Để làm nên sự thành công của một doanh nghiệp thì không thể thiếu những quyết định quan trọng của CEO. Một CEO không chỉ cần những tố chất như thông minh, có óc tư duy chiến lược mà còn phải luôn cập nhật những xu hướng mới.
Nếu bạn chưa hiểu rõ về CEO là gì, vai trò của CEO quan trọng như thế nào? Cần chuẩn bị những gì để thành công? Vậy hãy cùng Kiệt tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Bạn hiểu CEO có nghĩa là gì?
Trước hết bạn cần phải hiểu được CEO nghĩa là gì? Là viết tắt của Chief Executive officer, có nghĩa là giám đốc điều hành.
CEO là người giữ trách nhiệm chính trong việc thực hiện các chính sách của hội đồng quan trọng.
Có thể nói, đây là chức vụ cấp cao nhất trong một tổ chức hay một tập đoàn và quyết định sự thành công chung cho toàn bộ doanh nghiệp. CEO là người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng cho một kế hoạch.
Nhiều người thường nhầm lẫn CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị là một khái niệm.
Thế nhưng, điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi Giám đốc điều hành là người ra quyết định hàng đầu trong một tổ chức.
Trong khi đó Chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư cũng như giám sát toàn bộ tập đoàn.
Xem thêm: CIO là gì?
CEO không thể thực hiện những quyết định lớn nếu không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị. Nếu như CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc là chủ sở hữu cổ đông. Vậy thì Hội đồng quản trị đóng vai trò tư vấn cho CEO.
Vai trò quan trọng của một CEO trong tổ chức
Chắc hẳn với những chia sẻ đó, bạn đã biết được CEO là gì.
Vậy CEO đóng vai trò như thế nào? Để giúp bạn hình dung được trách nhiệm to lớn mà một CEO phải đảm đương, Kiệt sẽ giới thiệu cho bạn một số công việc của CEO.
- Đưa ra những chiến lược đúng đắn thể hiện được tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty thông qua từng dự án.
- Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và hướng đi cụ thể cho tổ chức. Hơn nữa, giám đốc điều hành còn phải đảm bảo cho công ty đạt được những mục tiêu về ngắn hạn và dài hạn. Từ đó làm tăng lợi nhuận cũng như sức tăng trưởng của công ty.
- Chỉ đạo và điều hành việc thực hiện những kế hoạch kinh doanh mà hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đưa ra những ý kiến hoặc đề xuất để hoàn thiện và xây dựng văn hóa công ty. Đặc biệt, cần xây dựng, phát triển hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.
- Chief Executive Officer là người thẩm định và phê duyệt những dự án đầu tư của chính tổ chức và đại diện đàm phán và ký kết những hợp đồng quan trọng.
- Phê duyệt tất cả những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, đánh giá và điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp nhất.
- Tổ chức, điều hành những hoạt động kinh doanh theo định kỳ với hội đồng quản trị.
- Xây dựng bản kế hoạch nhân sự và tuyển dụng. CEO chịu trách nhiệm phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, quy chế về tiền thưởng, tiền lương, tiền trợ cấp cho nhân viên. Ngoài ra còn kiểm tra những kết quả đánh giá nhân viên.
- Tổ chức cơ cấu cũng như thiết lập bộ máy quản lý, bộ máy nhân sự của doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Như vậy, Kiệt đã tổng hợp những công việc và vai trò của CEO phải chịu trách nhiệm trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, một CEO có thể sẽ đảm đương khối lượng công việc còn nhiều hơn như thế này.
Những yêu cầu cơ bản giúp một CEO thành công
Chắn hẳn, CEO là một công việc mà không phải ai cũng có thể làm được. Vậy làm thế nào để trở thành một CEO và đem đến những thành công cho tổ chức.
Kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực
Một người giám đốc điều hành phải có tầm nhìn xa rộng để đưa ra những đề xuất, thực hiện những dự án hiệu quả.
Chính vì thế, yêu cầu của CEO là phải tích lũy được một khối kiến thức khổng lồ. Không chỉ giỏi trong chuyên môn mà còn phải hiểu biết về xã hội, nhu cầu khách hàng, xu hướng thế giới,…
Nền tảng về quản trị điều hành
Đây là một yếu tố nền tảng và thiết yếu để trở thành một CEO xuất sắc. Một nhà điều hành phải lĩnh hội được tất cả những kiến thức về khoa học quản trị khi được đào tạo.
Bên cạnh đó cần phải tự nghiên cứu thường xuyên, tìm tòi và học hỏi không ngừng những sự thay đổi mới trong ngành.
Từ đó có thể cập nhật và bắt kịp với xu hướng chung và điều hành doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm và kỹ năng hàng đầu
Bên cạnh kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, CEO phải là người có vốn sống dày dạn và biết cách đối nhân xử thế.
Để trở thành một người điều hành, quản lý tốt tập thể lớn. Thì bạn phải va chạm, trải nghiệm và thách thức bản thân ở nhiều lĩnh vực, hoàn cảnh khác nhau.
Trang bị sức khỏe tốt và chịu được áp lực
Nghe thì có vẻ hơi lạ nhưng CEO phải làm việc trong một môi trường rất áp lực. Chính vì thế, một yêu cầu nữa của ceo là gì chính là phải có sức khỏe tốt và tinh thần thép.
Đây chính là hai yếu tố quan trọng giúp người dẫn đầu vượt qua được những khó khăn và hoàn thành tốt công việc của mình.
Chia sẻ bí quyết xây dựng hiệu quả thương hiệu cá nhân cho CEO
Bên cạnh những yếu tố trên, để trở thành một nhà điều hành có tầm ảnh hưởng, CEO cần phải xây dựng thương hiệu tốt cho mình.
Xây dựng phong cách riêng
Những CEO giỏi nhất sẽ có khả năng tận dụng phẩm chất cá nhân để thu hút sự quan tâm của công chúng đối với doanh nghiệp.
Chẳng hạn như Steve Jobs của Apple, ai cũng biết tên tuổi của ông và sự thành công của Apple. Một thương hiệu cá nhân của nhà điều hành sẽ tạo sức hút với nhiều tiêu dùng.
Điều đó được thể hiện qua phát ngôn, hành động và những cử chỉ hay thái độ, chiến lược đúng đắn.
Xem thêm: CCO là gì?
Xây dựng đội ngũ nhân viên
Nếu một người chief executive officer cho phép nhân viên cởi mở sẻ chia những thông điệp của họ với khách hàng.
Có thể CEO sẽ dần mất đi quyền kiểm soát nhưng cũng có thể chiếm được một lực lượng đại sứ cho thương hiệu.
Mỗi nhân viên đều đóng góp cho thành công của nhà điều hành. Bởi thế tốt nhất là nên tạo ra quyền năng cho đội ngũ nhân viên hơn là kìm hãm sự phát triển của họ.
Dẫn đầu về các ý tưởng
Khi một CEO giới thiệu càng nhiều ý tưởng của mình với công chúng thì càng thu về được nhiều lợi ích từ những sáng kiến đó.
Giới truyền thông luôn muốn trò chuyện với những người dẫn đầu trong các tổ chức xem vai trò của CEO và công việc của họ. Thế nên, nhà điều hành nên quảng bá hình ảnh doanh nghiệp nhiều nhất có thể.
Sử dụng mạng xã hội thông minh
Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển và dần thay đổi cách con người tiếp nhận thông tin. Người người, nhà nhà vào mạng để lan truyền tin tức với tốc độ nhanh chóng.
Và hơn hết mọi người đều dành lượng thời gian lớn cho mạng xã hội.
Chính vì thế, các CEO nên tạo hồ sơ cá nhân trên các nền tảng như Facebook, Instagram, YouTube,… phù hợp với phong cách.
Các thông tin trong hồ sơ, các thông tin nhất quán giữa những tài khoản khác nhau sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà lãnh đạo.
Hơn nữa, còn giúp tăng khả năng xuất hiện cũng như thứ tự xếp hạng trên các web tìm kiếm như Google.
Như vậy là Kiệt đã chia sẻ toàn bộ những thông tin về CEO là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được công việc của một giám đốc điều hành và yêu cầu để trở thành một CEO.
Để rồi từ đó có một cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về nghề này. Nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân cho nhà điều hành hiệu quả thì hãy liên hệ với duykiet.com nhé.