Từ khóa “Case Study” được rất nhiều người tìm kiếm trong thời gian qua. Đó là một thuật ngữ không còn xa lạ gì với chúng ta. Tuy nhiên, ít ai có thể hiểu bản chất của nó là gì.
Đây là công cụ tuyệt vời để xây dựng uy tín cho thương hiệu. Vậy Case Study là gì?
Case Study là gì? Những bí mật về Case Study cần biết
Case study là gì?
Case study là một phương pháp nghiên cứu tình huống hay sự việc thực tế. Phương pháp này sử dụng lý thuyết để nghiên cứu và phân tích tình huống có thật.
Nó được đưa vào dùng tại các trường trên khắp thế giới, giúp cho việc tiếp thu kiến thức trở nên hiệu quả và nhanh hơn.
Có thể coi nó như một cuốn “tiếu thuyết” về doanh nghiệp mà ở đó bạn có thể tìm kiếm mọi thông tin bạn cần.
Các Case Study thường bao gồm các vấn đề bạn đang xử lý cho khách hàng, các giải pháp bạn đã và đang dùng, và những kết quả đạt được.
Đây là phương pháp sử dụng lý thuyết để nghiên cứu và phân tích tình huống có thật
Case Study dùng để làm gì?
Case Study là cách thức tối ưu nhất để giúp người học hiểu và ghi nhớ kiến thức lí thuyết và nó là phương pháp học được áp dụng phổ biến tại cái trường đại học kinh doanh hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, M.I.T.
Đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế, học tập qua tình huống thực tế giúp người học hoàn thiện kỹ năng phân tích và những kĩ năng khác của người quản lí.
Khi giải các tình huống thực tế này, người làm không chỉ cần có một hệ thống kiến thức nền tảng đầy đủ mà còn phải biết áp dụng được các kĩ năng mềm cần thiết của một chiến lược gia.
Xem thêm: Phương pháp 5W1H là gì?
Case Study hiện tại còn được sử dụng trong quá trình tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia và những chứng chỉ quốc tế như ACCA hay CFA.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua các câu chuyện thành công.
Trong B2B marketing, khách hàng đánh giá cao các câu chuyện thành công mà doanh nghiệp đã làm cho những khách hàng khác, và sẵn sàng thể hiện sự quan tâm và tương tác với những doanh nghiệp nào đưa ra được câu chuyện hấp dẫn về việc khách hàng đã thành công như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Case Study dùng để làm gì?
Ưu điểm của Case Study
Tính thực tiễn trong khi học tại trường được nâng cao một cách tối đa.
Giúp cho người học chủ động, sáng tạo và đặc biệt là sự hứng thú trong môn học, ngành học
Giúp cho kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng khác được nâng cao
Giảng viên cũng thu được rất nhiều kinh nghiệm và cách giải quyết khác nhau của vấn đề từ sinh viên
Các tình huống, vấn đề sát với lý thuyết sẽ có tính ứng dụng rất cao
Ưu điểm của Case Study
Cách viết Case Study hiệu quả
Tìm kiếm đối tượng mà Case Study hướng tới
Điều đầu tiên mà bạn nên làm là tìm những ứng cử viên tốt nhất mà bạn có thể tạo hồ sơ cho Case Study đầu tiên của mình. Bạn hãy cẫn nhắc một số điều sau đây:
- Những loại dự án nào bạn muốn làm nhiều hơn? Bạn muốn làm việc với kiểu khách hàng nào?
- Mối quan hệ làm việc của bạn như thế nào? Khách hàng có hài lòng không?
- Khách hàng đó dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhiều bao nhiêu?
- Họ có nhận được trải nghiệm tích cực hay có một câu chuyện đáng nhớ không?
- Trước đây họ có từng dùng sản phẩm của đối thủ rồi mới tìm đến bạn không?
Cần sự đồng ý của khách hàng trước khi viết Case Study về họ
Nếu bạn muốn dùng câu chuyện của khách hàng, bạn cần phải hỏi ý kiến của họ và được họ đồng ý. Sau khi khách hàng đồng ý tham gia, bạn nên tiến hành lập bảng câu hỏi sơ bộ.
Bảng câu hỏi này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để định hình câu chuyện trong tình huống thực tế bạn viết.
Cách viết Case Study
Định dạng câu hỏi phỏng vấn cho Case Study
Sau khi khách hàng điền xong bảng câu hỏi sơ bộ, tiếp đến bạn sẽ lựa chọn và liệt kê những câu hỏi phỏng vấn.
Tiếp cận khách hàng và đặt lịch phỏng vấn
Người tham gia đóng góp vào Case Study chắc chắn đã gặp phải vấn đề nào đó trước khi tìm đến công ty của bạn để tìm kiếm giải pháp mới.Hãy gợi ý để họ nhận ra vấn đề họ đang gặp phải. Sau đó hẹn lịch phỏng vấn để thu thập thông tin về khách hàng.
Kể một câu chuyện hấp dẫn
Khi nói đến các Case Study, khởi đầu thú vị của bạn là một tuyên bố về vấn đề hoặc xung đột mà khách hàng của bạn đã phải đối mặt trước khi bạn đi vào bức tranh đó.
Điều quan trọng là thêm lời kêu gọi hành động. Điều này là để khuyến khích khách hàng tiềm năng quan tâm liên hệ với bạn hoặc để bắt đầu một cuộc trò chuyện về nhu cầu của họ.
Xem thêm: Tổng quan về thị tường B2B
Quảng bá cho Case Study
Bước cuối là truyền thông cho nhiều người biết:
- Xây dựng một trang web quản lý tất cả case study và testimonial.
- Thêm case study và email campaign
- Tạo chiến dịch trên mạng xã hội
Công thức viết Case Study hiệu quả
Cách xử lý một Case Study Marketing chuyên nghiệp
Bước 1: Overall understanding
Đầu tiên, phải có cái nhìn tổng quan về vấn đề, mục tiêu thương hiệu đang nhắc tới. Định vị thương hiệu, nhận diện thương hiệu, tổng quan về ngành hàng,… Sau đó, tìm hiểu qua về khách hàng, người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Consumer understanding
Xác định đối tượng truyền thông tức là mô tả chân dung khách hàng. Ví dụ nghiên cứu về nhân khẩu học, tâm lý học, thói quen, hành vi,… Sau đó là tìm hiểu về insight khách hàng.
Bước 3: Big idea và Key messenger
Một big idea được hình thành để định hướng cho toàn bộ hoạt động triển khai, để nhất quán theo một chủ đề. Cùng với đó, là kèm theo một key messenger xuyên suốt chiến dịch để đối tượng hiểu mình muốn truyền đạt cái gì.
Bước 4: Execution & KPIs
Để kết nối đối tượng truyền thông với thông điệp cần trải qua 3 bước cơ bản:
- Giới thiệu thông điệp, tạo ra sự quan tâm của đối tượng truyền thông
- Họ sẽ tham gia vòa quá trình trải nghiệm, tạo dựng lòng tin và kết nối với thông điệp
- Từ đó, thông điệp mới được lan tỏa và đẩy lên cao trào
Nghiên cứu và xem xét tất cả các chỉ số truyền thông có thể để có những phản ứng kịp thời
Bước 5: Kết luận về Case Study
Sau tất cả các bước trên, chúng ta đi kết luận, nêu ưu điểm, hạn chế, hướng giải quyết cho tình huống ở đây.
Cách xử lý một Case Study Marketing chuyên nghiệp
Có thể nói, Case Study là một trong những loại hình content hiệu quả nhất. Nó không chỉ giúp bạn chứng minh thực lực doanh nghiệp, mà còn thu hút được những khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!