Với những thế mạnh vượt trội, Landing Page được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Trang web này có tác dụng thúc đẩy hành động của khách hàng theo mục đích bạn đề ra (call-to-action). Tuy nhiên để đạt được tỉ lệ chuyển đổi tốt nhất thì điều cực kỳ quan trọng là xây dựng cấu trúc Landing Page sao cho phù hợp với sản phẩm dịch vụ và mong muốn của khách hàng. Vậy cấu trúc Landing cần có những nội dung gì? Những ví dụ trực quan dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Ví dụ xây dựng Landing Page cho Khóa học ZDigital.Marketing với 12 module
Mục đích của Landing Page này là thúc đẩy người dùng đăng ký khóa học. Để hướng tới mục đích này thì cấu trúc của Landing Page sẽ khoảng 8 nội dung chính, cụ thể là:
- Giới thiệu tổng quan về khóa học
- Khóa học dành cho ai?
- Nội dung của khóa học này: 12 module là gì?
- Hình thức đào tạo và thời gian đào tạo
- Một số video demo
- Call to action (lời kêu gọi hành động): Đăng ký ngay, đặt hàng ngay, tư vấn ngay, nhận tài liệu ngay,….
- Người hướng dẫn
- Giới thiệu về ZDigital.Marketing và thông tin pháp lý.
Ví dụ xây dựng Landing Page cho vay tín chấp ngân hàng lãi suất 0%
Mục đích của Landing Page này là để người dùng đăng ký gói vay, để lại thông tin để tư vấn. Để đạt được mục đích này, Landing Page sẽ có khoảng 6 phần như:
- Các đặc điểm nổi bật của gói vay: Vay không lãi suất cho người đầu tiên,…
- Các sản phẩm: Vay bằng chứng minh nhân dân, vay bằng lương, vay bằng thẻ tín dụng,….
- Điều kiện và thủ tục
- Lời kêu gọi hành động: Đăng ký vay ngay, đăng ký nhận tư vấn ngay,….
- Câu hỏi thường gặp
- Thông tin pháp lý
Như vậy trong cấu trúc Landing Page thì Call to Action (lời kêu gọi hành động) là phần không thể thiếu. Bởi lẽ để đạt được mục đích thì bạn cần phải thúc đẩy người dùng hành động như: mua ngay, gọi điện ngay, đặt hàng ngay, liên hệ,….
Vậy đâu là cơ sở để xây dựng được cấu trúc Landing Page phù hợp?
Nhu cầu, mong muốn của khách hàng chính là cơ sở để xây dựng cấu trúc Landing Page. Theo đó, bạn cần biết, khách hàng họ quan tâm đến điều gì. Từ đó bạn xây dựng cấu trúc nội dung phù hợp với khách hàng.
Nếu bạn không xác định đúng đắn vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin. Những thông tin khách hàng quan tâm lại thiếu. Vì thế khách hàng không thể tin tưởng để chuyển đổi thành hành động.
Trong khi đó, một số thông tin không cần thiết lại có trong nội dung Landing Page. Việc thừa thông tin sẽ khiến cho Landing Page bị dàn trải, không tập trung vào mục đích chính của bạn.
Ngoài ra bạn cần sắp xếp cấu trúc nội dung theo thứ tự ưu tiên, tức là ưu tiên vào những vấn đề khách hàng quan tâm nhất. Để làm được điều này bạn cần hiểu tâm lý khách hàng để tập trung vào điều khách hàng mong muốn.
Chẳng hạn với khách hàng đang cần tiền và rất muốn vay tín chấp, bạn cần ưu tiên những thông tin như đặc điểm nổi bật của gói vay, các sản phẩm của gói vay một cách ngắn gọn. Đồng thời kêu gọi hành động bằng những lời mạnh mẽ, thuyết phục. Đây chính là cách xây dựng cấu trúc trang mang tính định hướng tới khách hàng.
Như vậy, để xây dựng được cấu trúc Landing Page phù hợp, bạn cần xác định mục đích xây dựng Landing Page để làm gì? Landing Page cần có những phần nào để đạt được mục đích đó? Ngoài ra bạn cần hiểu sâu sắc về sản phẩm dịch vụ của mình. Đồng thời cần hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng.