Một trong những thuật ngữ phổ biến được sử dụng nhiều  trong giao dịch hiện nay chính là Breakout. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiến thức và thông tin để hiểu Breakout là gì?

Vậy nên hôm nay Kiệt sẽ mang đến cho các bạn những thông tin thực sự bổ ích và cần thiết cho công việc của bạn. Cùng Kiệt đi khám phá nhé!

Khái niệm Breakout là gì?

Đây là vấn đề thắc mắc mà rất nhiều người đã hỏi Kiệt Breakout là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất có thể thì Breakout chính là một hiện tượng tăng giá vượt ra khỏi cùng kháng cự (vùng đỉnh cao) hoặc hiện tượng giảm giá làm phá vỡ đáy cũ (hỗ trợ) vào khoảng trước đó trên đồ thị giá.

Break out là gì?

Break out là gì?

Breakout được mọi người nhìn nhận và xem đây là một trong những phương pháp giao dịch theo đà và theo cả xu hướng giá hiện tại.

Đi cùng với đó là kỳ vọng sau khi mức giá đưa ra vượt qua mức kháng cự hoặc làm thủng đáy hỗ trợ thì giá sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm theo quán tính ở thời điểm sau đó.

Một số loại Breakout phổ biến ở trên thị trường

Có hai loại Breakout phổ biến nhất mà bạn sẽ được biết khi tìm hiểu Breakout là gì? Cụ thể thì hai loại đó chính là breakout tiếp diễn và breakout đảo chiều.

Một số loại Break out phổ biến hiện nay

Một số loại Break out phổ biến hiện nay

Breakout tiếp diễn

Có thể sau một chặng đường phát triển rộng theo một hướng đi cụ thể thì các giá có thể xảy ra một khoảng nghỉ. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi cả hai nhóm mua và bán đều dừng lại để xem xét và phân tích tình hình.

Kết quả cuối cùng là bạn sẽ nhìn thấy một thị trường có sự dao động với mức biên độ có cả giới hạn trên lẫn dưới. Với hiện tượng này người ta thường hay gọi là hiện tượng giá đang consolidation.

Tiếp theo sau đó, nếu những nhà đầu tư cho rằng xu hướng phát triển như ban đầu vẫn là hướng đi chính xác nhất thì họ sẽ tiếp tục đẩy các mức giá này đi theo chiều hướng cũ.

Kết quả cuối cùng là họ sẽ có một breakout tiếp diễn. Nói dễ hiểu hơn chúng sẽ tiếp tục và phát triển theo xu hướng diễn ra ban đầu.

Breakout đảo chiều

Với Breakout đảo chiều, hiện tượng này cũng sẽ có sự bắt đầu tương tự như Breakout tiếp diễn. Và sau một khoảng thời gian phát triển chúng cũng sẽ rơi vào khu vực nghỉ.

Điểm khác biệt ở đây là sau quá trình consolidation thì các nhà giao dịch nhận ra các xu hướng cũ đã không còn đủ sức để có thể tiếp tục và quyết định để giá đi theo hướng ngược lại với ban đầu. Kết quả cuối cùng mà chúng ta thấy được là một mô hình break out đảo chiều.

 

Cách nhận biết một BreakOut bị lỗi

Trong thực tế, không phải lúc nào Breakout cũng đều đúng. Sẽ có rất rất nhiều những hiện tượng Breakout bị sai. Và người ta thường gọi hiện tượng này là (false break).

Một khi hiện tượng Breakout sai xảy ra thì tức là một hiện tượng ở trong phiên và thậm chí là có thể đóng cửa những phiên tạo tín hiệu Breakout.

Tuy nhiên, sau đó chúng sẽ đảo ngược lại xu hướng ở thời điểm hiện tại. Các nhà đầu tư sẽ bắt đầu vào lệnh theo những tín hiệu sai mà họ nhìn thấy. Và kết quả mà họ nhận được chính là sự thua lỗ vì biến động giá không đúng theo như chu kỳ đã kỳ vọng.

Xem thêm: Hướng dẫn nhận bitcoin miễn phí hằng ngày

Những dấu hiệu nhận biết một Break out thành công

Không phải cứ hiểu breakout là gì thì bạn có thể nhận biết được một Break out thành công để gia nhập. Quá trình nhận biết phải thông qua những dấu hiệu cụ thể và rõ ràng.

KDIGIMIND sẽ mách bạn một số những mẹo khá hay ho để nhận biết cũng như gia tăng tỷ lệ thành công cho các nhà đầu tư.

Những phương pháp sau đây thực sự quan trọng cho giá giao dịch vậy nên hãy nắm thật chắc kiến thức nhé! Một số phương pháp mà bạn có thể sử dụng như:

Làm thế nào để nhận biết một Break Out thành công cho các nhà đầu tư?

Làm thế nào để nhận biết một Break Out thành công cho các nhà đầu tư?

Áp dụng giá đóng cửa cùng với các ngưỡng lọc cho một Breakout được cho là hợp lệ

Một trong những điều mà bạn cần lưu ý khi áp dụng chiến lược breakout chính là việc sử dụng hệ giá đóng cửa. Đây có thể là đóng nến tính theo giờ, theo ngày hoặc theo tuần. Chỉ số này sẽ phụ thuộc vào khung giao dịch mà bạn đã lựa chọn.

Trong giá đang khớp tức là real time thì giá đóng cửa có phần đáng tin hơn nhiều vì đây là con số thể hiện mức giá cuối cùng cho cùng khung thời gian mà có sự cân bằng cả bên mua lẫn bên bán.

Những nến đóng cửa cũng là hiện tượng được khá nhiều nhà đầu tư quan sát cũng như tham chiếu vào trong đó để làm tăng lên tính tin cậy của thị trường.

Ngưỡng lọc hay còn gọi bằng tên tiếng anh là Threshold có nghĩa là mức độ đê xuyên qua các ngưỡng cao nhất và thấp nhất (tức là vùng kháng cự và vùng hỗ trợ) đi theo chiều của Breakout mà các khung giá đạt được.

Thường thì để tránh những tín hiệu gây nhiễu, những nhà đầu tư có thể sẽ đặt ra những ngưỡng lọc khác nhau nhằm mục đích nâng cao tính chính xác của mức giá.

Phương pháp sử dụng thanh khoản

Trong các giao dịch của Breakout đơn giản nhất chính là bạn chấp nhận sẽ đi theo cái xu hướng ở hiện tại. Bạn không ngần ngại để mua sản phẩm ở một mức giá cao và chấp nhận bán lại chúng với mức giá cao hơn giá đã mua. Vậy nên xu hướng giá ở hiện tại phải đủ mạnh và thu hút để các nhà đầu tư chấp nhận theo đuổi chúng.

Một yếu tố kỹ thuật được sử dụng để xác định xem tiền đầu tư vào có khỏe hay là không, sơ đồ cầu mua sẽ tăng lên hay cung bán sẽ xuống và điều này có thực sự quyết liệt hay đó là các thanh khoản.

Trong các nến breakout, tính theo cả chiều lên lẫn chiều xuống thì tín hiệu nhận được sẽ chính xác hơn nhiều nếu trong đó có thêm sự xác nhận của thanh khoản. Cụ thể hơn thì đây chính là sự giá tăng của thanh khoản.

Theo kinh nghiệm, giá tăng mạnh thì thanh khoản cũng sẽ tăng cao theo tỷ lệ thuận và đây là một tín hiệu đáng để tin cậy. Còn xét theo chiều giá giảm thì vai trò của thanh khoản sẽ giảm đi không còn quan trọng nhiều như so với chiều tăng.

Xem thêm: Thị trường Forex giao dịch như thế nào?

Phương pháp xác nhận thông qua các chỉ báo

Không chỉ riêng Breakout mà ngay cả với những giao dịch khác thì sự xác nhận của giá cũng như các chỉ báo khác đều là một yếu tố khá quan trọng. Người ta thường sử dụng kỹ thuật phân tích này ở đa số các chỉ báo.

Dựa vào các chỉ báo để xem xét Break out thành công hay thất bại

Dựa vào các chỉ báo để xem xét Break out thành công hay thất bại

Tính theo chiều gia tăng, nếu giá của break ở khu vực kháng cự nhưng có đi kèm với phân kỳ âm hoặc đi kèm đó là một phân kỳ dương thì những nhà đầu tư giao dịch theo chiều hướng giá đi xuống cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Nên chậm lại một chút để phân tích cũng như tìm hiểu thêm sự xác nhận của một số những công cụ hỗ trợ khác để hiểu thêm break out nghĩa là gì.

Việc tìm hiểu về break out là gì sẽ rất có ích cho các nhà giao dịch khi tham gia vào thị trường. Đặc biệt là các nhà đầu tư.

Khi bạn đã hiểu rõ về Breakout thì tỷ lệ thành công của bạn sẽ được nâng cao hơn so với khi bạn chưa tìm hiểu. Và cứ như vậy, tỷ lệ thất bại cũng sẽ được giảm xuống đáng kể khi biết được những phương pháp nhận biết thị trường giá. Hy vọng với những thông tin trên, Kiệt đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.