Hiện nay, CPC là một thuật ngữ khá quen thuộc với nhiều người làm trong ngành Marketing, đặc biệt trong lĩnh vực Digital Marketing. Vậy CPC là gì? Ưu nhược điểm khi dùng nó so với những chỉ số khác như thế nào?
Tìm hiểu về chỉ số CPC trong quảng cáo (2020)
CPC là gì?
CPC là viết tắt của Cost Per Click, là giá tiền bạn phải chi trả cho mỗi lượt click chuột của khách hàng lên chiến dịch quảng cáo.
Bạn chỉ bị tính khi mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn.
Nếu bạn ở phía người cho thuê quảng cáo, bạn chay chiến dịch thì số tiền bạn kiếm được sẽ dựa vào số click chuột vào quảng cáo mà bạn cho thuê để đặt lên website của mình.
Xem thêm: Cách tính CPE trong Digital Marketing
Còn nếu như bạn ở phía người đi thuê quảng cáo thì bạn sẽ phải trả tiền dựa vào số click chuột vào người dùng khi click vào từ khoá đó trong chiến dịch bạn thiết lập.
Theo thời gian thì quảng cáo CPC sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho bạn. Khi quảng cáo đã quá quen thuộc với người dùng rồi thì số click đó sẽ giảm xuống.
CPC là gì?
Khi nào dùng CPC?
CPC tốt cho Lead Generation ( tìm kiếm và dẫn dụ người dùng). Nếu như bạn xác định được rõ ràng cách dẫn dắt kích thích người dùng thì đây là lựa chọn tốt nhất vì với loại quảng cáo này sẽ tiết kiệm được cho bạn tốt nhất cùng với tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.
Ví dụ: Khi người dùng trên Facebook bấm vào quảng cáo của bạn thì bạn sẽ mất một khoản tiền cho mỗi click.
Cost Per Click nên dùng khi khách hàng đã có nhu cầu sẵn có và dễ dàng ra quyết định (hành động) khi nội dung quảng cáo của bạn đủ hay và kêu gọi hành động hợp lý (CTA).
Khi nào dùng Cost Per Click?
Ưu điểm của CPC
CPC giúp tối ưu ngân sách quảng cáo.
Trong trường hợp quảng cáo hiển thị đến những đối tượng người dùng không có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ, họ không nhấp vào quảng cáo thì doanh nghiệp bạn sẽ không mất bất kì khoản phí nào cả.
Còn Nếu User bấm vào quảng cáo thì thường là họ đang quan tâm, có nhu cầu nên tỉ lệ chuyển đổi của CPC sẽ là cao hơn.
Nhược điểm của CPC
Chi phí quảng cáo vào một chiến dịch CPC thường nhiều hơn so với CPI, CPM. Doanh nghiệp chỉ có thể tối ưu mẫu quảng cáo mà không thể xác định được số lượt nhấp chuột hay những nhấp chuột phát sinh lợi ích trong một thời điểm cụ thể nào đó.
Xem thêm: Nên dùng CPC hay CPM?
Ngoài ra đối với các nhà phát triển ứng dụng và các nhà tiếp thị, một cái click không có nghĩa là người dùng sẽ cài đặt/ mua ứng dụng cũng như nếu quảng cáo nhắm mục tiêu kém, nó sẽ thu hút lưu lượng lớn các truy cập không liên quan.
Nhược điểm của CPC
Hy vọng với những giải đáp về CPC sẽ giúp các bạn thành công trong các chiến dịch quảng cáo của mình. Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND Web để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhá!