Core Web Vitals là gì – câu hỏi không thể bỏ qua với những ai đang quan tâm về Digital Marketing. Nắm bắt được thuật ngữ này giúp tìm ra định hướng tối ưu website.
Bài viết được Kdigimind phân tích dưới đây là cơ hội để người mới tiếp cận dễ dàng nhất. Bên cạnh đó là những kiến thức chuyên sâu, rất hứa hẹn với anh chị em làm SEO đã có nền tảng. Hãy theo dõi tới cuối để thúc đẩy thứ hạng Google mạnh mẽ hơn.
Thông báo của Google
Core Web Vitals là thuật ngữ được chính Google đặt ra. Trước khi ra mắt, họ đã có thông báo đến cộng đồng thông qua trang Twitter. Ngay lập tức, đây là cụm từ chiếm được sự quan tâm đông đảo của tất cả mọi người. Nội dung post như sau:
“Vào tháng 5/2021, Core Web Vitals sẽ trở thành yếu tố xếp hạng thiết yếu của website. Chỉ số này sẽ hoạt động cùng các yếu tố về User Experience đã có từ trước đó”.
Cho đến hiện tại, cách đo lường đã đi vào hoạt động ổn định được một thời gian. Chính vì thế, bạn nên chủ động nắm bắt Core Web Vitals là gì ngay từ hôm nay.
Đi tìm lời giải đáp Core Web Vitals là gì
Công việc của anh chị em làm SEO là thường xuyên kiểm tra chỉ số website trên Google Search Console. Trong quá trình đó, nhiều người đã nhận ra sự thay đổi khá “lạ” của công cụ tìm kiếm này. Đó chính là mục Speed Report – báo cáo tốc độ đã biến mất.
Thay vào đó là Core Web Vitals Report – chỉ số thiết yếu về trang web. Đây là phương pháp để đánh giá các khía cạnh liên quan đến trải nghiệm người dùng trên trang. Kết quả chỉ ra sau quá trình xử lý của Chrome UX Report và Google Search Console.
Performance của website cũng như xếp hạng điểm SEO của mọi đối tượng được phân tích khách quan. Khi đi sâu vào tìm hiểu Core Web Vitals là gì, bạn sẽ thấy rõ hơn tính chính xác và minh bạch.
Chỉ số Core Web Vitals
Ý nghĩa của từng chỉ số trong Core Web Vitals là gì? Mỗi loại đại diện cho một khía cạnh về trải nghiệm người dùng. Chúng tương ứng với các yếu tố xếp hạng sau:
– Tốc độ tải trang – Loading.
– Báo cáo khả năng tương tác – Interactivity.
– Mức độ ổn định khi hiển thị – Visual Stability.
Để có thể đọc hiểu các chỉ số tốt hơn, bạn cần đi sâu vào phân tích cụ thể. Qua đó, anh chị em làm SEO cũng biết website nên duy trì mức độ nào là thích hợp nhất.
Largest Contentful Paint
Largest Contentful Paint là một trong ba chỉ số quan trọng nhất trong Core Web Vitals. Đây sẽ là khía cạnh đầu tiên được Google và người dùng đánh giá. Vì thế, nếu không muốn để lại ấn tượng xấu cần biết cách cải thiện.
Khái niệm
Ý nghĩa của chỉ số đầu tiên – Largest Contentful Paint(LCP) trong Core Web Vitals là gì? Đây là khoảng thời gian web cần để tải trang hoàn tất. Con số tính toán dựa trên góc nhìn của một người dùng thực tế.
Nói cách khác, đây là thời gian từ lúc người truy cập nhấp vào link đến khi xem được phần lớn nội dung trên màn hình. LCP không hoạt động giống như các phép đo tốc độ trang khác. Giả sử như TTFB và First Contextual Paint không thực sự nói lên trải nghiệm người dùng như thế nào.
Điểm độc đáo là bạn có thể xem dữ liệu LCP trên toàn bộ trang web của mình. Đây là lợi thế hơn hẳn so với việc phân tích ngẫu nhiên từng trang như các tools thông thường. Một danh sách URL liệt kê, phân tích riêng lẻ thông qua con số và màu sắc như sau:
– Màu xanh: Đạt với tốc độ tải từ 2s trở xuống
– Màu vàng: Cần cải thiện thêm, tốc độ hiện tại đang là 4s trở xuống.
– Màu đỏ: Cần nỗ lực cải thiện vì mất thời gian tải lớn, trung bình khoảng 6s.
Như vậy, bạn có thể suy luận ra mức LCP lý tưởng cho Core Web Vitals là gì. Nếu muốn đạt xanh hết, mọi page trên site đều phải có Largest Contentful Paint dưới 2.5.
Cách cải thiện
Thách thức nhiều hơn nếu đó là các trang web lớn hoặc tích hợp nhiều chức năng. Mặc dù vậy, sau đây là gợi ý giúp trả lời câu hỏi phương pháp cải thiện Core Web Vitals là gì.
– Thanh lọc và xóa các script thứ ba không cần thiết: Đây là những yếu tố cản trở, làm chậm website khá nhiều.
– Kích hoạt Lazy Loading: Giúp các hình ảnh chỉ được tải khi người dùng cuộn đến.
– Xóa những phần tử lớn trên trang: Sử dụng Google PageSpeed để xác định đúng đối tượng.
– Loại bỏ các CSS không quan trọng: Áp dụng quá nhiều hiệu ứng có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ.
– Nâng cấp gói Hosting: Đây là cách cuối cùng nên cân nhắc.
Các phương pháp này cần được thực hiện và kiểm soát định kỳ. Bởi vì, chúng sẽ giúp bạn giữ LCP luôn ở mức cho phép.
First Input Delay
First Input Delay là yếu tố không thể bỏ qua khi giải thích Core Web Vitals là gì. Bởi vì, thông qua đó nắm được mức độ hữu ích của trang có đủ thúc đẩy người dùng tương tác không. Trong phần dưới đây bạn sẽ biết được con số đo lường nên duy trì ở mức nào.
Khái niệm
Ý nghĩa của First Input Delay trong Core Web Vitals là gì? Chỉ số này dùng để đo lường thời gian thực tế người dùng tương tác trên trang của bạn. Một số hành động sẽ được ghi nhận như:
Mức FID lý tưởng là dưới 100ms
– Nhấp, lựa chọn từ menu.
– Nhấp vào đường link nào đó trên web.
– Nhập Email vào trường hoặc form đăng ký đã cung cấp sẵn.
– Sử dụng thiết bị di động để mở một đoạn văn bản “accordion”.
Mục đích khiến Google coi trọng FID trong Core Web Vitals là gì? Bởi vì, chỉ số này tính đến cách người dùng thực tế tương tác với trang. Qua đó thể hiện web có hữu ích, đủ lôi cuốn, thúc đẩy mọi người thực hiện hành động không.
Tương tự LCP, First Input Delay cũng được đo lường bằng con số, thể hiện trực quan qua màu sắc. Quy tắc như sau:
– Xanh: Tốt, 100ms trở xuống.
– Vàng: Cần cải thiện, 300ms trở xuống.
– Đỏ: Rất cần cải thiện, làm mới hơn, báo cáo ở mức trên 300ms
Đứng trên góc nhìn kỹ thuật, FID đo lường thời gian một sự kiện gì đó xảy ra trên trang. Vì thế, một web có 100% nội dung là text đơn thuần thường sẽ bị yếu thế. Ví dụ như Blog cá nhân, trang tin tức, báo chí điện tử.
Bởi lẽ, người dùng thường không làm gì khác ngoài hành động scroll(cuộn). Thế nhưng, bạn vẫn có thể sử dụng những cách nhất định để chuyển sang màu xanh.
Cách cải thiện
Những phương pháp hữu hiệu, thường được sử dụng để tối ưu cho Core Web Vitals là gì? Sau đây là tuyệt chiêu dành cho anh chị em làm SEO:
– Tìm cách giảm thiểu hoặc trì hoãn JavaScript: Khi đang tải JS, người dùng gần như không thể tương tác với trang. Vì thế, đây chính là chìa khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tương tác diễn ra.
– Xóa JavaScript không quan trọng của bên thứ ba: Các tệp như Google Analytics, heatmap,…có thể tác động tiêu cực đến FID.
– Sử dụng bộ nhớ cache của trình duyệt: Công cụ sẽ giúp tải nội dung trên trang nhanh hơn.
Đây là những kỹ thuật nên làm với các trang thiên về cung cấp tin tức. Nếu thuộc các loại khác, bạn nên tạo ra những thứ hấp dẫn, hữu ích và có giá trị. Nhờ thế, người dùng sẽ truy cập, hành động theo đúng định hướng.
Cumulative Layout Shift
Tìm hiểu Cumulative Layout Shift giúp bạn hiểu trọn vẹn Core Web Vitals là gì. Đây là chỉ số đo lường mức độ ổn định của trang khi tải. Nói đơn giản hơn, nếu các phần tử trên trang thay đổi liên tục khi đang load sẽ dẫn tới CLS cao.
Điều này không hề có lợi cho website, tín hiệu xấu khiến Google và người dùng đánh giá không tốt. Vì thế, bạn cần hạn chế việc bố cục trang thay đổi liên tục.
Nhờ vậy, mọi người không phải tìm hiểu lại vị trí các liên kết, hình ảnh và trường. Hành động bấm nhầm hạn chế tối đa. Dưới đây là định mức cụ thể Google đưa ra cho CLS, chi tiết như sau:
– Xanh: Tốt – 0.1 trở xuống
– Vàng: Cần cải thiện – từ 0.1 đến 0.25.
– Đỏ: Rất kém – trên 0.25.
Vậy những điều cần làm để cải thiện Core Web Vitals là gì? Màu sắc sẽ dần chuyển sang xanh nếu bạn bắt đầu áp dụng các kỹ thuật trong bảng dưới đây.
✅Kỹ thuật | Cách áp dụng |
✅Sử dụng Size Attribute Dimensions |
– Áp dụng cho các file media như Video, hình ảnh, GIF, đồ họa thông tin,…
– Bằng cách đó, trình duyệt của người dùng biết chính xác phần tử đó chiếm bao nhiêu phần trăm dung lượng. – Chúng không bị thay đổi ngay lập tức khi trang tải hoàn toàn. |
✅Đảm bảo khoảng trống |
– Các phần từ quảng cáo cần có đủ không gian để hiển thị.
– Nếu không, bạn sẽ thấy chúng đột ngột xuất hiện trên trang. Nội dung bị đẩy xuống dưới, lên trên hoặc sang một bên. |
✅Đặt các phần tử ở vị trí thích hợp |
– Tối ưu nhất là nên đặt các phần tử dưới màn hình đầu tiên.
– Khi làm như vậy, các nội dung người dùng mong đợi sẽ giữ nguyên ở vị trí ban đầu. |
Mối quan hệ giữa Page Experience và Core Web Vitals
Tại sao cần nghiên cứu Page Experience khi tìm hiểu Core Web Vitals là gì. Theo thông tin mới nhất, Google đã công bố thuật toán này sẽ trở thành yếu tố xếp hạng mới. Nó sẽ chính thức đi vào áp dụng từ năm 2021.
Ngoài ra, đây cũng là cơ sở quyết định Ranking cho mục Top Stories trên thiết bị di động. Sự ưu tiên về AMP không còn nữa. Điều đặc biệt quan trọng là thuật toán sẽ bao gồm chỉ số mới về Core Web Vitals và tín hiệu UX. Cụ thể như sau:
– Như trong phần giải thích Core Web Vitals là gì đã chỉ ra ba chỉ số: LCP, FID, CLP.
– Mobile friendly: Mức độ thân thiện với thiết bị di động.
– Safe browsing: Hướng đến việc lướt website an toàn.
– HTTPS: Phiên bản bảo mật cấp cao của HTTP.
– Mobile popup algorithm/No intrusive interstitial: Quy tắc quảng cáo đan xen, sự xuất hiện của Pop Up là ví dụ.
Google thông báo họ có thể gán thêm nhãn thể hiện Page Experience cho từng website. Điều này sẽ được hiển thị ngay trên trang kết quả tìm kiếm.
Dẫu vậy, vẫn có rất nhiều trang không đủ tiêu chuẩn để được Labelling. Bởi vì, nghiên cứu về thực trạng Core Web Vitals là gì đã chỉ ra minh chứng. Chỉ có dưới 15% trang web thỏa mãn điều kiện, vượt qua bài test.
Công cụ check chỉ số Core Web Vitals nào nên dùng?
Những công cụ hỗ trợ bạn kiểm tra Core Web Vitals là gì? Bạn có thể xem chỉ số báo cáo cho website thông qua link: https://web.dev/. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công cụ uy tín giúp thực hiện điều này, bao gồm:
– Chrome DevTools.
– Lighthouse.
– Google Search Console.
– Chrome UX Report.
– Web Vitals Extension.
Khi tìm hiểu công cụ check Core Web Vitals là gì, bạn sẽ thấy một số điểm khác biệt giữa chúng. Một số tool sử dụng dữ liệu hiện trường(Field Data) từ trải nghiệm người dùng thực tế. Số khác lại dựa trên hiệu suất mô phỏng hành vi của các đối tượng trong phòng thí nghiệm.
Bạn có thể phân biệt bằng cách nhìn vào chỉ số FID đã được thay thế bằng TBT. Chỉ số này nghĩa là tổng thời gian ngăn chặn phản hồi đầu vào của người dùng. Theo Google, việc sử dụng Field Data là sự lựa chọn đáng tin cậy hơn.
Tuy nhiên, phương thức này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định, cần cân nhắc. Điểm số bị ảnh hưởng bởi hành động của người dùng thực tế. Nếu họ sử dụng mạng hoặc thiết bị cung cấp Internet yếu sẽ hạ thấp UX.
PageSpeed Insights
Khi tìm hiểu Core Web Vitals là gì, nhiều người đã khá quen thuộc với công cụ này. Đây gần như là công cụ chính, thống nhất cách mọi người kiểm tra tốc độ website. Ưu điểm dễ thấy nhất chính là cách sử dụng đơn giản, nhanh ra kết quả. Bên cạnh đó, bạn còn nhận được đề xuất chỉnh sửa.
Tuy nhiên, PageSpeed Insights không phản ánh chính xác tốc độ tải trang thực tế. Điều này xảy ra với website lưu trữ trong nước vì máy chủ đo lường của họ đặt ở nước ngoài. Ngoài ra, điểm số cung cấp không giống nhau ở mỗi lần phân tích.
Google Search Console
Công cụ này yêu cầu User tạo trước Google Search Console. Sau đó, người dùng cần đăng nhập để có thể xem báo cáo.
Kết quả được biểu diễn trực quan bằng con số và đồ thị minh họa sự tăng giảm. Bạn nên kết hợp sử dụng để đánh giá tốt hơn tình trạng website.
Vai trò của Core Web Vital đối với người làm SEO
Đối với các SEOer, ý nghĩa của việc sử dụng Core Web Vitals là gì? Chỉ số này tác động trực tiếp đến công việc tối ưu của bạn vì đây là cơ sở để đưa ra xếp hạng trang. Qua đó, bạn sẽ thấy những điểm yếu liên quan đến trải nghiệm người dùng cần phải khắc phục.
Nếu có kiến thức về website, server và máy chủ, việc hiểu Core Web Vitals là gì rất dễ dàng. Công cụ cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý để cân bằng giữa tối ưu hiệu suất và UX trong thực tế.
Trên đây là tất cả kiến thức cần cập nhật để cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang. Vì chỉ số được chính thức triển khai nên hãy nắm bắt cơ hội, vượt lên đối thủ. Kdigimind tin rằng bạn đã hiểu trọn vẹn Core Web Vitals là gì thông qua bài viết.