Đối với website thì Bounce rate là một trong những chỉ số rất quan trọng. Chỉ số này được thể hiện trong Google Analytic giúp bạn có thể đánh giá và kiểm tra chất lượng của website.Vậy Bounce rate là gì? Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Bounce rate là gì? 

Với nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu và làm về website thì Bounce rate là gì luôn là vấn đề họ rất quan tâm. Bởi vì, họ thực sự chưa biết và chưa hiểu rõ Bounce rate google analytics là gì?

Bounce rate là tỷ lệ khách truy cập rời khỏi website mà không thực hiện bất cứ hành động nào như mua hàng, click vào liên kết hoặc điền thông tin vào form đăng ký. 

Bounce rate là gì

Bounce rate là gì

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết được Bounce rate là gì phải không nào. Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến tỷ lệ thoát trang.

Vai trò của Bounce rate là gì?

Tìm hiểu Bounce rate là gì chắc chắn bạn không thể bỏ qua tầm quan trọng Bounce rate đối với website như thế nào. Vậy vai trò của Bounce rate là gì? Sở dĩ, Bounce rate được đánh giá là một trong những chỉ số quan trọng của website là vì:

Bounce rate giúp bạn biết được mức độ hài lòng của khách hàng

Biết được Bounce rate là gì thì bạn sẽ biết được mức độ hài lòng của khách hàng khi họ truy cập vào website của bạn. Khi nội dung trên website của bạn không đáp ứng được trải nghiệm của người dùng có thể dẫn đến chỉ số Bounce rate tăng cao. Có nghĩa là nội dung không hấp dẫn, người dùng không cảm thấy hài lòng nên họ không ở lại lâu trên website.

Bounce rate cho biết mức độ hài lòng của khách hàng

Bounce rate cho biết mức độ hài lòng của khách hàng

Là yếu tố xếp hạng website

Bounce rate là một trong những yếu tố được sử dụng để xếp hạng website trên Google. Tỷ lệ Bounce rate của người truy cập có mối quan hệ chặt chẽ với bảng xếp hạng của Google. Khi Bounce rate tăng cao không chỉ khiến trải nghiệm người dùng giảm mà còn đánh giá rằng chất lượng website của bạn kém. Trong khi đó, Google lại không thích những trang web này. Vì thế, website của bạn sẽ khó có được vị trí cao trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. 

Xác định lượng truy cập tốt nhất đến từ nguồn nào

Biết Bounce rate là gì bạn sẽ theo dõi được tỷ lệ thoát trang web trong Google Analytic. Khi đó, bạn sẽ biết được chủ đề nào được nhiều người quan tâm nhất hoặc bài viết nào được nhiều người xem nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết được điều gì thu hút người dùng nhấp vào liên kết trên bảng kết quả và biết được nguồn đem lại lượng truy cập tốt nhất là nguồn nào.

Xác định lượng truy cập tốt nhất đến từ nguồn nào

Xác định lượng truy cập tốt nhất đến từ nguồn nào

Ngoài ra, tỷ lệ thoát trang còn giúp bạn biết được từ khóa liên quan nào đang được khách hàng quan tâm. Qua đó, bạn sẽ đưa ra được hướng phát triển nội dung cũng như xây dựng các liên kết phù hợp nhất. 

Bounce rate là dấu hiệu nhận biết cấu trúc website hiện tại

Bounce rate giúp bạn biết được cấu trúc website hiện tại như thế nào, có bị chậm không, giao diện có bị lỗi không… 

Bounce rate tăng cao nguyên nhân do đâu?

Bạn đã biết bounce rate là gì nhưng bạn có biết vì sao bounce rate tăng cao hay không? Cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến tỷ lệ thoát trang tăng:

Do tốc độ tải trang chậm

Bounce rate tăng có thể xảy ra, có thể là do tốc độ tải trang web quá chậm. Bạn nghĩ rằng tốc độ tải trang tăng 1, 2 giây cũng không đáng kể. Thế nhưng, điều này thực sự lại rất quan trọng đối với website. Bởi vì, nếu khách hàng phải chờ đợi thêm một vài giây khi truy cập trang web sẽ khiến họ khó chịu.  Đó cũng chính là lý do vì sao dẫn đến tình trạng tỷ lệ thoát trang tăng cao.

Do tốc độ tải trang chậm

Do tốc độ tải trang chậm

Nội dung không chất lượng, không liên quan đến tiêu đề 

Việc sáng tạo nội dung, tạo ra những bài viết trên website chính là cách bạn đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Đối với một bài viết thì tiêu đề và đoạn mô tả có tác dụng rất lớn trong việc dẫn dắt người dùng truy cập vào một website nào đó. Tuy nhiên, việc người dùng có tiếp tục ở lại trang web hay thoát khỏi trang ngay lập tức sẽ phụ thuộc rất lớn vào nội dung bài viết.

Nếu nội dung bài viết không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì việc họ thoát khỏi website là điều chắc chắn, họ sẽ đi tìm kiếm một nội dung tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của họ. Ngược lại, nếu nội dung bài viết chất lượng thì bạn sẽ giữ chân được khách hàng trên website. Không những thế, khi nội dung lôi cuốn còn có thể dẫn dắt người đọc xem thêm nhiều bài viết trên website. 

Trải nghiệm người dùng không tốt

Bounce rate tăng cao có thể do website của bạn chưa được tối ưu về trải nghiệm người dùng. Bởi vì, cách trình bày, bố cục, màu sắc trên website ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng. Nếu giao diện website không thân thiện khiến người dùng khó sử dụng thì khả năng họ thoát khỏi trang rất cao.

Khi người dùng vừa vào trang web ra ngay mà không chuyển đổi thì sẽ làm Bounce rate tăng cao. Chính vì thế, khi tối ưu tỷ lệ thoát ở mức thấp nhất sẽ là cách để bạn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. 

Trải nghiệm người dùng không tốt

Trải nghiệm người dùng không tốt

Tiêu đề khác nội dung

Việc bạn đặt tiêu đề và mô tả bài viết hấp dẫn có thể giúp bạn thu hút được khách hàng truy cập vào website của bạn. Tuy nhiên, nếu một bài viết có nội dung vô nghĩa, không liên quan đến tiêu đề bài viết thì người đọc sẽ cảm thấy khó chịu và thoát khỏi trang web ngay lập tức. Khi đó, tỷ lệ thoát trang cũng sẽ tăng lên. 

Website không có liên kết nội bộ

Trong những bài viết chuẩn SEO luôn có các liên kết nội bộ để giúp điều hướng khách hàng từ bài viết này sang bài viết khác. Bounce rate cũng thể hiện một phần việc bạn sắp xếp các đường link liên kết nội bộ có đúng hay không. Nếu như bạn không gắn link liên kết nội bộ trong bài viết thì khách hàng sẽ không phải biết làm gì tiếp theo dẫn đến Bounce rate tăng cao.

Website bị lỗi 

Tỷ lệ Bounce rate tăng có có thể do website của bạn bị lỗi, gặp một số vấn đề kỹ thuật như giao diện bị lỗi trên thiết bị di động dẫn đến trang web không tải được. Khi bạn gặp phải tình huống này thì cần phải có phương án giải quyết nhanh chóng.

Cách tính tỷ lệ Bounce rate của website trong Google Analytics

Tìm hiểu Bounce rate là gì thì bạn cũng không nên bỏ qua công thức tính tỷ lệ thoát trang. Bởi vì, khi bạn biết cách tính bạn sẽ biết cách và đưa ra phương án tối ưu hiệu quả.

Cách tính tỷ lệ Bounce rate của website trong Google Analytics

Cách tính tỷ lệ Bounce rate của website trong Google Analytics

  • Tính tỷ lệ Bounce rate của một trang web theo công thức:

Một trang web có tỷ lệ Bounce rate = Tổng số lượt truy cập Bounce/Tổng số lần truy cập Entrance (Tính trong cùng một khoảng thời gian)

Trong đó:

– Bounce được hiểu là số lượt truy cập trang web duy nhất. Mà mỗi truy cập này sẽ chỉ có một GIF request duy nhất gửi về Google Analytics.

– Entrance chính là tổng số lần truy cập vào trang web của người dùng.

  • Công thức tính tỷ lệ thoát Bounce rate của toàn website

Bounce rate của toàn website = Tổng lượt Bounce/ Tổng số Entrance (Trên tất cả các trang của website và trong cùng một khoảng thời gian)

Bounce rate là gì? Bounce rate trong SEO chính là chỉ số giúp bạn có thể đo lường được chất lượng traffic đến website hoặc landing page của mình. Nếu như tỷ lệ thoát trang quá cao thì website đó không phù hợp với người dùng. 

Lượt truy cập duy nhất nào không được tính Bounce rate?

Bạn tìm hiểu về Bounce rate là gì thì bạn cũng cần phải biết 4 trường hợp lượt truy cập dưới đây không được tính Bounce rate:

Event Tracking

Người dùng truy cập vào một trang web trên website của bạn và tiến hành khởi động một sự kiện nào đó như nhấn nút phát video rồi lập tức rời khỏi website mà không đi đến trang nào khác. Sở dĩ, Google không coi đây là một lần thoát vì trong cùng một sessions có tới 2 Gif request được đề xuất.

Event Tracking

Event Tracking

Social Interactions Tracking

Người dùng truy cập website của bạn và khởi động bất kỳ một sự kiện xã hội nào được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích sự tương tác với mạng xã hội và rời đi mà không đến trang web nào khác.

Lấy ví dụ để bạn dễ hình dung: Người dùng đến website của bạn, đọc và chia sẻ bài viết thông qua nút share và rời đi không đến trang khác.

Tracked Event

Trường hợp Tracked Event tự động thực hiện, mỗi lần trang web được tải thì lượt truy cập duy nhất cũng không được xem là một lần thoát trang vì có nhiều hơn 1 Gif request.

Trên trang web trùng nhiều GATC 

Trang web chứa nhiều GATC giống nhau thì sẽ có ít nhất 2 Gif request được thực hiện nên lượt xem trang duy nhất không được tính là 1 lần thoát.

Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Bạn biết Bounce rate là gì nhưng bạn có biết Bounce rate bao nhiêu là tốt không? 

Trên thực tế, mỗi một website đều có Bounce rate riêng, không có tiêu chuẩn nào để đánh giá Bounce rate của website. Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh mà Bounce rate của website cao hoặc thấp. Không phải chỉ số Bounce rate cao là không tốt và cũng không phải chỉ số Bounce rate cực thấp là tốt. Tuy nhiên, Bounce rate tốt nhất nên nằm trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 60% là ổn.  

Bounce rate bao nhiêu là tốt

Bounce rate bao nhiêu là tốt

Nhiều website tin tức, blog được người dùng truy cập mỗi ngày với số lượng lớn. Họ có thể đọc từ bài viết này đến bài viết khác nên Bounce rate sẽ thấp. Đối với những website thấy trên quảng cáo hoặc tìm kiếm trên Google thì Bounce rate sẽ cao hơn.

Có những website, những bài viết mà sau khi khách hàng đọc được thông tin cần tìm và họ không đọc thêm tin tức khác mà sẽ thoát khỏi trang thì chỉ số Bounce rate cũng sẽ cao. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu Bounce rate cao thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. 

Nguyên tắc làm giảm Bounce rate cho website

Sẽ thật thiếu sót nếu như tìm hiểu Bounce rate là gì mà không tìm hiểu về nguyên tác làm giảm Bounce rate cho website. Bởi vì, khi bạn giảm được Bounce rate thì khả năng khách hàng ở lại trang web lâu hơn giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Muốn giảm Bounce rate cho website thì bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1

Bạn là người sáng tạo ra nội dung và bạn luôn mong muốn nội dung phải thật độc đáo và phát triển một cách tốt nhất. Nếu như bạn tạo ra những nội dung mới, kiến thức mới, chất lượng thì khả năng bài viết của bạn không thu hút được lượng người truy cập từ việc tìm kiếm trên Google vì họ chưa biết đến những bài viết này. 

Nguyên tắc 1

Nguyên tắc 1

Vì thế, website của bạn nên có khoảng 70 – 80% bài viết có lượng người tìm kiếm và khoảng 20 – 30% nội dung mới thì đó sẽ là điều tuyệt vời. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi và số lượng người dùng sẽ tăng lên, tỷ lệ Bounce rate sẽ giảm xuống. 

Nguyên tắc 2

Tâm lý của người dùng là khi họ tìm kiếm được thông tin mà họ cần thì họ sẽ thoát khỏi trang. Việc của bạn lúc này là phải tìm cách để giữ chân họ lại website lâu hơn. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những bài viết có nội dung mới lạ, đặc sắc chắc chắn sẽ gây được sự chú ý. 

Bên cạnh đó, bạn nhớ chèn thêm hình ảnh sống động và đặt link bài viết này trong các nội dung hữu ích mà người đọc có thể tìm kiếm. Đừng quên đặt một tiêu đề bài viết thật hấp dẫn nhé vì đây sẽ là cách giúp bạn thu hút và gây sự chú ý cho người đọc.

Nguyên tắc 3

Khi người dùng tìm kiếm trên Google thì sẽ có rất nhiều kết quả gợi ý được hiện ra và có thể vô tình họ sẽ nhấp vào một bài viết bất kỳ nào đó. Nếu như bài viết chỉ có nội dung chung chung, hình ảnh và giao diện không bắt mắt thì chắc chắn sẽ có rất ít người tiếp tục nhấp vào một liên kết khác trong trang web đó.

Nguyên tắc 3

Nguyên tắc 3

Lúc này, họ sẽ thoát khỏi trang và quay lại Google để tìm kiếm một bài viết từ website khác. Việc mà bạn cần làm lúc này đó là phải giải quyết được ổn thỏa nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng, phải đem lại nội dung hay, chất lượng thì sau đó mới nghĩ đến việc lôi kéo người dùng xem thêm bài viết khác. 

Thay vì tạo ra nhiều bài viết, nội dung không ấn tượng, không có chiều sâu thì việc tập trung vào chất lượng nội dung chính là cách để làm giảm Bounce rate hiệu quả.

Nguyên tắc 4

Khi bạn tạo ra nội dung hay nhưng cách trình bày của bạn không đẹp, không bắt mắt thì sẽ khó thu hút được khách hàng. Vì thế, để làm giảm Bounce rate thì bạn cần nhớ:

  • Trình bày bài viết thật đẹp mắt với hình ảnh và video đặc sắc. Nên kèm theo ít nhất 3 ảnh minh họa trong bài viết 1000 từ. Bởi vì, hình ảnh giúp bài viết trở nên sinh động hơn, giúp thu hút người đọc hơn.
  • Sử dụng hình ảnh có thể khiến trang load chậm. Vì thế, chỉ nên sử dụng hình ảnh kích thước khoảng 500 – 700 px và dung lượng không quá 100kb.
  • Nên phân tách nội dung rõ ràng, mạch lạc, không nên viết đoạn quá dài hoặc quá ngắn. Như thế, người dùng sẽ dễ đọc, dễ hiểu hơn. Khi người dùng hiểu được nội dung của bạn, họ thấy hay và họ sẽ tiếp tục đi đến những bài viết khác để đọc thêm. 

Bài viết trên kdigimind đã giải đáp thắc mắc Bounce rate là gì. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu thêm về chỉ số Bounce rate của website trong Google Analytics và biết cách tối ưu Bounce rate sao cho hiệu quả.