CPM là chỉ số được dùng phổ biến trong quảng cáo. Nó là một loại hình tính chi phí quảng cáo được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy làm thế nào để tiết kiệm chi phí, tận dụng hiệu quả một cách tối đa? Mời các bạn đọc bài viết này!
CPM là gì?
CPM là viết tắt của Cost Per 1000 Impression, nghĩa là giá mỗi 1000 lần hiển thị, số lần hiển thị như số lượt xem.
Khi chạy quảng cáo CPM, các bạn phải đặt giá thầu mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo và tùy chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện. Mức giá của các gói CPM sẽ khác nhau.
Ví dụ trong quảng cáo Facebook, quảng cáo của bạn hiển thị 10.000 lần bị trừ số tiền là 500.000đ vậy CPM là 50.000đ (cho một 1000 lượt hiển thị).
CPM là gì?
Khác biệt giữa CPM và CPC
Khác với CPM, CPC là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định.
Quảng cáo này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và tỷ lệ chuyển đổi cao vì khi người dùng có sự quan tâm và nhu cầu họ mới click vào quảng cáo của bạn và lúc đó mới tính tiền cho một click.
Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu (bidding) là 1.000 VNĐ, bạn sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn 1.000 VNĐ trên mỗi lần nhấp vào liên kết.
Xem thêm: Cách tính CPC chuẩn nhất (Cập nhật 2020)
Khác biệt giữa CPM và CPC
Ưu điểm của CPM
Đây thường là lựa chọn hàng đầu bởi các nhà quảng cáo để quảng bá thương hiệu. Loại quảng cáo này đơn giản, dễ sử dụng và dễ kiếm tiền do người dùng không phải làm gì khác ngoài việc đặt quảng cáo trên blog cho quảng cáo hiển thị.
Còn đối với các nhà cung cấp nơi đặt quảng cáo (các trang web hay blog), bạn sẽ thu được lợi nhuận từ các quảng cáo của các doanh nghiệp của mình. Công việc bạn phải làm là tạo được uy tín số lượng truy cập lớn cho trang Web hay Blog của mình để trở thành đối tác của các hệ thống quảng cáo.
Ưu điểm của CPM
Nhược điểm của CPM
CPM kiểu như cứ hiển thị là bạn bị tính tiền do đó bạn rất dễ đốt tiền mà không hiệu quả.
Ngoài ra, bạn rất khó để có thể nắm bắt được số lần quảng cáo đã được hiễn thị cũng như nó được hiễn thị trong thời gian bao lâu.
Vì vậy khi chạy chiến dịch với hình thức CPM bạn cần cân nhắc kỹ về mục tiêu của chiến dịch.
Nếu bạn chạy chiến dịch với mục tiêu thúc đẩy doanh số, thu leads thì CPM có thể không phù hợp.
Nhược điểm của CPM
CPM nên dùng khi nào?
Khi mục tiêu của bạn là muốn quảng bá nhanh chóng thương hiệu của doanh nghiệp tới lượng lớn người dùng thì CPM là lựa chọn đúng đắn.
Khi bạn chọn CPM, quảng cáo của bạn hiển thị thường xuyên, mọi người click vào đó, click tương tác trên fanpage của bạn. Bạn có thể dễ dàng thu hút hàng nghìn fan vào trang và like trang của bạn có cùng sở thích đó.
VÌ thế, Coca-cola hay Starbucks thường sử dụng CPM. Bởi họ không cần khách hàng click vào và hành động như mua hàng, đặt hàng hay đăng ký thành viên… Mục tiêu của họ là làm nóng tên tuổi doanh nghiệp, logo, hình ảnh doanh nghiệp được hiển thị thường xuyên trên Facebook.
Xem thêm: Cách tính CPE thế nào?
CPM nên dùng khi nào?
Như vậy, các bạn đã phần nào hiểu về CPM rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết này, các bạn sẽ sử dụng hiệu quả các loại chi phí trong quảng cáo. Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND Web để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhá!