện cho việc theo dõi, đo lường, tạo tệp đối tượng cho chiến dịch Marketing trên website.
Người quản lý có thể tận dụng Facebook Pixel để theo dõi lưu lượng truy cập vào website thông qua các hoạt động quảng cáo của mình.
Vậy Facebook Pixel Code là gì? Thực ra đây là một đoạn mã HTML được cài đặt vào website do bạn quản lý trên Facebook.
Nhiệm vụ của Facebook Pixel Code là gì? Bạn hãy hình dung chức năng của nó tương tự như code Google Analytics. Để hiểu rõ hơn thì hãy cùng KDIGIMIND đến với phần 2, chức năng của Facebook Pixel là gì.
Chức năng của Facebook Pixel
Đảm bảo quảng cáo của bạn được hiển thị với lượng khách hàng phù hợp
Facebook Pixel có thể tìm kiếm được số lượng khách hàng tiềm năng, đánh vào tâm lý của nhóm khách hàng thích hợp với sản phẩm.
Đặc biệt hơn, đây là nhóm khách hàng mới, họ đang tìm kiếm những sản phẩm tương tự và Facebook Pixel sẽ giúp bạn “liên lạc” với những người đó biết đến “sự hiện diện” của website bạn.
Facebook Pixel giúp tăng doanh số
Chắc chắn là như vậy rồi, khi có thêm một nhóm khách hàng mới và họ cũng đang có nhu cầu mua sắm sản phẩm đó và giờ đây họ đã tìm thấy bạn.
Thêm vào đó, tính năng thiết đặt giá thầu tự động được tự động thiết lập và tiếp cận với nhóm khách hàng mới. Họ chẳng những biết đến sản phẩm mà còn biết được giá, so sánh giá cả và cuối cùng là mua hàng.
Facebook Pixel đo lường kết quả quảng cáo
Trước đây bạn sẽ chẳng biết được rằng những chiến dịch quảng cáo của bạn trên Facebook có thực sự hiệu quả không, có tiếp cận khách hàng được hay không.
Giờ đây Facebook Pixel sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những tác động, những thay đổi của phương thức bạn đang chọn quảng cáo sản phẩm có hiệu quả với người tiêu dùng không, mọi người có hành động gì khi họ nhìn thấy quảng cáo.
Như vậy, có thể hiểu rằng Facebook Pixel là một chú “robot” miệt mài, chăm chỉ. Chú sẽ giúp bạn kết nối giữa khách hàng với website do bạn quản lý trên facebook. Mọi động tĩnh từ website, Facebook Pixel sẽ giúp bạn kiểm soát và báo cáo lại với bạn.
Ứng dụng của Facebook Pixel là gì?
Theo dõi hành vi của khách hàng truy cập vào website
Facebook Pixel có thể chuyển đổi các dữ liệu trên các thiết bị khác nhau: người dùng với cùng một tài khoản khi đăng nhập trên các thiết bị khác nhau có thể di chuyển, thay đổi trước khi có hành động trên website.
Hỗ trợ các nhà quảng cáo triển khai chiến lược quảng cáo Remarketing trên Facebook
Những đối tượng đã từng ghé qua, quan tâm và mua hàng, Pixel Facebook sẽ thực hiện quảng cáo lại với họ với mục tiêu cụ thể là họ sẽ mua hàng, đăng ký lần nữa…
Tương tác của người dùng sẽ tập trung vào cửa hàng kinh doanh của bạn nhờ vào bất kỳ một quảng cáo nào được đặt ra trên Facebook.
Thu thập dữ liệu một cách tự động về người tiêu dùng khi truy cập vào website
Kết nối với nhóm khách hàng tiềm năng có thể thực hiện chuyển đổi: những ai đã từng ghé qua website là những đối tượng đã được bạn tối ưu hóa và sẽ tiếp tục hiển thị quảng cáo với họ. Đây là lượng khách hàng có khả năng chuyển đổi hành vi cao trên website của bạn.
Hướng dẫn tạo & cài đặt Pixel Facebook chạy quảng cáo đơn giản
Tài khoản quảng cáo cá nhân bạn chỉ tạo được 1 mã pixel. Còn đối với tài khoản quảng cáo doanh nghiệp bạn có thể tạo được tối đa 100 Pixel. Dưới đây là các bước tạo và cài đặt pixel facebook:
Bước 1: Truy cập vào Trình quản lý quảng cáo trên Facebook
Vào tài khoản Facebook của mình. Ở phía bên phải, góc trên màn hình có mũi tên, hãy click vào đó. Sau đó sẽ có một thanh menu hiển thị, chọn vào mục Quản lý quảng cáo.
Bước 2: Chọn tab Pixel
Một cửa sổ của tab Quản lý quảng cáo hiện ra, ở cột Tài sản, hãy click vào ô Pixel
Bước 3: Tạo Pixel Facebook
Xuất hiện một cửa sổ mới, hãy chọn vào nút tạo Pixel
Bước 4: Tên ghi nhớ cho đoạn Facebook Pixel Code là gì?
Sau khi tạo Pixel thành công, bạn có thể đặt tên gợi nhớ cho đoạn Facebook Pixel mà mình vừa tạo tài khoản. Tiếp theo là click vào ô Đồng ý và nhấp chọn Tiếp để đến với bước cuối cùng.
Bước 5: Đợi trong giây lát
Sau khi đặt tên gọi nhớ, nhiệm vụ cuối cùng của bạn là chờ đợi cho Facebook Pixel được thiết lập. Sau đó sẽ có một thông báo báo kết quả tạo được thành công hay có lỗi xảy ra.
Nếu có lỗi thì hãy quay trở lại bước 1 nhé. Còn nếu trên màn hình hiển thị bạn thành công, hãy đến với cách lấy mã Facebook Pixel và chèn vào website.
Cách lấy mã Pixel và chèn lên website
Mã Facebook Pixel đóng vai trò rất quan trọng cho việc đo lường hiệu quả quảng cáo trên Facebook.
Có rất nhiều người đã tạo Pixel thành công nhưng vẫn không thể theo dõi hành vi người dùng được, nguyên nhân chính là ở giai đoạn lấy mã này đây. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa mã Pixel Facebook và Facebook Pixel ID.
Vì thế, để các bạn không gặp tình trạng tương tự, hãy theo dõi cách lấy mã Pixel và chèn lên Website như thế nào nhé.
Cụ thể mã Pixel Facebook gồm 2 đoạn mã chính sau đây:
- Đoạn mã cơ sở: Đây là toàn bộ đoạn mã Pixel Facebook mà các bạn đã tạo ở phần cài đặt Pixel vào website, đó gọi là Pixel Facebook code
- Đoạn mã sự kiện tiêu chuẩn: Về bản chất đây là đoạn mã con của mã cơ sở. Đoạn mã này sẽ nằm trên thẻ đóng. Bạn cần hiểu rằng đối với một trang con trên website thì chúng ta sẽ có nhiều đoạn mã tiêu chuẩn khác nhau. Như vậy, việc ghi nhận và theo dõi hành vi khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều mã tiêu chuẩn này khi khách hàng truy cập vào website bán hàng của bạn.
Có các loại mã sự kiện tiêu chuẩn theo dõi hành động của khách hàng sau:
- Xem nội dung trên trang
- Tìm kiếm trang
- Theo bài viết để đánh giá sản phẩm
- Đưa sản phẩm vào mục yêu thích
- Thao tác thanh toán
- Thêm thông tin thanh toán
- Đăng ký xem trước, xem thường xuyên
- Theo dõi hành vi của khách hàng tiềm năng
Chèn mã Pixel vào website do bạn tự tạo có phức tạp không? Hãy theo dõi những bước sau đây nhé.
Sau khi tạo Pixel Facebook thành công. Ở cửa sổ kế tiếp, click vào lệnh sao chép và dán mã. Lúc này, kết quả sẽ hiển thị cho bạn một mã gọi là Pixel Facebook Code.
Vậy Facebook Pixel ID là gì? Chính là dãy chữ số màu xanh hiện diện nổi bật trong Pixel Facebook Code đó. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là “bốc” ID Pixel ra và đến với các thao tác tiếp theo.
Trường hợp website sử dụng WordPress
Bước 1: Cài đặt Plugin Head và Footer
Bước 2: Dán đoạn mã Pixel Facebook vừa lấy khi nãy sao chép vào website.
Trong mục Setting – Cài đặt, hãy chọn Header và Footer Code và dán mã Pixel vừa rồi vào Header and Footer .
Cuối cùng là Save để lưu lại thay đổi này thôi.
Trường hợp website sử dụng Shopify
Ưu điểm của việc xây dựng website trên Shopify là các thao tác chèn mã Pixel vào website đơn giản hơn. Đó là những thao tác gì?
- Bước 1: Truy cập vào cài đặt – Setting trên Shopify
- Bước 2: Tiếp theo, nhấn vào tab Online Store
- Bước 3: Dán mã Facebook Pixel ID vào ô
Lưu ý:
Một đoạn mã Facebook Pixel bạn có thể gắn vào nhiều tài khoản website khác nhau và chèn cùng lúc vẫn được luôn nhé.
Mã Pixel Facebook được lấy và chèn vào website như hướng dẫn trên đây có thể thực cho cả tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân.
Xem báo cáo của Facebook Pixel
Các chỉ số báo cáo pixel facebook
Để đọc báo cáo facebook pixel khi chạy quảng cáo facebook bạn cần nắm được các chỉ số như:
- Mua hàng (purchase)
- Thêm vào giỏ hàng (add to cart)
- Xem nội dung (View content)
- Thông tin về thanh toán (Initiate checkout)
Mở báo cáo của facebook pixel
Chỉ với 2 bước thực hiện đơn giản là có thể mở được báo cáo pixel:
- Bước 1: Tiến hành mở trình quản lý quảng cáo facebook. Vào men chọn tab báo cáo quảng cáo. Tại Columns và click vào mục customize columns.
- Bước 2: Sau đó sẽ xuất hiện 1 bảng bạn chọn những nội dung muốn hiển thị quảng cáo bằng cách click chuột vào mục muốn hiển thị. Nhấn Áp dụng là hoàn thành việc mở báo cáo.
Hoặc trên khung tìm kiếm search bạn có thể nhập tên những chỉ số bạn muốn thêm vào như: chi phí, mua hàng, thêm vào giỏ hàng, CPM, CPC để tiện cho việc theo dõi, đo lường.
Cách share Pixel Facebook
Share Pixel Facebook được hiểu theo nghĩa tiếng việt là chia sẻ Pixel Facebook của website cho một người khác. Việc đó sẽ dễ dàng quản lý và theo dõi website hơn, mở rộng người quản lý ra.
Cụ thể, người được share Pixel Facebook có thể xem được toàn bộ đoạn mã Pixel kể cả Facebook Pixel ID.
Vì vậy, để Share Pixel Facebook, bạn cần sử dụng tài khoản facebook Business. Thao tác cụ thể để Share Facebook Pixel là gì?
- Bước 1: Truy cập vào trang quản trị tài khoản facebook Business
- Bước 2: Ở phía bên trái, chọn tab chức năng của Pixel. Sau khi cửa sổ các chức năng của Pixel Facebook hiện ra, chọn Pixel mà bạn muốn chia sẻ
- Bước 3: Nhập ID tài khoản quảng cáo Business mà bạn muốn Share, nghĩa là chọn đối tác mà bạn sẽ chia sẻ Pixel facebook.
- Bước 4: Cuối cùng là xác nhận hoàn tất. Phía đối tác lúc này cũng sẽ nhận được mã Pixel facebook.
Lưu ý: Chỉ những tài khoản quảng cáo Business mới có thể Share và nhận Pixel Facebook. Còn đối với tài khoản cá nhân thì không thể Share Pixel facebook mà chỉ có thể chèn vào website mà thôi.
Khi chạy quảng cáo trên facebook ngoài các yếu tố pixel bạn cũng cần nắm được chat support facebook để báo cáo các sự cố khi chạy quảng cáo một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Cách xóa Pixel Facebook
- Bước 1: Trước tiên là thực hiện gỡ mã Code Injection để sử dụng tiện ích tích hợp sẵn. Thao tác gỡ mã cũng không làm ảnh hưởng đến dữ liệu của bạn trên Facebook, chỉ cần bạn thêm ID Pixel sau khi gỡ hoàn tất.
- Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Squarespace của bạn và chọn Cài đặt. Sau đó, chọn tab Nâng cao và nhấp vào Code Injection
- Bước 3: Xóa toàn bộ mã Pixel được bao quanh bằng
<!– End Facebook Pixel Code →
Lưu ý: Không xóa thêm nội dung nào khác ngoài 2 trường trên vì sẽ làm hỏng các phương thức tùy chỉnh website và cũng rất khó để khắc phục
Một số câu hỏi thắc mắc khi cài cài đặt pixel facebook
3 loại màu facebook pixel khi chạy quảng cáo
- Màu xanh lá: ý nghĩa cho biết người dùng vào website của bạn và thực hiện hành động như: xem nội dung, mua hàng,…Tức là khi người dùng thực hiện hành động nào thì hành động đó sẽ chuyển thành màu xanh.
- Màu xám: biểu trưng có khách hàng thực hiện hành động trên website của bạn. Tuy nhiên 30 ngày qua vẫn chưa ai thực hiện lại hành động đó.
- Màu đỏ: Hành động đó chưa được ai thực hiện.
Xuất hiện dòng chữ xác minh Pixel
Khi có hành động bắt bạn xác minh pixel thì vẫn thực hiện chiến dịch quảng cáo bình thường. Bởi vì, khi bạn chạy quảng cáo nếu có hành động nào xảy ra thì dòng chữ xác minh pixel đó sẽ biến mất.
Một mã pixel facebook thì gắn vào bao nhiêu website?
Câu trả lời cho vấn đề này là một mã pixel bạn có thể sử dụng gắn trên nhiều website. Tức là không giới hạn về số lượng website.
Tuy nhiên thì để nuôi được pixel trở nên tối ưu hơn cho quảng cáo thì bạn nên sử dụng một mã pixel tương ứng với một website riêng.
Hoặc bạn có thể sử dụng 1 mã pixel cho những website nhưng phải có cùng chủ đề nhé.
Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu thêm các thông tin về Facebook Pixel là gì, cách tạo và cách lấy Pixel trên Facebook cá nhân cũng như doanh nghiệp mình nếu có nhu cầu theo dõi hành vi khách hàng.
Hãy theo dõi KDIGIMIND thường xuyên để cập nhật thêm những kiến thức Digital Marketing Facebook nhé.