Khi nội dung đã đúng và đủ, tiếp theo bạn cần phải nghĩ đến việc làm sao cho hay, cho hấp dẫn và thu hút. Để biết làm sao tiếp cận vấn đề hay và hấp dẫn, hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây về tư duy hấp dẫn – 7 cấu loại cấu trúc thông điệp trong Content Marketing.

#3 – Tư duy số 3: Hấp dẫn

Phương pháp tiếp cận giúp nội dung hay và hấp dẫn trong Content Marketing chính là 11 phương thức sáng tạo thông điệp: 

  • Làm đúng

Ở những không gian quảng cáo hạn chế thì chỉ cần làm đúng là nội dung đã đúng và hay rồi. Khách hàng cảm thấy hay vì họ thấy được nội dung này dành cho họ. Cho nên, việc làm đúng là một cái tác động vào nội dung có hay hay không.

  • 7 cấu trúc thông điệp 

Đây là 7 loại cấu trúc thông điệp để sử dụng cho việc xây dựng thông điệp hấp dẫn.

Phương thức sáng tạo thông điệp

Phương thức sáng tạo thông điệp

  • Câu chữ sử dụng

Một thông điệp có hay hay không là do câu chữ bạn sử dụng trong đó như bạn sử dụng những từ hoa mỹ, mỹ miều, tác động mạnh vào cảm xúc, gây ấn tượng mạnh…

  • Hình ảnh sử dụng

Một bài viết bạn cần phải có hình ảnh

  • Cách diễn giải

Cách bạn diễn giải thông điệp tạo ra sự hấp dẫn cho nội dung.

Ở bài viết này mình sẽ đi sâu về 7 loại cấu trúc thông điệp trong Content Marketing

7 Loại cấu trúc thông điệp

Quan điểm đơn nhất

Quan điểm đơn nhất là để khẳng định, là chỉ đưa ra quan điểm một chiều.

Ví dụ: Máy tính A rất phù hợp cho dân văn phòng.

Thông thường, sử dụng quan điểm đơn nhất là khi bạn muốn thể hiện niềm tin chắc chắn vào một vấn đề gì đó. Thế hiện sự khẳng khái, khẳng định để tác động vào niềm tin của khách hàng. Khi đó bạn có thể lựa chọn quan điểm đơn nhất sử dụng trong nội dung thông điệp.

Tranh luận song song

Quan điểm song song khác với quan điểm một chiều đó chính là tranh luận 2 chiều. 

Ví dụ: “Mặc dù cấu hình của máy tính này không cao như các dòng máy tính gaming nhưng rất phù hợp với dân văn phòng, bởi vì…”

7 Loại cấu trúc thông điệp

7 Loại cấu trúc thông điệp

Diễn dịch – quy nạp

Quan điểm này là đưa ra kết luận sau đó diễn giải kết luận đó ra hoặc ngược lại kết luận rồi diễn giải.

Ví dụ: Máy tính A rất phù hợp với dân văn phòng bởi vì các lý do: Lý do 1, lý do 2, lý do 3…

Sau khi đã diễn giải hết các lý do thì bạn đưa ra kết luận: Tóm lại, ở phân khúc giá này với nhu cầu làm việc văn phòng thì máy tính A là lựa chọn phù hợp nhất bởi các lý do trên.

Đây chính là kiểu diễn dịch quy nạp trong Content Marketing khi tạo ra thông điệp hấp dẫn.

Vấn đề – giải pháp

Đây là loại quan điểm thứ 4, đưa ra vấn đề và đưa ra giải pháp.

Ví dụ: Hiệu suất máy tính ảnh hưởng có thể tăng xxx% đến hiệu suất làm việc của dân văn phòng.

Vấn đề - giải pháp

Vấn đề – giải pháp

Hồi ấy – bây giờ

Ví dụ: 

  • Những cậu ấm vàng hồi ấy và bây giờ ra sao.
  • Chỉ 2 năm trở lại đây, thay vì ngày xưa chỉ đầu tư vào vàng thì bây giờ người ta đã bắt đầu đầu tư vào chứng khoán. 

Bỏ ngỏ kết luận

Nghĩa là mình không đưa ra kết luận để khách hàng tự kết luận.

Ví dụ: 

  • Bitcoin bong bóng tài chính hay tương lai của tiền tệ?
  • Liệu đây có phải cơ hội vàng cho các nhà đầu tư bất động sản không khi mà…

Trên đây là chia sẻ của mình về tư duy số 3: HẤP DẪN – 7 loại cấu trúc thông điệp trong Content Marketing. Cùng theo dõi phần tiếp theo “Tư duy số 3: HẤP DẪN – Câu chữ, hình ảnh” để tạo ra những thông điệp hay, hấp dẫn nhé.