Trong bài viết trước bạn đã biết cách xây dựng cấu trúc của Landing Page. Tức là trang web đó sẽ bao gồm những nội dung gì để làm nổi bật được thông tin của sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, nội dung Landing Page cần phải đáp ứng được sự quan tâm của khách hàng. Đồng thời phải đảm bảo phù hợp, không thừa, không thiếu. Bên cạnh đó thì cách viết tiêu đề cũng quan trọng không kém. Vậy làm sao để viết nội dung và tiêu đề Landing Page phù hợp, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc? Dưới đây là một số hướng dẫn căn bản.
Cách viết nội dung cơ bản của Landing Page
Chẳng hạn xây dựng nội dung cho Landing Page “Vay tín chấp ngân hàng lãi suất 0%”, chúng ta sẽ có cấu trúc nội dung như sau:
- Các đặc điểm nổi bật của gói vay
- Các sản phẩm
- Điều kiện và thủ tục
- Lời kêu gọi hành động: Đăng ký vay ngay, đăng ký nhận tư vấn ngay,….
- Câu hỏi thường gặp
- Thông tin pháp lý
Sau khi đã xây dựng được cấu trúc như trên, bạn cần cụ thể hóa cấu trúc này thành các nội dung cụ thể.
Ví dụ với phần “Các đặc điểm nổi bật của gói vay” thì nội dung cần triển khai cụ thể bao gồm: Vay chỉ cần chứng minh nhân dân, vay online 100%, thẩm định rõ ràng. Các phần khác, bạn cũng cần cụ thể hóa bằng các nội dung chi tiết. Nội dung cần được trình bày đầy đủ nhưng vẫn đảm bảo cô đọng, súc tích, không dàn trải, lan man.
Nói chung, module về nội dung khá phức tạp và nhiều vấn đề. Vì thế trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến những điểm quan trọng nhất của việc xây dựng nội dung cho Landing Page. Chúng tôi đã tổng hợp các hướng dẫn cơ bản về cách viết nội dung và tiêu đề trong bảng sau:
Hướng dẫn ở trên có thể áp dụng cho cả cách viết tiêu đề và đoạn văn. Bởi lẽ, đoạn văn chính là sự kết hợp của nhiều tiêu đề.
Cách viết tiêu đề cụ thể và tập trung vào lợi ích
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, viết tiêu đề cần đảm bảo các tiêu chí:
Tiêu đề phải đảm bảo cụ thể hóa, đồng thời cần xoáy vào lợi ích của người đọc hơn là cung cấp thông tin. Ví dụ, chúng ta có tiêu đề “ Những thực phẩm chứa nhiều enzyme”. Tiêu đề này chỉ đảm bảo cung cấp thông tin mà chưa được cụ thể hóa. Vậy phải làm sao để cụ thể hóa? Bạn có thể thay cụm từ “Những thực phẩm” bằng cụm từ “8 thực phẩm” để cụ thể hóa.
Ngoài ra, bạn thấy tiêu đề trên cũng chỉ cung cấp thông tin một cách rất chung chung và không cho người đọc thấy được những lợi ích, ý nghĩa của thực phẩm. Một tiêu đề như vậy sẽ không gây được ấn tượng và khách hàng dễ dàng cảm thấy chán nản khi không thấy được những lợi ích của mình.
Vì thế bạn có thể điều chỉnh lại tiêu đề trên để tập trung vào lợi ích. Chẳng hạn như: “8 thực phẩm chứa nhiều enzyme ăn mỗi ngày sẽ trẻ đi 10 tuổi.” Cụm từ “mỗi ngày trẻ đi 10 tuổi” sẽ xoáy sâu vào lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Như vậy khách hàng sẽ có ấn tượng và quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn so với cách cung cấp thông tin chung chung chung ở trên.
Tóm lại khi viết tiêu đề bạn cần hiểu rõ tiêu đề này sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng. Đồng thời cố gắng miêu tả chi tiết tiêu đề thay vì chỉ cung cấp thông tin một cách tổng quát. Ví dụ thay vì viết chung chung là đang có chương trình giảm giá, khuyến mãi khủng thì bạn hãy cụ thể hóa thành giảm giá bao nhiêu phần trăm, khuyến mãi tặng cái gì,….Một tiêu đề được cụ thể hóa, tập trung vào lợi ích bao giờ cũng gây ấn tượng tốt và thu hút khách hàng nhiều hơn.