Chào mừng các bạn đến với website duykiet.com Trong bài viết hôm nay, Kiệt sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin hữu ích về Blockchain.

Hiện nay, công nghệ số ngày càng phát triển và sự xuất hiện của nền tảng Blockchain đã đem đến những thay đổi đáng kể cho ngành khoa học máy tính. Vậy Blockchain là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Blockchain là gì?

Sự ra đời của công nghệ Blockchain đã tạo ra những thay đổi ngoạn mục trong ngành khoa học máy tính. Vậy Blockchain là gì?

Đúng như tên gọi của nó, “Block” nghĩa là khối thông tin và “Chain” là chuỗi gồm nhiều khối liên kết với nhau tạo thành.

Đơn giản hơn blockchain chính là một loại cơ sở dữ liệu phân cấp mà trong đó là những thông tin đã được mã hoá và lưu trữ dưới dạng các khối sau đó các khối liên kết với nhau tạo thành một chuỗi.

Công nghệ Blockchain là gì?

Công nghệ Blockchain là gì?

Hiện nay, hầu hết các loại điện tử đều được phát hành dựa trên nền tảng Blockchain. Nền tảng Blockchain đã giúp cho các giao dịch tài chính thực hiện tiện lợi và bảo mật hơn.

Ngoài ra Blockchain còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác ngoài ngành tài chính. Chủ đề này sẽ được Kiệt trình bày rõ hơn trong các bài viết cụ thể khác trên website duykiet.com nhé.

Blockchain hoạt động như thế nào?

Trong phần này, Kiệt sẽ giới thiệu đến các bạn một số khái niệm quan trọng cần biết khi tìm hiểu về Blockchain bao gồm: khối, nút và thợ mỏ

Xem thêm: Domain là gì?

Khối (Block)

Một chuỗi thông tin sẽ chứa nhiều khối thông tin đã được mã hoá và mỗi khối đều phải đảm bảo ba yếu tố cơ bản sau:

  • Các dữ liệu trong khối.
  • Một số nguyên 32 bit được gọi là nonce. Nonce hay còn gọi là số được sử dụng một lần. Nonce được tạo ngẫu nhiên khi một khối được tạo, sau đó tạo ra băm tiêu đề khối.
  • Băm (Hash) là một hàm chuyển đổi đầu vào của các chữ cái và số thành dãy chữ kết hợp số được mã hóa có độ dài cố định. Băm được tạo bằng thuật toán và rất cần thiết để quản lý blockchain trong tiền điện tử.
Nhiều khối thông tin được liên kết thành chuỗi

Nhiều khối thông tin được liên kết thành chuỗi

Thợ đào (Miner)

Thợ đào hay người khai thác là những thuật ngữ để chỉ những cá nhân hoặc công ty khai thác tạo ra các khối mới trên chuỗi thông qua một quá trình.

Trong một blockchain, mọi khối đều có hàm băm riêng biệt, nhưng cũng tham chiếu hàm băm của khối trước đó trong chuỗi, vì vậy việc khai thác một khối không dễ dàng, đặc biệt là trên các chuỗi lớn.

Các thợ đào sẽ được trao thưởng khi thực hiện được các phương trình tính toán

Các thợ đào sẽ được trao thưởng khi thực hiện được các phương trình tính toán

Người khai thác luôn là người đầu tiên tìm ra giải pháp chính xác và nhanh nhất.

Những người khai thác sử dụng phần mềm đặc biệt để giải quyết vấn đề toán học cực kỳ phức tạp trong việc tìm kiếm một nonce tạo ra hàm băm được chấp nhận.

Bởi vì nonce chỉ có 32 bit và hàm băm là 256bit, nên có khoảng bốn tỷ kết hợp nonce-hash có thể phải được khai thác trước khi tìm ra đáp án chính xác.

Sau khi các phương trình được giải và kiểm tra tính chính xác thì khối thông tin đó sẽ được thêm vào chuỗi.

Khi một khối được khai thác thành công, người khai thác sẽ nhận được mức thù lao tương ứng với độ khó và kết quả của phương trình.

Chẳng hạn như các thợ đào Bitcoin sẽ nhận được một khoản bitcoin tương xứng sau khi giải được các phương trình phức tạp.

Nút hay điểm giao

Một trong những khái niệm quan trọng nhất trong công nghệ blockchain là phân cấp. Không một máy tính hay tổ chức nào có thể sở hữu chuỗi.

Thay vào đó, nó là một sổ cái phân tán thông qua các nút được kết nối với chuỗi. Các nút có thể là bất kỳ loại thiết bị điện tử nào duy trì các bản sao của blockchain và giữ cho mạng hoạt động.

Mỗi người tham gia được cấp một số nhận dạng chữ và số duy nhất hiển thị các giao dịch của họ.

Các nút đóng vai trò quan trọng trong Blockchain

Các nút đóng vai trò quan trọng trong Blockchain

Trong một Blockchain tồn tại các khối dữ liệu và chúng được lưu trữ trên các nút. Các nút có thể là bất kỳ loại thiết bị nào chủ yếu là máy tính, máy tính xách tay hoặc thậm chí là máy chủ lớn hơn.

Các nút tạo thành cơ sở hạ tầng của một Blockchain.

Tất cả các nút trên một Blockchain được kết nối với nhau và chúng liên tục trao đổi dữ liệu mới nhất với nhau để tất cả các nút luôn cập nhật.

Một nút đầy đủ về cơ bản là một thiết bị như máy tính chứa bản sao đầy đủ về lịch sử giao dịch của blockchain.

Những ưu và nhược điểm khi sử dụng nền tảng công nghệ Blockchain

Hiện nay, Blockchain đã trở thành nền tảng công nghệ cho nhiều hoạt động giao dịch nhờ vào những lợi ích mà chúng đem lại.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Blockchain cũng có một số nhược điểm gây bất tiện cho người dùng. Hãy cùng Kiệt tìm hiểu những ưu nhược điểm của công nghệ Blockchain nhé.

Những ưu nhược điểm khi sử dụng Blockchain

Những ưu nhược điểm khi sử dụng Blockchain

Những ưu điểm vượt trội của Blockchain

Chất lượng của thông tin: Blockchain là một cơ sở dữ liệu chỉ có thể thêm mới và không thể chỉnh sửa hay thay thế bằng bất kì phương pháp nào nên những thông tin sẽ được đảm bảo không bị giả mạo, gian lận.

Ngoài ra những thông được nhập vào Blockchain phải là những thông tin đã được xác minh và độ chính xác rất cao. Nhờ vậy mà chất lượng của thông tin cũng trở nên tốt hơn.

Quản lý và truy xuất thông tin dễ dàng hơn: Một ví dụ điển hình đó là siêu thị bán lẻ Walmart tại Mỹ đã sử dụng Blockchain để quản lý quá trình vận chuyển rau củ từ nông trại đến kho hàng.

Điều này giúp cho Walmart dễ dàng truy xuất ra thông tin khi có lỗi xảy ra ở hàng hoá. Bởi vì Blockchain chỉ có thể thêm thông tin chứ không thể chỉnh sửa đã hạn chế được việc gian lận và cho ra các thông tin xác thực nhất.

Tính bảo mật: Trong thực tế, tất cả các thao tác đều được thực hiện thông qua mạng Internet nên có thể lưu trữ một cách bền vững.

Việc lưu trữ được thực hiện bằng công nghệ còn giúp giảm thiểu các lỗi hoặc sai sót so với cách thức truyền thống.

Hơn nữa, vì không ai có thể thay đổi các khối, nó vẫn là một nền tảng bảo mật vững chắc. Điều này khiến cho các thông tin không thể bị thao túng bởi các hacker.

Xem thêm: Bitcoin là gì?

Giao dịch nhanh hơn: Thông thường để thực hiện các giao dịch ngoài các bên tham gia trực tiếp còn có bên trung gian như ngân hàng, chính phủ hay các đơn vị có thẩm quyền để xác minh những thủ tục liên quan. Điều này có thể khiến các giao dịch kéo dài do phải chờ đợi các bên trung gian.

Tuy nhiên, chỉ cần vài phút sau khi bạn thực hiện nhập thông tin vào Blockchain thì các giao dịch đã hoàn thành và có hiệu lực.

Những nhược điểm thường gặp của Blockchain

Sự phức tạp: Để có thể xây dựng và duy trì hoạt động của một Blockchain đòi hỏi những doanh nghiệp cần phải thực sự am hiểu và có đội ngũ có kỹ năng về công nghệ thông tin. Ngoài ra, để thay thế những cách thức truyền thống cũng khiến họ tốn nhiều nguồn lực như thời gian, chi phí chuyển đổi.

Chi phí thực hiện: Mặc dù nếu sử dụng Blockchain trong việc quản lý sẽ giảm được các chi phí khi giao dịch nhưng để xây dựng được hệ thống Blockchain thì cần phải có năng lực tài chính lớn. Bên cạnh đó chi phí cho việc duy trì hoạt động hay bảo trì cũng rất lớn.

Kiệt hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn Blockchain là gì cũng như những ưu nhược điểm của nền tảng công nghệ này. Đừng quên thường xuyên truy cập https://kdigimind.com/ để cùng Kiệt khám phá những kiến thức thú vị nhé.