Domain Authority là gì? Thuật ngữ này còn khá mới lạ đối với các SEOer mới vào nghề. Nó liên quan tới phần đánh giá hiệu quả của việc phát triển SEO Website. 

Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Kdigimind sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Domain Authority là gì. Ben cạnh đó chúng tôi hướng dẫn chi tiết cách cải thiện điểm DA cho Web. Mời quý bạn đọc cùng  theo dõi toàn bộ nội dung hữu ích sau:

Domain Authority là gì? 

Domain Authority là gì ? – Bạn có thể hiểu thuật ngữ này theo kiểu tiếng Việt là điểm xếp hạng. Người trong chuyên ngành gọi tắt nó thành DA và xem như thước đo thứ hạng Website trên công cụ tìm kiếm.

Domain Authority 1

Bạn đã biết Domain Authority là gì?

Điểm Domain Authority được tính theo thang điểm thấp nhất là 0 và tối đa 100. Một Website đạt điểm cao tương ứng thứ hạng vượt bậc hơn các trang khác.

Bên cạnh đó DA còn theo dõi được khả năng cạnh tranh xếp hạng của Web theo thời gian. Chỉ số Domain Authority được tính toán bằng cách kết hợp tất cả số liệu. Trong đó bao gồm Roots Domain và tổng số lượng liên kết thành một điểm số duy nhất.

Công cụ kiểm tra Domain Authority DA như thế nào là tốt?

Chúng tôi vừa trả lời câu hỏi, làm rõ Domain Authority là gì? Tiếp theo, để biết được Website của mình ở điểm nào, bạn sẽ phải cần check DA. Cách thực hiện cụ thể bao gồm như sau:

Số điểm

Kiểm tra Domain Authority là công việc quan trọng và không thể bỏ qua. Một khi biết được DA bao nhiêu điểm, bạn sẽ có biện pháp cải thiện chất lượng Website.

Domain Authority 2

Mối tương quan giữa điểm DA và chất lượng Website

Như đã đề cập, số điểm Domain Authority dao động trong phạm vi 100. Để Website tăng điểm từ 20 đến 30 là việc khá dễ. Tuy nhiên với mức 70 đến 80 lại khó khăn hơn hoặc mức 100 cần có kinh nghiệm và kỹ thuật.

Các Website nằm ở Top đầu của Domain Authority thường chứa số lượng khủng trang liên kết bên ngoài chất lượng cao. Trong khi các Website của doanh nghiệp nhỏ ít có liên kết, điểm DA sẽ  thấp hơn nhiều. Tóm lại, liên kết trên Website càng lớn tương đương điểm Domain Authority càng cao.

Bạn có thể Check Domain Authority bằng cách sử những công cụ SEO miễn phí của Moz. Cụ thể như: Link Explorer, MozBar hoặc dùng phần SERP Analysis của Keyword Explorer.

Domain Authority luôn bắt đầu số điểm là 1

Với các Website mới, số điểm Domain Authority luôn bắt đầu là 1. Mặc dù DA là một công cụ dự đoán khả năng xếp hạng của Web. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải đặt mục tiêu điểm cao lên hàng đầu. 

Các SEOer chỉ cần check Domain Authority và đem số điểm này so sánh với trang cùng ngành xem độ chênh lệch. Qua đó bạn có thể nhìn nhận, đánh giá và cải thiện chất lượng Web. Trong thời gian tới, Website doanh nghiệp sẽ cần đạt hay vượt qua  bao nhiêu điểm.

Quy trình cải thiện tăng Domain Authority

Phần trên các SEOer Newbie đã tìm hiểu về Domain Authority là gì. Tiếp theo, để giúp Web có điểm tổ chức tên miền tốt hơn, bạn hãy áp dụng phương pháp sau. Quy trình thực hiện chi tiết trong nội dung dưới đây:

Bước 1: Chọn tên miền

Tên miền giống như diện mạo bên ngoài của một con người. Thông qua đây, Website xác định được mức độ tin tưởng, sự chuyên nghiệp và uy tín.

Domain Authority 3

Tên miền Website cần  ngắn gọn, dễ nhớ, tạo thiện cảm

Nếu bạn lập mới Website, việc đầu tiên cần làm là chọn Domain. Một lưu ý rằng tên miền phải ngắn gọn, dễ nhớ để tạo thiện cảm người dùng. Đặt biệt khách thuận tiện truy cập khi quay lại tìm trang Web. 

Ví dụ Web kinh doanh tập trung chủ yếu vào mỹ phẩm, tên miền có thể là “doanh nghiệp + cosmetic”. Bạn cũng nên mua một tên miền cũ để không phải tạo tuổi miền. Trong trường hợp Domain đã có sẵn, hãy kiểm tra và gia hạn lại nếu cần.

Bước 2: Tối ưu yếu tố On – Page

SEO là yếu tố sẽ gây ảnh hưởng đến xếp hạng Website trên bảng kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó nó còn tác động đến cả điểm Domain Authority của trang. 

Domain Authority 4

Tối ưu hóa Onpage hiệu quả tác động đến điểm Domain Authority

Do vậy bạn cần đảm bảo luôn tối ưu tất cả Code của Website. Trong đó bao gồm: Thẻ tiêu đề, thẻ hình ảnh, từ khóa, mật độ từ khóa. Dưới đây là một số lưu ý khi bạn tối ưu hóa On- Page:

  • Tránh nhồi nhét keyword và giữ mật độ  từ khóa  từ 0.5 đến 1.5%.
  • Sử dụng thẻ tiêu đề rõ ràng H1, H2  H3,… nhằm làm nổi bật các ý chính.
  • Chọn từ khóa mục tiêu cho bài đăng, cụ thể là những keyword đuôi dài vì chúng dễ xếp hạng hơn. 
  • Viết tiêu đề, thẻ Meta hấp dẫn chứa từ khóa mục tiêu. Thẻ Description không được bỏ trống. 
  • Bên cạnh đó, việc tạo các biến thể cũng rất quan trọng vì nó sẽ cải thiện trải nghiệm người đọc. Khả năng bài viết được khách truy cập cao hơn. Người viết có thể thực hiện bằng cách in đậm, in nghiêng hoặc gạch chân các Keyword. 

Ngoài ra,  bạn cũng có thể tạo thanh bên để đặt Link của các bài viết mới. Tất cả những điều này góp phần không nhỏ Domain Authority và tăng điểm cho Web. Các SEOer nên bỏ túi để việc tối ưu On-page đạt hiệu quả. 

Bước 3: Sáng tạo nội dung có khả năng liên kết

Để tạo ra những liên kết chất lượng cao từ nhiều Domain khác nhau, bạn cần tạo nội dung chất lượng. Thêm nữa, nó phải được đăng tải một cách thường xuyên.

Domain Authority 5

Sáng tạo nội dung chất lượng để tăng lượng traffic và chia sẻ bài viết

Một hiệu ứng sau đó tạo ra là sẽ có nhiều người truy cập và chia sẻ bài đăng. Từ đó, Website của bạn được phổ biến rộng rãi. Thêm nữa, nội dung càng tốt, càng nhiều trang lớn liên kết với bài viết.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ những thông tin trong bài cần liên quan đến thương hiệu và người đọc. Đồng thời tất cả phải sáng tạo và nhất quán về phong cách.

Bước 4: Cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ trang Web

Một bước khác rất quan trọng để tăng Domain Authority, phát triển Website đó là liên kết nội bộ. Những Internal Link sẽ hướng khách truy cập đến những gì mà họ đang tìm kiếm. Từ đó tính trải nghiệm sử dụng trang cải thiện dần lên.

Bạn có thể thực hiện liên kết nội bộ bằng cách đề xuất các bài đăng có liên quan đến độc giả. Đơn giản bởi trong nhiều trường hợp, khách thường muốn đọc thêm thông tin về chủ đề đó. Hơn nữa, nó còn giúp họ tránh khỏi sự hụt hẫng sau khi chưa nắm đầy đủ điều muốn biết. 

Hiểu theo cách rộng hơn, link nội bộ khiến mức độ tương tác giữa khách với Website nhiều hơn. Ngoài ra, nó còn giúp công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang Web dễ dàng.

Bước 5: Loại trừ liên kết xấu và độc hại

Ngoài việc tạo nội dung và số lượng link liên kết nội bộ, cách khác để tăng Domain Authority là gì? Chuyên trang gợi ý bạn nên thường xuyên kiểm tra lại link liên kết của mình. Mục đích nhằm loại bỏ những liên kết ngược hoặc độc hại, làm Website sạch, thân thiện với người truy cập. 

Domain Authority 6

Sử dụng Link Manager để loại bỏ những bad link

Việc lọc và xóa các link xấu khá phức tạp. Do vậy, bạn hãy sử dụng Link Manager của SEOPressor để trợ giúp.

Bước 6: Thân thiện với thiết bị di động

Ngày nay công nghệ di động thông minh ngày càng phát triển. Đi kèm theo đó là số lượng về người truy cập Web từ thiết bị này tăng cao. Nếu Website doanh nghiệp chưa được tối ưu hóa cho Mobile, bạn nên triển khai sớm. 

Đầu tiên, hãy check Domain Authority, xem nó đáp ứng tiêu chí thân thiện với Mobile hay không? Cách kiểm tra là bạn truy cập vào Mobile Friendly Test by Google Developers. 

Website một khi không thân thiện sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm mảng thiết bị di động. Mặt khác, nó còn khiến doanh nghiệp mất nhiều khách truy cập. Lý do vì thời gian chờ vào Web lâu, phông chữ hiển thị sai hay Layout bị lộn xộn.

Bước 7: Nâng cao danh tiếng

Một trong những cách để tăng Domain Authority cho Website chính là nâng cao danh tiếng. Cách thực hiện bạn hãy tạo ra nội dung kỹ lưỡng, chuẩn xác để thu hút người theo dõi. Đôi khi có thể thêm một ít mánh khóe phương tiện truyền thông xã hội để nhanh đạt kết quả. 

Từ việc nhiều người theo dõi lớn, thương hiệu doanh nghiệp càng được nâng tầm, có vị trí nhất định. Tiếp đó, một chuỗi những hiệu ứng đi kèm như lưu lượng truy cập, link liên kết bên ngoài tăng.

Ngoài ra bạn cũng có thể đăng bài trên Blog hoặc các trang danh tiếng có liên quan đến ngành nghề kinh doanh. Cách này cũng rất thông dụng được các SEOer dùng nâng cao danh tiếng Website.

Bước 8: Tăng tốc độ load trang

Tốc độ load trang kém là vấn đề sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng. Điển hình nhất như tỉ lệ thoát trang gia tăng. Đơn giản vì hầu hết khách truy cập không có đủ kiên nhẫn chờ 15 giây cho một Web tải xong.

Domain Authority 7

Tăng tốc độ Website giúp giảm thời gian load Web

Để cải thiện vấn đề này, bạn có thể tăng tốc độ tải trang bằng cách sử dụng PageSpeed của Google. Nó vừa giúp doanh nghiệp phân tích tốc độ tải trang, mặt khác còn đưa ra giải pháp cải thiện  hữu hiệu. Ngay bây giờ, bạn hãy kiểm tra yếu tố trên để tránh ảnh hưởng chỉ số Authority nhé!

Bước 9: Quảng bá trên mạng xã hội

Hiện nay, hầu như tất cả khách hàng sử dụng Smartphone đều có dùng mạng xã hội. Nguồn tài nguyên này là một mảnh đất màu mỡ có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tìm kiếm. Vì thế, hãy quảng bá bài viết trên kênh Social Media như Facebook, Twitter nhằm tiếp cận đối tượng mới.

Để thực hiện việc trên khéo léo, không biến bạn thành một spammer, hãy nắm chắc những kỹ năng đăng bài. Cụ thể đó là Guest post – một cách để phát triển uy tín thương hiệu và lưu lượng truy cập giới thiệu. Đây là kỹ thuật luôn tạo ra độ hiệu quả cao hơn so với bình luận trên blog.

Bên canh đó, bạn hãy khuyến khích người dùng nhấn Follow, Like và bình luận. Mục đích nhằm thu được những tín hiệu xã hội tốt, từ đó kéo Domain Authority tăng lên rất nhiều. 

Ngược lại, nếu bạn bỏ qua không chú trọng vào bước này, bài viết sẽ chẳng tiếp cận được bao nhiêu người. Nó mãi chỉ ở yên trên Website của doanh nghiệp, điểm tên miền cứ dậm chân tại chỗ.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu trọn vẹn Domain Authority là gì. Kdigimind chúc bạn đưa vào thử nghiệm thành công để tăng chỉ số DA cho Website an toàn và hiệu quả.