Marketing là lĩnh vực tiềm năng với nhiều cơ hội mở rộng. Để hoạt động tốt trong lĩnh vực này, bạn cần biết rõ về những thuật ngữ liên quan và tính chuyên môn của chúng.

Client là thuật ngữ thông dụng khi nói đến Marketing. Hôm nay, hãy cùng Duy tìm hiểu xem Client là gì và có ảnh hưởng như thế nào nhé!

Định nghĩa Client là gì

Định nghĩa Client là gì trong lĩnh vực Marketing?

Định nghĩa Client là gì trong lĩnh vực Marketing?

Thuật ngữ Client là gì? Nếu dịch sát nghĩa sẽ là khách hàng. Trong lĩnh vực Marketing, thuật ngữ này dùng để chỉ những đối tượng khách hàng của Agency. Một công ty Client xuất hiện khi thuê Agency tiến hành các dịch vụ Marketing quảng bá cho mình.

Trong quá trình thực hiện, những hoạt động của Agency đều sẽ được bám sát và điều chỉnh theo ý định của khách hàng Client. Trên thị trường Việt Nam, những công ty Client điển hình có thể kể đến Unilever, P&G, Coca Cola,…

Nhiều người làm Client có thể đảm nhận các hoạt động Marketing cho chính công ty mình. Tuy nhiên, để trau chuốt hình ảnh và thu hút khách hàng, các công ty sẽ phải tổ chức những chiến dịch Marketing với quy mô lớn.

Trong trường hợp như vậy, đội ngũ nhân sự có thể không đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng hay kinh nghiệm làm việc.

Để thực hiện hoạt động Marketing theo cách có hiệu quả nhất, công ty sẽ thuê dịch vụ Marketing bên ngoài do chính những công ty có chuyên môn sâu về Agency đảm nhiệm.

Xem thêm: CEO là gì?

Đặc điểm của Client là gì? Họ là những người có năng lực nhạy bén. Sở hữu khả năng phán đoán và kiến thức chuyên môn lí tưởng.

Client có khả năng về nhiều lĩnh vực như: sale, trade, quảng cáo,… Dưới cường độ áp lực khá cao về công việc, họ thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với Agency.

Những vị trí thuộc Marketing dành cho Client

Client là những người có năng lực chuyên môn đa dạng. Chính vì vậy, họ hoàn toàn có khả năng thực hiện công việc một cách độc lập hiệu quả. Trên thực tế, khá nhiều vị trí hấp dẫn dành cho những Client nếu có đam mê theo đuổi.

Những người làm cho Client có năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực.

Những người làm cho Client có năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực.

Brand Manager – Quản trị thương hiệu

Thương hiệu là hình ảnh quảng bá hiệu quả nhất của một công ty. Có thể nói, con đường phát triển của công ty có một phần ảnh hưởng từ sự tác động của yếu tố thương hiệu.

Do đó, doanh nghiệp thường đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đối với những ai chịu trách nhiệm về thương hiệu của mình.

Muốn xây dựng và quảng bá một thương hiệu, người làm Client phải có năng lực chuyên môn sâu rộng, kĩ năng phân tích, nắm bắt thị trường và tâm lý khách hàng.

Hạng mục thương hiệu được đảm nhiệm hoàn toàn bởi nhóm người này, có thể tiến xa tới đâu phụ thuộc hầu hết vào khả năng của Brand Manager.

Nhiệm vụ của Client là gì ở đây? Nhà quản trị thương hiệu không chỉ phải tập trung thiết kế một thương hiệu ấn tượng.

Ngoài nhiệm vụ này, họ cũng phải hỗ trợ cho chiến dịch quảng bá để đưa thương hiệu tới gần hơn với khách hàng.

Để làm tốt phần việc được phân công, một nhà quản trị thương hiệu thường xuyên phải thực hiện khảo sát thị trường.

Ngoài ra, họ cũng lấy ý kiến khách hàng và tham gia thảo luận với nhiều phòng ban, đặc biệt là Agency để có sơ đồ phát triển phù hợp.

Trade Marketing Manager

Song song với vai trò thiết kế chiến lược thương hiệu quả Brand Manager. Những Trade Marketing Manager có nhiệm vụ xúc tiến hình ảnh thương hiệu tới gần hơn với công chúng.

Công việc chủ yếu của nhóm người này là lên ý tưởng, phác thảo và triển khai chiến lược nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng.

Với 4P chủ yếu của thị trường Marketing gồm Product – Price – Place – Promotion. Trọng tâm của họ đặt ở 2 yếu tố Product và Place.

Brand Manager và Trade Marketing Manager là cặp bài trùng luôn tương hỗ qua lại với nhau. Brand Manager thu hút số lượng khách hàng trong khi Trade Marketing Manager sẽ đảm nhiệm phần gia tăng doanh số.

Để trở thành một Trade Marketing Manager trong tương lai, bạn cần bắt đầu từ vị trí Sales. Làm việc tại đây sẽ giúp bạn có đủ nền tảng để vươn xa hơn, tuy nhiên điều này phải đi kèm với năng lực chuyên môn và kiến thức thực tế.

Một Client có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau.

Một Client có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau.

Market Research và Analytics Manager – Quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường

Đây là phạm trù công việc không chỉ dành cho Agency mà những ai làm cho Client cũng phải đảm nhận.

Khi làm việc trong một doanh nghiệp lớn với mặt bằng sản phẩm đa dạng, khó có thể chỉ trông đợi vào hoạt động Marketing của Agency. Lúc này, cần có nguồn nhân lực thu hút khách hàng từ phía nội bộ công ty mà Client là lựa chọn tốt nhất.

Công việc của Client là gì? Một chiến dịch Marketing thành công không thể thiếu vai trò của những nhà quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường.

Từ nguồn cung dữ liệu của họ, những bộ phận khác có thể tiến hành hoạt động Marketing theo cách thuận lợi hơn.

Ngoài ra, nhiệm vụ của Market Research và Analytics Manager là xây dựng và xúc tiến dự án nghiên cứu thị trường. Sau đó, tổng hợp và làm thành tài liệu để so sánh mức độ hiệu quả không giống nhau giữa các chiến dịch.

Yêu cầu thực sự của Client là gì

Được thấu hiểu

Client yêu cầu những đối tượng Agency phải có thông tin cơ bản về họ. Ngoài ra, họ cần xác định được mức độ thấu hiệu của đối phương về mục tiêu chiến dịch. Đó  là cơ sở để hình thành những dự án tuyệt vời và Client cần được biết điều này.

Người làm Client cũng mong muốn Agency có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực họ hướng tới. Để thuyết phục, hãy thể hiện cho họ thấy khả năng và sự nỗ lực của bạn trong giao dịch này.

Agency phải thật sự thấu hiểu được mong muốn của khách hàng Client.

Agency phải thật sự thấu hiểu được mong muốn của khách hàng Client.

Những con số rõ ràng

Một  bảng thống kê chi tiết và cụ thể là tất cả những gì cần thiết để hiểu về tiến trình hoạt động của chiến dịch. Những con số rõ ràng trong báo cáo sẽ cho khách hàng Client biết chiều hướng phát triển của công việc này.

Mong muốn của Client là gì? Không gì khác ngoài một giao dịch thật sự thành công. Và những gì mà người làm cho Client nên thực hiện là đáp ứng mong muốn đó bằng bản báo cáo rõ ràng và tích cực.

Xem thêm: Target là gì?

Dự báo ngân sách chính xác

Ngân sách quảng cáo thường dễ biến động và thay đổi theo hướng tăng lên. Vô số chi phí bất ngờ phát sinh sẽ khiến ngân sách dự trù trở nên không còn chính xác. Điều này gây ảnh hưởng tới những hoạt động khác của công ty Client.

Do đó, phía Agency cần có giải pháp thông báo cho Client cụ thể từng chi phí phát sinh. Khi có sự đồng ý thì mới tiếp tục tiến hành để khách hàng Client có thể sắp xếp và xem xét.

Để thuyết phục Client, người thực hiện hoạt động phải có thái độ làm việc nghiêm túc.

Để thuyết phục Client, người thực hiện hoạt động phải có thái độ làm việc nghiêm túc.

Cung cấp những giải pháp

Khi thuê một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện hoạt động Marketing cho mình. Công ty Client luôn mong muốn nhận được những kết quả sáng tạo và thu hút. Vấn đề của họ là không đủ khả năng để thực hiện công việc này. Sử dụng dịch vụ của bạn, họ nghĩ rằng những vấn đề của họ đã tìm được giải pháp.

Do đó, phía Agency sẽ phải vận dụng chuyên môn một cách nghiêm túc để nghĩ ra ý tưởng đắt giá. Chiến lược Marketing hiệu quả giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu và thu về những lợi nhuận đáng kể cho công ty.

Để thuyết phục được khách hàng Client, những giải pháp chính xác và thông minh sẽ là câu trả lời phù hợp.

Đó là những cách cơ bản để đáp ứng yêu cầu của Client. Vậy nhưng việc thực hiện lại không phải là hành động dễ dàng.

Nếu muốn biết thêm những bí quyết thành công, hãy truy cập vào https://kdigimind.com/ để nhận được sự hướng dẫn tốt nhất.

Với tư cách là công ty hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo chiến lược Marketing. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức chuyên ngành có tính thực tiễn cao nhất. Giúp công việc của bạn trở nên nhẹ nhàng và dễ xử lý mà vẫn đảm bảo về hiệu suất.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về thuật ngữ client là gì cùng những thông tin liên quan. Hy vọng với sự đóng góp của Kiệt, độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về lĩnh vực này nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Nguyễn Duy Kiệt. Đừng quên ghé thăm https://kdigimind.com/ để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!