Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều muốn thương hiệu của mình nằm trong top – of – mind. Chỉ có như vậy thị phần mới dẫn đầu, khách hàng mới để ý đến sản phẩm của mình. Vậy Brand Awareness là gì? Nó có ý nghĩa gì đối với một doanh nghiệp? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây của KDIGIMIND Web nhé!

Chia sẻ bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

Brand Awareness là gì?

Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa Brand Awareness. Tuy nhiên, một cách dễ hiểu nhất thì Brand Awareness có thể dịch là sự nhận biết thương hiệu.

Một thương hiệu có độ nhận biết càng cao thì càng nhận được nhiều sự ưu ái lựa chọn của khách hàng. Mói cách khác, doanh nghiệp làm Brand Awareness tốt sẽ chiến thắng trong việc thống lĩnh thị phần so với các đối thủ cùng ngành.

Ví dụ khi nhắc đến kem đánh răng, bạn nghĩ tới ngay PS trà xanh. Thì PS đã làm tốt sự nhận biết thương hiệu, chiến thắng các đối thủ khác cùng sản xuất ra kem đánh răng trong tâm trí khách hàng.

Brand Awareness là gì?

Tầm quan trọng của Brand Awareness

Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên quá trình ra quyết định mua của khách hàng và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Thương hiệu được nhận biết đầu tiên chính là thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó.

Nó cực kỳ cần thiết cho những thương hiệu chưa có độ phủ sóng, những thương hiệu mới mẻ mà khách hàng chưa có nhận thức về những thương hiệu đó. Chỉ khi khách hàng đã có nhận biết về thương hiệu thì doanh nghiệp đó mới có thể bán sản phẩm cho họ được.

Điều quan trọng nữa là nhận biết thương hiệu giúp phân biệt và có cơ hội chiến thắng đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Khi khách hàng đứng trước hàng loạt dòng sản phẩm trên kệ hàng. Họ sẽ phân vân lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhất.

Xem thêm: Slogan là gì? Những Slogan đẳng cấp nhất trong kinh doanh

Đây chính là khoảnh khắc chứng minh độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng ở mức nào. Nếu khách hàng không cần thời gian đắn đo lựa chọn mà nhặt ngay sản phẩm của doanh nghiệp bạn thì có nghĩa doanh nghiệp đã làm rất tốt Brand Awareness đối vớ khách hàng và ngược lại.

Đặc biệt đây là cách tăng lượng khách hàng trung thành đối với doanh nghiệp. Bởi khi thương hiệu nằm trong top of mind tức là khách hàng sẽ nỗ lực lựa chọn sản phẩm của thương hiệu đó. Đối với họ, thương hiệu này phù hợp và hữu ích nhất với họ. Từ đây không những tăng số lượng khách hàng trung thành mà còn tăng cả doanh thu nữa.

Tầm quan trọng của Brand Awareness

Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

Cả hai đều có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định mua của khách hàng và trong việc tạo ra khách hàng trung thành. Tuy nhiên chúng có một chút khác biệt nhỏ:

Brand Recognition là gì? Nó là khả năng khách hàng nhận diện ra thương hiệu của doanh nghiệp thông qua một số yếu tố. Chẳng hạn như: logo, màu sắc, slogan,… Khi bạn nhìn thấy những hình ảnh đó, bạn liên tưởng ra ngay sản phẩm này thuộc thương hiệu hay doanh nghiệp nào.

Ví dụ Brand Recognition của McDonalds là hình vòm giống chữ M màu vàng, Amazon là hình nụ cười và mũi tên từ A đến Z, Apple là quả táo bị khuyết 1 phần,…

Còn Brand Awareness thì như ở trên đã nói. Nó là ấn tượng, cảm xúc và sự gợi nhớ về một thương hiệu khi bạn có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nó chưa đựng sự hiểu biết về giá trị, chất lượng, văn hóa công ty,…

Ví dụ bạn cảm thấy mệt mỏi vào buổi trưa, bạn nghĩ ngay cốc trà sen vàng của Highlands Coffee.

Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

Nhất quán trong việc xây dựng thương hiệu

Để nhận biết thương hiệu tốt, doanh nghiệp cần có tông màu nhất quán, màu sắc nhất quán, biểu tượng, biểu trưng hoặc giọng nói nhất quán,… cho phép khách hàng của bạn biết họ đang giao dịch với bạn.

Ngay cả các chương trình Marketing hay chiến dịch truyền thông nào đó cũng nỗ lực tạo ra sự nhất quán để khách hàng nhìn vào là biết nó của thương hiệu hay doanh nghiệp nào.

Xây dựng thương hiệu trên nhiều kênh truyền thông

Khi doanh nghiệp phủ sóng trên các phương tiện truyền thông từ online đến offline sẽ hỗ trợ trong việc lan tỏa thương hiệu.

Ở đâu khách hàng cũng có thể tiếp cận với thương hiệu. Nó có thể thể hiện qua các chương trình Marketing, PR, sản phẩm bán,…

Đặc biệt ngày nay khi công nghệ 4.0 bùng nổ, việc tạo viral trên các trang mạng xã hội là một cách thức thông minh để phủ sóng thương hiệu đến gần với khách hàng hơn.

Tạo cá tính riêng cho thương hiệu

Khi mà thì trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàng đứng trước nhiều lựa chọn hơn. Điều này buộc doanh nghiệp phải tạo ra điểm nhấn, sự khác biệt để khách hàng ghi nhớ thương hiệu của bạn.

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết cảm xúc của khách hàng với những chiến dịch thúc đẩy độ nhận diện cho thương hiệu.

Một khi khách hàng thấm nhuần thông điệp bạn muốn truyền tải, họ càng có cơ hội khắc cốt ghi tâm hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí của mình.

Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

Về việc đo lường hiệu quả Brand Awareness thì có rất nhiều cách. Tùy thuộc vào phương thức doanh nghiệp làm để lựa chọn cách đo lường hiệu quả nhất.

Ví dụ qua lượt traffic trên website, fanpage, trên các diễn đàn hỏi đáp vấn đề liên quan đến thương hiệu, doanh nghiệp,… Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất về Brand Awareness. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho các bạn đọc!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi KDIGIMIND Web. Đừng quên ghé thăm chúng mình thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức kinh doanh mới nhá!