Hầu hết các website chất lượng và hoạt động có hiệu quả đều sử dụng cấu trúc Silo. Bởi nó mang đến rất nhiều lợi thế, đặc biệt là rất thân thiện với quy trình thu thập thông tin của Google Spider. Dưới đây là ví dụ trực quan về cấu trúc silo website chuẩn nhất 2023 và hướng dẫn bạn tạo silo website tối ưu seo hiệu quả từ thông tin bài viết dưới đây. 

Cấu trúc silo là một trong những lựa chọn tối ưu khi xây dựng website

Cấu trúc silo là một trong những lựa chọn tối ưu khi xây dựng website

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo là mô hình xây dựng kết cấu thông tin theo nhóm các nội dung có liên quan với nhau. Từ chủ đề chính phân cấp thành những chủ đề phụ, cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc của người dùng. 

Nói cách khác, cấu trúc Silo giống như cách bạn tạo danh mục, tiểu mục cho website và viết nội dung phù hợp với chúng. Từ đó, tăng khả năng liên kết giữa các thông tin, giúp cho Googlebot dễ dàng tìm kiếm và đánh giá vị trí cao cho website của bạn.  

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo là gì? ( ảnh minh họa)

Cấu trúc trang web kém cũng giống như một màn hình lộn xộn, tuy cùng trong 1 vùng màn hình nhưng vị trí các file và thư mục sắp xếp không gọn gàng, khoa học. Bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian vào việc tìm kiếm một thứ mà bạn cần tại mớ hỗn độn này, đó là lý do nên sử dụng cấu trúc silo. 

Lý do nên sử dụng cấu trúc silo trên website

Sử dụng cấu trúc Silo tốt sẽ làm tăng thứ hạng website của bạn và cho phép nó cạnh tranh với các trang web lâu đời, có nhận diện thương hiệu lớn mạnh hơn nhưng tổ chức kém hơn.

4 lý do cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được vì sao đa số các website hiện nay đề sử dụng cấu trúc Silo:

Xếp hạng từ khóa mục tiêu cao trên Google

Các công trình nghiên cứu của Kdigimind chỉ ra rằng, cấu ​​trúc Silo tuyệt vời sẽ đảm bảo các trang web chiếm được xếp hạng cao hơn cho các từ khóa mục tiêu đề ra trước đó. Ngay cả John Mueller của Google cũng khuyên mọi người nên xây dựng cấu trúc trang web một cách khoa học hơn.

Nhưng làm thế nào để cấu trúc trang web tốt dẫn đến thứ hạng cao hơn?

Cấu trúc trang web tốt và liên kết nội bộ phù hợp giúp trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm tìm và lập chỉ mục các trang của bạn hiệu quả hơn.

 

Google Bot thu thập thông tin qua cấu trúc Silo từ sơ đồ Sitemap 

Google Bot thu thập thông tin qua cấu trúc Silo từ sơ đồ Sitemap

Nếu các trang của bạn không theo sơ đồ cấu trúc Silo, Bot Google thu thập thông tin sẽ khó tìm thấy chúng hơn và sẽ không cung cấp cho bạn nhiều lưu lượng truy cập miễn phí. Từ đó dẫn đến việc xếp hạng website cũng bị ảnh hưởng. 

 

Cấu trúc silo web tốt không chỉ là về khả năng lập chỉ mục

Cấu trúc silo web tốt không chỉ là về khả năng lập chỉ mục

Cấu trúc trang web tốt không chỉ là về khả năng lập chỉ mục. Sơ đồ trang XML của bạn có thể lấp đầy những khiếm khuyết ở đây.

Cấu trúc trang web tốt cung cấp ngữ cảnh cho các công cụ tìm kiếm để chúng có thể biết nội dung trang của bạn trong sơ đồ tổng thể về những thứ trên toàn trang web.

Ví dụ:

Bạn có một trang web thể thao tổng quát. Một trong các danh mục của trang nói về “vợt tennis tốt nhất cho người chơi thuận tay trái”. Bạn có thể tạo danh mục liên kết đến tất cả các trang của mình từ menu sitebar hay thậm chí phân loại trên chính phần Body của trang chủ. Tuy nhiên, với lượng trang trên website lớn, điều này có thể là một mớ hỗn độn dẫn đến sự nhầm lẫn khi người dùng tìm kiếm các thông tin họ cần. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là phân đoạn các chủ đề hàng đầu của bạn theo môn thể thao.

Dưới “vợt” là vị trí của “Vợt tennis cho người chơi thuận tay trái”. Google sẽ thấy chính xác cách trang của bạn phù hợp với chủ đề đó bằng cách xem nội dung của trang danh mục chính.

Giúp người dùng tương tác tốt và khả năng thu thập thông tin

Cấu trúc Silo giúp khách hàng có nhiều khả năng khám phá, chuyển đổi, tương tác và trải nghiệm tất cả các tính năng bổ sung khác có trên trang web của bạn. Một cấu ​​trúc silo thông tin và bố cục trang web hợp lý giúp trang web điều hướng dễ dàng hơn cho người dùng.

Lý do bạn nên xây dựng website theo cấu trúc Silo là kiến trúc thông tin (IA) và tối ưu SEO. Kiến trúc thông tin phân tầng chặt chẽ sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Và tối ưu SEO sẽ giúp khả năng thu thập thông tin của Googlebot được chi tiết và rõ ràng hơn. 

Tạo ra ngữ cảnh và mức độ liên quan của từ khóa

Sử dụng cấu trúc silo là cách để bạn tạo ra các nội dung có liên quan mật thiết với nhau giữa từ khóa và ngũ cảnh. 

Ví dụ: Một bài đăng về “công thức chế biến cá hồi” phải nằm ở danh mục “công thức nấu ăn” mới thật sự có ý nghĩa. Nếu xét trên phương diện rộng hơn thì bài viết trên sẽ phải thuộc về một trang website hay blog liên quan đến ẩm thực hoặc sức khỏe, dinh dưỡng. Sẽ rất không hợp lý nếu một trang web bán mỹ phẩm lại có bài viết liên quan đến công thức chế biến cá hồi. 

Ví dụ trên đã cho bạn thấy sự cần thiết về mức độ liên quan giữa từ khóa và ngữ cảnh. Đây cũng là cách để bạn tăng cơ hội xuất hiện dưới dạng kết quả cho từ khóa mà người dùng tìm kiếm. 

Liên kết chặt chẽ với nhau

Sự hiệu quả của việc tạo liên kết nội bộ trang là giúp người dùng khám phá tất cả nội dung có liên quan trên trang web của bạn. Cấu trúc silo cho phép bạn thực hiện điều đó bằng cách liên kết các danh mục chính với các bài viết trong danh mục con và sau đó trở lại trang chủ dễ dàng nếu muốn. 

Việc liên kết chặt chẽ sẽ tạo ra lợi thế lớn khi các Googlebot thức hiện chức năng thu thập thông tin. Nó làm tăng khả năng các bài viết, bài đăng có liên quan được xếp hạng tốt hơn khi người dùng sử dụng các cụm từ tìm kiếm cụ thể. 

Sự hiệu quả của việc tạo liên kết ngược là giúp người dùng khám phá tất cả nội dung có liên quan trên trang web

Sự hiệu quả của việc tạo liên kết ngược là giúp người dùng khám phá tất cả nội dung có liên quan trên trang web

Một ví dụ điển hình về việc tận dụng tối đa nguyên tắc này là trang https:// security.org. Trang chủ của họ nêu bật 3 lĩnh vực chính mà họ tập trung:

Khi bạn truy cập vào trang Home Security, bạn sẽ thấy một bài viết cho từ khóa đó điều hướng từ cấp trên xuống các cấp thấp hơn.

Sau đó, bạn nhấp vào Smart Home + Security  sẽ đưa bạn đến bài viết các Camera An ninh gia đình tốt nhất.

Khi tham khảo qua bài viết, nó có một bảng so sánh các thuộc tính và phần dưới cùng là liên kết với các đánh giá riêng từng sản phẩm được viết thành bài Review.

Khi tôi nhấp vào một đường link của Anchor Text là Ring Alarm Security Kit Review tôi sẽ nhận được đánh giá chi tiết về sản phẩm.

Từ những ví dụ trên bạn đã hiểu về cấu trúc silo rồi chứ ? Tôi sẽ tóm tắt mô hình cấu trúc silo của trang web trên qua biểu đồ này nhé !

Nội dung mỏng không bị bỏ qua

Công cụ tìm kiếm thường sử dụng các liên kết để tìm thêm nội dung trên trang web. Đó là lý do vì sao khi thực hiện các liên kết phù hợp bằng cấu trúc silo, bạn sẽ hạn chế được việc các nội dung mỏng bị bỏ qua. Lời khuyên cho bạn là nên liên kết nội dung trong cùng một silo và đảm bảo các liên kết mà bạn dẫn đến đều có liên quan và ý nghĩa theo ngữ cảnh và từ khóa. Nếu buộc phải liên kết đến các silo khác thì chỉ nên liên kết giữa các danh mục chính với nhau. 

Phân loại cấu trúc Silo

Cấu trúc silo hiện tại được phân làm hai loại chính là cấu trúc silo vật lý và silo ảo. Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn phân biệt được 2 cấu trúc này.

Cấu trúc Silo vật lý

Cấu trúc silo vật lý là cấu trúc thực tế phân chia trên website, thể hiện mối quan hệ và phân tầng thông qua Breadcrumb. Bạn có thể liên tưởng một silo thư mục giống như một tủ tài liệu. Để tủ tài liệu hoạt động hiệu quả, mọi thứ phải được nhóm chặt chẽ ở vị trí của nó và được xếp theo tiêu đề có cấu trúc thích hợp. Mỗi danh mục riêng biệt đều có tiêu đề riêng.

Lợi ích

  • Dễ dàng tiếp cận và index URL trên site
  • Hiểu rõ về chủ đề, sản phẩm chính trên website cũng như mỗi quan hệ giữa các page, đây cũng là cơ hội giúp cho chỉ số Ranking được cải thiện tốt hơn. 

Ví dụ

Ví dụ về cấu trúc silo từ website Pharmacenter.vn

Ví dụ về cấu trúc silo từ website Pharmacenter.vn

Một trang bán mỹ phẩm thiên nhiên lấy từ hoa hồng làm danh mục chính sẽ được mô tả như sau:

  • https://pharmacenter.vn/danh-muc/cham-soc-da-mat/
  • https://pharmacenter.vn/danh-muc/canxi-va-khoang-chat/
  • https://pharmacenter.vn/danh-muc/cham-soc-tre-em/
  • https://pharmacenter.vn/danh-muc/ve-sinh-ca-nhan/

Trong ví dụ trên, mỗi trang đều được đặt tên cụ thể để giúp các công cụ tìm kiếm thấy được chủ đề chung. Hệ thống đặt tên thư mục giúp xác định rằng các trang này đều là về mỹ phẩm làm từ hoa hồng. 

Cấu trúc Silo ảo

Cấu trúc Silo ảo sử dụng mô hình internal link giúp kết nối và biểu thị mối quan hệ giữa các trang. Chủ đề của silo được tạo ra và củng cố bởi kiểu liên kết chéo giữa các trang. Với silo ảo, các trang không cần phải nằm trong cùng một thư mục. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng tất cả các trang đều liên quan chặt chẽ với nhau.

Lợi ích

  • Điều hướng người dùng: Người dùng có thể tìm kiếm thông tin họ cần trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Đối với website: Tối đa hóa sức mạnh nội bộ, tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng các danh mục/sản phẩm mới, tránh trường hợp từ khóa bị “ăn thịt” lẫn nhau, kiểm soát được nội dung khi số lượng bài viết quá lớn

Ví dụ

Vẫn lấy ví dụ về một website bán thuốc và TPCN. Bây giờ bạn sẽ đi từ danh mục chính đến các danh mục con nhờ sự hỗ trợ từ những đường link liên kết trong trang. Trang đích là https://pharmacenter.vn/danh-muc/cham-soc-da-mat/  bạn sẽ có thể sử dụng các liên kết hỗ trợ khác trong chính website đó như:

  • https://pharmacenter.vn/cua-hang/avene-kem-chong-nang-spf-50-cho-nhon-mun/
  • https://pharmacenter.vn/cua-hang/but-ngan-ngua-giam-mun-che-vet-tham-vichy-normaderm-0-25g/
  • https://pharmacenter.vn/cua-hang/dau-duong-da-ban-dem-nno-nourishing-night-oil-30-vien/

Khi sử dụng cấu trúc silo ảo, cần đảm bảo tất cả các trang hỗ trợ phải liên kết tới trang đích và cũng liên kết tới mọi trang hỗ trợ khác trong silo. Điều này giúp cho công cụ tìm kiếm và người dùng thấy rằng đây là một cụm nội dung chặt chẽ đề cập đến trang đích là trang quan trọng nhất trong nhóm chủ đề. 

Ví dụ khác về cấu trúc Silo trên website

Nếu bạn chưa có được hình dung cụ thể về hai loại cấu trúc silo trên website thì những ví dụ dưới đây có thể sẽ khiến bạn liên tưởng dễ dàng hơn:

Ví dụ về cấu trúc silo vật lý

Blog SEO nổi tiếng Search Engine Land được điều hành bởi các chuyên gia SEO nên họ biết họ đang làm gì để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong ảnh có rất nhiều danh mục (silo) khác nhau được tạo ra. Bạn sẽ tìm thấy tất cả các bài báo và tin tức có liên quan đến danh mục cụ thể khi click vào từng danh mục.

Hình ảnh bên dưới là khi website được hiển thị ở cấp độ trang web trên Google, rất rõ ràng và cụ thể. Đây là ưu điểm mà website theo cấu trúc silo vật lý mang lại. 

website theo cấu trúc silo vật lý

website theo cấu trúc silo vật lý

Ví dụ về cấu trúc silo ảo

Nếu bạn thích tiếp thị liên kết, hẳn sẽ không quá xa lạ với website Smart Passive Income.

Ví dụ về cấu trúc silo ảo

Ví dụ về cấu trúc silo ảo

Như nội dung hình ảnh ở trên, bạn có thể thấy trang web này đang sử dụng nhiều danh mục để phục vụ cho đối tượng mục tiêu của mình, từ người mới đến các nhà tiếp thị nâng cao. Không chỉ vậy, Smart Passive Income đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi tạo ra những nội dung chuyên sâu (Deep Silos) cho các chuyên mục quan trọng cho blog của mình. 

Ví dụ: Khi bạn nhấp vào danh mục “Tiếp thị liên kết” trên blog này, bạn sẽ được đưa đến một trang khác với rất nhiều chương có liên quan về tiếp thị liên kết như hình ảnh dưới đây:

Cách triển khai cấu trúc Silo chuẩn Seo trên một Website

Triển khai cấu trúc Silo chuẩn SEO trên website gồm rất nhiều bước khác nhau, mỗi bước đều có mức độ quan trọng tương đương nhau.

Xác định chủ đề cốt lõi (từ khóa hạt giống) website của bạn

Bước đầu tiên để tạo cấu trúc silo là xác định các chủ đề cốt lõi của trang web. Đặc biệt là với những website cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm khác biệt. Sau khi tạo ra các silo riêng lẻ, bạn tách các trang hiện có về các chủ đề chính để tạo thành nhóm thích hợp. Sẽ có một vài trang không phù hợp với silo đã tạo như các trang “Giới thiệu về chúng tôi” và “Liên hệ”, bạn không cần quá bận tâm bởi chúng có thể nằm trong thư mục gốc. Nếu còn thừa quá nhiều trang, hãy tìm các chủ đề chung trong số đó.

Research và lên cấu trúc silo cho website

Sau khi xác định được chủ đề cốt lõi, bạn sẽ đến với bước quan trọng nhất là Research và lên cấu trúc silo cho website. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết và cụ thể nhất.

Bước 1: Research Head Keyword (từ khóa hạt giống)

Head Keyword là từ khóa đầu ngành bao phủ toàn bộ tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ mà website bạn đang cung cấp. Bên cạnh đó, Head Keyword phải là từ khóa có volume cao nhất so với các từ khóa cùng chủ đề. Lưu ý, một website có thể có nhiều Head Keyword. 

Sau khi xác định được Head Keyword, bạn tiến hành search trên google và tìm ra các đối thủ có cùng loại hình kinh doanh. Chỉ chọn các đối thủ có cũng lĩnh vực và loại hình kinh doanh với website của mình, không chọn những đối thủ khác dù chúng có vị trí cao trên top tìm kiếm. 

Research head keyword là bước đầu tiên để lên cấu trúc silo website

Research head keyword là bước đầu tiên để lên cấu trúc silo website

 

Bước 2: Research danh mục chi tiết

Sử dụng head keyword làm tầng 0 và tiến hàng research danh mục chi tiết trên website của những đối thủ đã chọn. Bạn sẽ phải research đến danh mục cuối cùng và chi tiết nhất của website đối thủ. 

Bước 3: Đối chiếu và phân chia danh mục

Sau khi research, bạn sẽ nhận được một list danh mục khá dài. Lúc này, bạn cần trả lời hai câu hỏi là: sản phẩm/dịch vụ nào đó có bán trên website mình không và danh mục mình research có đúng là danh mục mà thị trường lên hay không? 

Sau khi hoàn thành hai mục đích trên, bạn sẽ nhận được danh sách chắt lọc ngắn gọn hơn so với bước 2. 

Đối chiếu và phân chia danh mục

Đối chiếu và phân chia danh mục

Bước 4: Xác định lên cấu trúc silo cần triển khai

Đây là bước phức tạp và quan trọng nhất trong quy trình. Thông thường sẽ có 2 loại chính là cấu trúc silo vật lý và cấu trúc silo ảo. 

  • Với cấu trúc silo vật lý

Silo vật lý sẽ nhóm các trang nội dung cùng chủ đề vào một thư mục lớn theo cách chặt chẽ nhất, điều này giúp củng cố chủ đề website tối ưu nhất. Để xây dựng một chủ đề Silo bạn cần 4-5 trang danh mục con và mỗi trang sẽ được đặt tên URL phù hợp để người dùng và Google dễ nhận biết. Bạn sẽ thấy các trang chủ đề khá rộng, có thể phân thành nhiều danh mục con khác, nhưng cần số lượng hợp lý. Việc đào quá sâu nội dung sẽ khiến các trang cuối không nhận được được đủ liên kết.

  • Với cấu trúc silo ảo

Các silo ảo sử dụng cấu trúc liên kết chéo chuyên sâu để tạo các danh mục với chủ đề riêng biệt. Nói cách khác, chủ đề của trang đích hàng đầu được hỗ trợ bởi các trang có liên quan liên kết đến nó. 

Trong một silo ảo, mỗi trang hỗ trợ được liên kết với trang đích danh mục và cũng được liên kết với các trang hỗ trợ khác cho chủ đề đó. Chủ đề của silo được tạo ra và củng cố bởi kiểu liên kết chéo của các trang. 

Với silo ảo, các trang không cần phải nằm trong cùng một thư mục; chủ đề chỉ được thiết lập thông qua việc sử dụng các liên kết. Khi liên kết đến các trang khác nhau trong cùng một website, bạn phải rất thận trọng để tránh làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của silo. 

Xây dựng & sắp xếp nội dung theo thứ bậc

Sau khi hiểu được quá trình lên cấu trúc website như thế nào, bước tiếp theo bạn cần làm là sắp xếp nội dung theo thứ bậc. Có hai trường hợp sẽ xuất hiện: 

Với trang web đã có sẵn các bài đăng và muốn cấu trúc silo: Bạn chỉ cần xem lại tất cả các nội dung của mình và quyết định:

  • Những bài đăng nào cần giữ lại
  • Bài đăng nào cần cập nhật
  • Bài đăng nào có thể xóa hoặc sử dụng chuyển hướng 301

Hãy xác định mục đích của từng loại bài đăng cụ thể để thu nhỏ kích thước nội dung blog của bạn, điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sắp xếp. Bạn cũng có thể lựa chọn xóa hoặc chuyển hướng các bài đăng không nằm trong mục đích sử dụng đến các trang đang hoạt động tốt. Đó là cách bạn “dọn dẹp” rất nhiều nội dung nhưng vẫn không nhận thấy bất kỳ sự sụt giảm lưu lượng truy cập nào.

Với các trang web hoàn toàn mới và chưa có bất kỳ bài đăng nào: Bạn chỉ cần đảm bảo:

  • Tạo các danh mục cụ thể có liên quan đến nội dung trang web 
  • Tạo nội dung chuyên sâu để có xếp hạng tốt trong các công cụ tìm kiếm
  • Đưa ra từ khóa mục tiêu cho mỗi bài đăng trên trang và triển khai chi tiết nội dung.
  • Lựa chọn những từ khóa có volume lớn để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. 

Củng cố cấu trúc silo website

Breadcrumb là hệ thống điều hướng phụ hiển thị vị trí của người dùng trong một trang web. Việc triển khai breadcrumbs phục vụ cho 2 lý do chính là:

  • Người dùng có thể dễ dàng điều hướng đến danh mục hoặc phần có liên quan.
  • Googlebot dễ dàng hiểu được nội trung thông tin mà website muốn truyền tải.

Nói một cách đơn giản, breadcrumbs giúp người dùng theo dõi đường dẫn của họ từ trang họ đang xem đến trang chủ.

Breadcrumb có thể được hiểu là hệ thống điều hướng phụ hiển thị vị trí của người dùng trong một trang web

Breadcrumb có thể được hiểu là hệ thống điều hướng phụ hiển thị vị trí của người dùng trong một trang web

Tối ưu hóa URL

Cấu trúc URL đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nội dung và cải thiện SEO tổng thể của trang web. Vì vậy, hãy giữ cho nó càng đơn giản càng tốt.

WordPress sẽ cung cấp cho bạn một tùy chọn cho cấu trúc URL là: /% danh mục% /% postname% /. Nếu muốn thực hiện các thay đổi, bạn chỉ cần truy cập bảng điều khiển WordPress, nhấp vào Cài đặt> Liên kết trang và chọn Cấu trúc tùy chỉnh, nhập /% danh mục% /% postname% / và nhấn chọn Lưu. 

Bạn có thể tránh sử dụng tên danh mục nếu bạn muốn cấu trúc URL ngắn hơn cho trang web của mình. Trong trường hợp đó, chỉ tiêu đề bài đăng được hiển thị bên cạnh tên miền của bạn.

Cấu trúc URL đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nội dung và cải thiện SEO tổng thể

Menu là một phần cực kỳ quan trọng, là liên kết điều hướng chính đến các silo cấp cao nhất của bạn. Đa số mọi người dùng WordPress đều sử dụng menu để hiển thị các trang chính của họ như: giới thiệu về chúng tôi, liên hệ,… 

Việc tạo menu trong WordPress không quá phức tạp. Bạn vào bảng điều khiển WordPress> Appearance> Menus và thiết lập menu bao gồm các silo cấp cao nhất trên trang web của bạn là xong. 

Interlink nó giúp bạn có thứ hạng tốt hơn trên top tìm kiếm. Khi người dùng nhấp vào nó, họ sẽ được chuyển hướng đến một bài viết tương tự khác trên trang web. Điều này không chỉ giúp người dùng tiếp nhận tất cả các thông tin cần thiết mà còn kéo dài thời gian tương tác trên website. 

Phát triển silo

Tạo các silo danh mục (cả vật lý và ảo) đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận. Hơn nữa, Silo chứa rất nhiều tài nguyên website nên việc duy trì cũng rất quan trọng. Do đó, bạn cần phải phác thảo rõ ràng về trang web và thực hiện các bước cụ thể để duy trì cấu trúc silo lý tưởng. 

Để duy trì một cấu trúc silo hoạt động ổn định, bạn cần thường xuyên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, lược bỏ cũng như mở rộng nội dung silo để cải thiện mức độ liên quan của chủ đề trang web. 

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số thắc mắc chung của nhiều người khi tìm hiểu cấu trúc silo là gì? Bạn có thể đọc nội dung bên dưới để nhận được những giải đáp chi tiết nhất.

Có thể tạo bao nhiêu Silo cho 1 website?

Câu trả lời là KHÔNG CÓ GIỚI HẠN. Bạn có thể tạo bao nhiêu silo tùy thích. Nhưng với các trang web mới, bạn chỉ nên tạo 2 hoặc 3 silo (danh mục) và tạo nhiều danh mục phụ có liên quan xung quanh chúng. Tiếp đến là tạo nội dung chuyên sâu cho từng danh mục. Sau đó, khi website phát triển ổn định, hãy nghĩ đến việc thêm nhiều Silo và danh mục hơn. 

Có nên xây dựng các liên kết tới trang silo không?

Chắc chắn là CÓ. Bạn nên bắt đầu xây dựng các liên kết ngược đến các trang Silo mà bạn cho là quan trọng thay vì chỉ xây dựng các liên kết đến trang chủ. Việc xây dựng các liên kết chất lượng đến trang bên trong sẽ giúp tên miền tổng thể tăng lên, cùng với đó và việc tăng thứ hạng cho các trang Silo của website.

Có thể tạo danh mục con thành các silo phụ không?

CÓ THỂ. Bạn hãy tạo các silo phụ bằng cách bao gồm các danh mục phụ thông qua việc phân chia các danh mục chính của trang web. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm điều này khi trang web có quá nhiều nội dung. Hoặc về lâu dài, bạn muốn tạo số lượng bài đăng mới trong danh mục cụ thể đó.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc Silo là gì và những vấn đề xung quanh nó. Có thể nói, Silo là cấu trúc website được rất nhiều người lựa chọn nhất hiện nay bởi nó mang lại hiệu quả tốt cho trải nghiệm người dùng cũng như vị trí trong top tìm kiếm Google. Mong rằng, bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn xây dựng cấu trúc website silo.