Brexit là sự kiện thu hút sự quan tâm của cả thế giới suốt thời gian dài vừa qua. Cuộc “ly hôn” của Vương Quốc Anh với Châu Âu không chỉ gây chấn động toàn nước Vương Quốc Anh mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.

Nhằm mang lại cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện về Brexit và những ảnh hưởng của nó, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn tất cả những vấn đề liên quan tới Brexit qua bài viết này nhé!

Brexit là gì? Brexit ảnh hưởng tới thế giới và Việt Nam như thế nào?

Brexit là gì?

Brexit là một thuật ngữ được gộp lại bởi hai từ trong tiếng Anh là Britain (Liên hiệp Vương quốc Anh) và Exit (rời khỏi, thoát ra). Brexit ám chỉ hành động Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

Cuộc “chia tay” sau 47 năm “chung sống” cùng Liên minh Châu làm đảo lộn những mối quan hệ vốn đã ổn định của Anh và các nước EU ở mọi lĩnh vực trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Chúng mình sẽ tổng quan lại mối quan hệ giữa Anh và EU nhé!

Brexit ám chỉ hành động Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu

Anh gia nhập EU như thế nào?

Sự ra đời của Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau khi cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai đã làm kiệt quệ nền kinh tế và mối quan hệ của các nước châu Âu.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman đã nêu ra ý tưởng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn và đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950. Đây cũng chính là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu.

Năm 1951, khi Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC) được thành lập, nước Anh đã từ chối tham gia cộng đồng này.

Đến năm 1957, nước Anh một lần nữa từ chối lời mời tham gia Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). “Chúng tôi không gia nhập EU vì bị cưỡng chế chính trị như Pháp và Đức”, Ông Robin Niblett, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh lập luận.

Xem thêm: Ship cod là gì ?

Anh đã gia nhập Công đồng Kinh tế Châu Âu năm 1973

Nước Anh đã không tham gia Cộng đồng Kinh tế châu Âu cho đến năm 1973. Trước đó, Anh đã nộp đơn tham gia EEC vào năm 1961, nhưng bị bác bỏ hai lần bởi Tổng thống Pháp Charles de Gaulle vào năm 1963 và 1967.

Tuy nhiên đến năm 1975, nhiều người dân Anh đã đòi rời khỏi EEC. Do vậy, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào năm 1975 nhằm giải quyết vấn đề này. Kết quả là nước Anh vẫn quyết định ở lại EEC nhờ 67% dân số ủng hộ việc này.

Mối quan hệ của Anh và EU trước sự kiện Brexit

EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh, chiếm tới 44% sản lượng xuất khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu của nước này trong năm 2015. Về vấn đề việc làm, hơn 3 triệu việc làm tại Anh có liên quan tới hoạt động xuất khẩu sang EU.

Ngoài ra, đối với Anh, Liên minh Châu Âu cũng đóng vai trò là một nhà đầu tư lớn. Năm 2014, các nước trong EU đã đóng góp 496 tỉ Bảng – tương đương với 48% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Anh.

Ngược lại, Vương Quốc Anh cũng có vai trò quan trọng trong EU. Anh đóng góp khoảng 8,5 tỉ Bảng Anh vào Ngân sách EU (năm 2015), chiếm tới 12,57% tổng ngân sách của tổ chức này, chỉ đứng sau Pháp và Đức.

Mối quan hệ của Anh và EU trước sự kiện Brexit

Nguyên nhân châm ngòi cho Brexit

Từ trước tới nay, Anh và EU luôn nổi tiếng có mối quan hệ “cơm không lành canh không ngọt”, nhưng nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và những người đứng đầu EU, mối quan hệ này đã được duy trì trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Tuy nhiên kể từ năm 2010, khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp năm 2010.

Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên.

Lý do tiếp theo là cuộc khủng hoảng của dân nhập cư. Sau khi liên minh này mở rộng vào năm 2004 và 2007, làn sóng di cư kinh tế từ Đông Âu đổ về Anh ngày càng mạnh mẽ với hơn 300.000 người mỗi năm (năm 2015).

Lượng dân nhập cư cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành lạo động. Điều này được cho là nhân tố khiến mức lương của người lao động Anh bị hạ thấp đáng kể và gây áp lực lên các dịch vụ công cộng.

Anh Quốc chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhập cư một khi nước này rời khỏi Liên minh Châu Âu.

Anh Quốc chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhập cư một khi nước này rời khỏi Liên minh Châu Âu

Những người ủng hộ Anh rời EU cho rằng mối quan hệ của Anh với EU đang ngăn cản nước này tập trung vào các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.

Rút khỏi EU sẽ cho phép Anh đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Anh sẽ không còn phải tuân theo các quy định ngặt nghèo của EU.

Tình hình chính trị trong nước bất ổn xuất phát từ những thành viên trong Đảng bảo thủ. Họ luôn hoài nghi về Châu Âu, về những khả năng của Châu âu.

Khi số lượng thành viên trong Đảng bảo thủ lớn, họ đã gây sức ép để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý. Và theo đúng như dự đoán, đa số nhân dân đều ủng hộ việc nước Anh rời khỏi EU.

Chính vì thế, năm 2013, cựu thủ tướng Anh David Cameron đã hứa sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý, quyết định số phận của Anh ở EU nếu Đảng Bảo thủ của ông chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện Anh.

Và để giữ đúng lời hứa của mình, ông đã mở cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 6 năm 2016.

Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 23 tháng 6 năm 2016

Quá trình sự kiện Brexit diễn ra

Cuộc trưng cầu duy nhất

Thứ 5 ngày 23 tháng 6 năm 2016, một kết quả trưng cầu dân ý bất ngờ ngoài dự đoán đã nói lên nguyện vọng của phần đông người dân Anh muốn rời khỏi mái nhà chung Châu Âu.

Những công dân đủ 18 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland; những công dân Ireland đang sinh sống tại Vương quốc Anh, các công dân từ hơn 50 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung- những thuộc địa cũ của Anh như Úc, Ấn Độ hay Jamaica hiện đang sống tại Anh.

Các công dân mang quốc tịch Anh nhưng đang sinh sống ở nước ngoài không quá 15 năm cũng có quyền tham gia bầu chọn.

Kết quả là Người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi là 52% so với số phiếu ở lại là 48%.

Tỷ lệ cử tri Anh đi bầu là 71,8% – tương đương với hơn 30 triệu người. Đây là tỷ lệ cử tri cao nhất trong lịch sử kể từ cuộc bầu cử năm 1992.

Kết quả cuộc trưng cầu dân sự kiện Brexit

Vương Quốc Anh chính thức rời khỏi EU

Khi đồng hồ tại Anh điểm 23h ngày 31/1, nước này đã chính thức rời Liên minh châu Âu sau 47 năm làm thành viên.

Từ ngày 1/2 hai bên sẽ bắt đầu một thời kỳ chuyển tiếp, dự kiến kéo dài ít nhất hết năm nay. Những khác biệt đáng kể nhất trong giai đoạn này là Anh sẽ không còn vị trí trong tất cả các thể chế chính trị thuộc Liên minh châu Âu, không có tiếng nói trong việc xây dựng chính sách của khối.

Ngày 31/1, Anh chính thức rời Liên minh châu Âu sau 47 năm làm thành viên

Những tác động của Brexit

Ảnh hưởng của Brexit đối với nước Anh

Đối với Anh, quốc gia từng vật lộn trong giai đoạn hậu Thế chiến 2 khi chuyển từ một đế quốc toàn cầu thành một thành viên bất đắc dĩ của khối châu Âu, việc rời khỏi EU là một sự ra đi có ý nghĩa và tác động to lớn.

Các tuyến vận chuyển giữa Anh và Pháp vẫn diễn ra trôi chảy nhưng mối quan hệ giữa nước Anh và EU đã xuất hiện thêm những mâu thuẫn mới.

Đặc biệt là việc liệu London có chấp nhận tuân thủ các quy định của EU để đảm bảo hoạt động thương mại không giới hạn hay không.

Đồng bảng Anh đã giảm đáng kể so với đồng đô la Mỹ và đạt mức thấp kỉ lục trong 31 năm qua. Chỉ sau một tuần, đồng bảng Anh đã mất đi 12% giá trị của nó.

Các tổ chức xếp hạng tín dụng như Fitch và S&P đã hạ cấp tín dụng của Anh, đồng nghĩa với việc các tổ chức này tin rằng việc cho chính phủ Anh vay tiền không còn an toàn như trước kia.

Đồng bảng Anh đã giảm đáng kể so với đồng đô la Mỹ

Ngành sản xuất ô tô Anh, với sản lượng hiện đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ. “Nếu chúng tôi phải trả thuế nhập khẩu và xuất khẩu, hóa đơn chung giữa các công ty sản xuất ô tô của Anh và EU sẽ có thể lên tới 4,5 tỷ Bảng Anh mỗi năm.

Đó là một con số khổng lồ và chúng tôi cần tránh viễn cảnh đó” – Giám đốc Truyền thông cấp cao Hiệp hội Các nhà sản xuất và kinh doanh ô tô Anh lo ngại.

Thị trường chứng khoán ở Anh cũng đã có một phen chao đảo. Chỉ số FTSE 250 – chỉ số cổ phiếu của các công ty chủ yếu thu lợi nhuận tại Anh đã giảm 10% kể từ sau cuộc trưng cầu.

Xem thêm: [Chia sẻ] Top 10 ca sĩ được yêu mến nhất tại Hàn Quốc

Người dân Anh phải chịu mức thuế vốn trước nay họ vẫn được hỗ trợ từ EU.

Brexit khiến chính trị nước Anh bị chia rẽ sâu sắc. Năm 2014, Scotland đã từng mở một cuộc trưng cầu để đòi độc lập khỏi Vương quốc Anh, và kết quả là phần lớn người dân vẫn muốn ở lại.

Đặc biệt, kết quả của cuộc trung cầu dân ý vào tháng 6/2016 với 52% ủng hộ Brexit và 48% phản đối. Chính sự đối lập này đã gây ra những chia rẽ lớn trong xã hội nước Anh.

Ảnh hưởng của Brexit đối với nước Anh

Tác động của Brexit đối với EU

EU sẽ mất đi nền kinh tế lớn thứ hai của khối này một khi Anh ra đi, và điều này chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng kinh tế- chính trị to lớn khi mà hiện tại EU đã đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và cuộc khủng hoảng nhập cư.

Anh đóng góp đến 37% khối lượng giao dịch toàn cầu và là trung tâm cho vay quốc tế lớn nhất (17%). Anh là quốc gia đóng góp lớn thứ 2 cho ngân sách của khối. Dự kiến, EU sẽ bị mất khoảng 12 tỷ Euro (13 tỷ USD) khi Anh rời khỏi khối.

Những nước chịu ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ nhất của việc Anh rời EU là Ireland và Đức. 32% hàng xuất khẩu của Ireland là đến Anh, và Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Đức.

Anh là quốc gia EU chi ngân sách cho quốc phòng cao nhất. Cùng với Pháp – quốc gia duy nhất của EU sở hữu vũ khí hạt nhân, Anh đã tham gia nhiều hoạt động quân sự của châu Âu. Mất Anh cũng đồng nghĩa với việc châu Âu sẽ làm yếu đi mạng lưới an ninh, mặc dù London cam kết, các hoạt động hợp tác quân sự sẽ vẫn được tiếp tục.

Tại Lục địa già, Anh và Pháp là 2 quốc gia có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Vì vậy, ngay khi tiến trình Brexit bắt đầu, EU sẽ mất đi một trong những tiếng nói quan trọng tại các diễn đàn quốc tế.

Tác động của Brexit đối với EU

Brexit ảnh hưởng đến thế giới như thế nào?

Ảnh hưởng của Brexit với nền kinh tế lớn thế giới

Mỹ là nước chịu những tác động rõ rệt nhất của Brexit.  Anh là đối tác thương mại lớn hàng đầu của Hoa Kỳ ở Châu Âu nên khi Anh rời khỏi EU thì khả năng tiếp cận thị trường EU của Hoa Kỳ sẽ giảm, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Hoa Kỳ giảm nên buộc họ phải rời Anh sang các nước EU khác.

Cổ phiếu Mỹ đã giảm hơn 600 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6- một ngày sau cuộc trưng cầu.

Giao dịch thương mại giữa Anh và Nga có thể tăng cao. Việc đồng Bảng giảm giá so với đồng euro sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Anh chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ khác thuộc EU. Mà EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga.

Đối với Nhật Bản, Brexit có tác động tiêu cực đến các nguồn đầu tư của Nhật tại Anh. Bởi sau Brexit khiến đồng yên tăng giá mạnh, gây tác động lớn đến nền kinh tế Nhật Bản và ảnh hưởng đến các chính sách cải tổ nền kinh tế của chính phủ nước này.

Với Trung Quốc, thì quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc rất lớn. Do vậy, nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn thì ít nhiều chịu những ảnh hưởng ngắn hạn từ những Brexit khi mà thị trường EU đang chao đảo, kém ổn định.

Ảnh hưởng của Brexit với nền kinh tế lớn thế giới

Ảnh hưởng của Brexit đối với Việt Nam

Ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra nhận định rằng kinh tế Việt Nam chưa bị tác động lớn trước diễn biến Brexit, do EU chưa phải là đối tác chiếm tỷ trọng lớn với kinh tế Việt Nam, kể cả về thương mại và đầu tư.

Nhưng trong dài hạn, Việt Nam vẫn phải theo dõi chặt chẽ quá trình Anh rời EU bởi vì sẽ có những ảnh hưởng mang tính gián tiếp ví dụ như việc Anh rời EU ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền các nước, trong đó có các nước là bạn hàng lớn về thương mại và đầu tư của Việt Nam.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Anh sẽ bị ảnh hưởng do chính sách thương mại và thuế quan của Anh sẽ thay đổi. Bên cạnh, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sẽ bị ảnh hưởng do EU là thị trường rất quan trọng của Việt Nam. Vì thế, hậu Brexit thì Việt Nam đang phải gánh chịu những biến đổi lớn về quy mô, sức ổn định.

Ảnh hưởng của Brexit đối với Việt Nam

Việc chia tay không dễ dàng, với 3 năm đàm phán dai dẳng, trải qua 3 Thủ tướng Anh, 2 lần bầu cử sớm và nhiều lần thay đổi nội các, Brexit đã gây chấn động không chỉ đến chính Vương Quốc Anh, EU mà còn đối với cả thế giới nữa. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của KDIGIMIND.

Đừng quên ghé thăm https://kdigimind.com/ để tìm kiếm thêm nhiều tin tức mới có thể bạn cần biết nữa nhé!