Nếu bạn làm trong ngành quảng cáo thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cụm từ copywriter nữa. Xã hội phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin dần làm mờ nhạt đi vị trí của nghề này.
Tuy nhiên, copywriter đang được quan tâm trở lại gần đây. Vậy copywriter là gì? Câu trả lời của Kiệt nằm ngay ở bài viết dưới đây!
Chúng ta định nghĩa thế nào về copywriter?
Copywriter là một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Marketing, chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung cho truyền thông- quảng cáo.
Nếu bạn là một copywriter thì bạn sẽ tham gia vào các mảng sản xuất về ý tưởng, slogan, hình ảnh, âm thanh, video,…
Những công việc này phục vụ cho chiến dịch quảng cáo, truyền thông sản phẩm, xây dựng thương hiệu hay các dịch vụ marketing của công ty, doanh nghiệp.
Các sản phẩm phải mang mục đích làm tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu để đẩy mạnh doanh thu.
Việc này đòi hỏi nội dung bạn đưa ra phải rõ ràng, hấp dẫn, truyền đạt được đúng thông điệp đến khách hàng cùng với sự sáng tạo.
Ngôn ngữ chính là công cụ cốt yếu của copywriter. Nền tảng ngôn ngữ tốt và sự linh hoạt khi truyền đạt giúp bạn gây ấn tượng với đối phương, tạo dựng niềm tin và khiến họ muốn hợp tác.
Không chỉ vậy, các copywriter còn có trách nhiệm gia tăng tương tác bền vững giữa khách hàng và sản phẩm- khách hàng và doanh nghiệp.
Copywriter cũng thích hoạt động độc lập, họ có thể làm copywriter tại nhà. Bên cạnh đó, họ còn làm việc với nhiều đối tác cùng lúc hoặc làm việc cho các công ty hay cơ sở truyền hình, báo chí,…
Nói chung, copywriter chịu trách nhiệm phần văn bản rồi giao cho giám đốc sáng tạo (Art- Director) để họ hình ảnh hóa và âm thanh hóa các nội dung đó.
Xem thêm: Content marketing là gì?
Copywriter gồm những loại nào?
Phân loại dựa theo nội dung
Sale Letter copywriter
Đây là dạng bài viết ngắn để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Ngày nay, các Sale Letter Copywriter còn tham gia viết bài cho các website báo mạng.
Lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm viết bài hấp dẫn và mang tính thuyết phục cao.
Creative/ Advertising copywriter
Nội dung ngắn gọn, có thể là các câu slogan súc tích. Copywriter làm trong lĩnh vực này đòi hỏi sự sáng tạo và không ngừng đổi mới, cập nhật thông tin và xu hướng.
Digital copywriter
Bài viết được kết hợp cùng các công cụ digital để tăng lượng conversion trong quảng cáo online. Copywriter cần có sự tỉ mỉ và kiên nhẫn.
Technical copywriter
Bài viết thuộc các lĩnh vực về công nghệ- kỹ thuật. Đây là một lĩnh vực giới hạn copywriter. Bạn cần có những hiểu biết chuyên sâu về các vấn đề này và bài viết của bạn phải có sự ảnh hưởng đến mọi người ở mức độ nhất định. Các Technical copywriter hầu như chỉ làm việc được trong lĩnh vực của họ.
Content/ Publisher copywriter
Bạn sẽ chuyên viết cho các thương hiệu theo yêu cầu họ đưa ra, từ báo chí đến PR,… Việc này đòi hỏi bạn phải am hiểu về thương hiệu, nhận thức tốt về mục tiêu và hướng đến khách hàng.
Brand/ In House copywriter
Kênh riêng có lượng độc giả theo dõi ổn định, đặc biệt trên các mạng xã hội. bài viết sẽ được các Publisher PR sản phẩm theo phong cách và ý kiến của họ. Bạn phải hiểu rõ độc giả để xây dựng content thu hút.
SEO copywriter
Đây là lĩnh vực không cần quá nhiều kỹ năng chuyên sâu. Nội dung SEO chú trọng vào tần suất có mặt của các key words trong bài viết để tăng thứ hạng cho website.
Phân loại dựa theo cách thức làm việc
Agency copywriter
Các copywriter làm việc trong Agency- các công ty chuyên về quảng cáo và Marketing.
Các Agency lớn sẽ có hẳn đội ngũ chuyên về quảng cáo, bạn sẽ được làm việc với những con người có đầu óc sáng tạo. Ngoài ra, bạn có thể tự nếu mở một Agency riêng của mình.
Corporate copywriter
Bạn sẽ làm việc cho các công ty hoặc thương hiệu nhưng không phải Agency. Bạn sẽ đảm nhiệm viết bài theo yêu cầu của họ.
Công việc này không có tính cạnh tranh cao nhưng sẽ dễ gây chán nản. Công việc này cũng khá ổn định.
Freelance copywriter
Bạn làm việc tự do, nhận các dự án và linh hoạt vị trí làm việc theo ý mình. Bạn có quyền lựa chọn dự án và ra giá với khách hàng.
Việc này đòi hỏi bạn phải có một portfolio “xịn sò” và quan hệ rộng. Tuy nhiên, đã làm freelancer thì bạn rất khó để đảm bảo sự ổn định trong công việc của mình.
Công việc phải làm của các copywriter là gì?
Các công việc sẽ làm khi trở thành copywriter là gì?
- Viết bài.
- Nghiên cứu thông tin.
- Chỉnh sửa bài viết.
- Phỏng vấn khách hàng.
- Biên tập nội dung.
- Quản lý các dự án marketing.
- Tìm nguồn hình ảnh.
- Phụ trách lên kế hoạch và triển khai quảng cáo.
Các công việc mà copywriter làm là liên quan đến từ ngữ, nhưng không nhất thiết là dành hoàn toàn thời gian để viết lách.
Các copywriter có thể phụ trách nghiên cứu, tìm hiểu, chỉnh sửa,… như bên trên. Thu nhập của copywriter thường ở mức 10- 20 triệu đồng, tùy theo dự án.
Copywriter viết về cái gì?
Copywriter có thể viết bài ở nhiều lĩnh vực khác nhau tùy theo công việc lựa chọn.
Viết bài cho các Blog
Các bài viết sẽ dao động từ 200- 1500 chữ. Nội dung sẽ được giao khác nhau theo mục đích của client.
Viết email
Phục vụ cho các chiến dịch truyền thông kêu gọi điều gì đó, thường là các vấn đề đang được quan tâm và cần sự chung tay hành động của mọi người. Nội dung email cần ngắn gọn, lịch sự và súc tích.
Social Media
Các bài viết mang tính truyền thông và PR sản phẩm,… Nội dung có thể là những dòng trạng thái ngắn gọn nhưng có sức hút, dí dỏm và tự nhiên.
Các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực nào đó
Nội dung bao gồm các thông tin chuyên ngành, tài liệu tham khảo và hướng dẫn, đưa ra vấn đề và cách giải quyết.
Giải pháp có thể sẽ được kết hợp cùng các thông tin mà client cung cấp theo hướng khách quan. Bài viết có thể dài từ 1500- 2500 chữ tùy yêu cầu.
Xem thêm: Content creator là gì?
Viết báo cáo công nghiệp
Nội dung cần được trình bày khoa học và rõ ràng. Bài viết đưa được ra những thông tin nghiên cứu, xu hướng để phục vụ giải quyết hoặc mở rộng vấn đề sản xuất.
Viết cho website
Thường thì viết cho website sẽ có những yêu cầu riêng tùy theo nội dung đưa ra. Copywriter cần có kinh nghiệm và sự sáng tạo riêng. Bài dài hay ngắn phụ thuộc vào yêu cầu có sẵn.
Viết case study
Thường thì nội dung sẽ ngắn gọn, đưa ra giải pháp hỗ trợ khách hàng của công ty và doanh nghiệp. Các cấu trúc case study sẽ có sẵn nhưng vẫn cần sự truyền tải tinh tế đến từ copywriter.
Các kỹ năng quan trọng để trở thành một copywriter thực thụ
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản về lĩnh vực SEO onpage và SEO offpage.
- Biết cách tìm kiếm và nghiên cứu và chọn lọc các thông tin trên internet để phục vụ cho công việc.
- Nền tảng ngôn ngữ tốt, có khả năng viết lách, đặc biệt là các nội dung cho blog và website.
- Truyền đạt thông điệp hiệu quả và linh hoạt từ vựng trong các trường hợp.
- Biết sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa (AI, PTS,…) là một lợi thế.
- Luôn luôn cập nhật email và công việc.
- Sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm hỗ trợ Social Media.
- Có hiểu biết về HTML.
Đọc xong bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu được copywriter là gì rồi. Nếu các bạn quan tâm đến các thông tin liên quan thì hãy truy cập ngay website https://kdigimind.com/ để biết thêm kiến thức mới liên quan đến Copywrite nhé!