Phần 4, ta tiếp tục đi bàn về 3 thành tố còn lại: Goals – Sharing Trigger & Checklist

I. Diễn giải chi tiết

Thành tố số 6: Goals

Trong bảng tuần hoàn, thành tố số 5 này nói về những mục đích của những nội dung mà bạn sản xuất ra. Chẳng hạn như: Engagement (Tương tác), Sales (Bán hàng), Leads (Thu hút người quan tâm), Share (Chia sẻ),…

Các yếu tố này tương đối tương đồng với các Metrics được giới thiệu trong phần 3 trước đó. Tất nhiên, mình xin nhắc lại rằng tất cả các thành tố ở đây đều mang tính tham khảo, gợi ý. Vì việc lựa chọn sử dụng các gợi ý này phải dựa vào chiến lược Content Marketing của mỗi doanh nghiệp. Mà không có 2 doanh nghiệp nào là giống nhau tuyệt đối cả, nên sẽ không có 1 chiến lược đúng đắn nào có thể áp dụng cùng lúc cho 2 doanh nghiệp được. 

Ở thành tố này, mình sẽ không đi vào diễn giải theo bảng tuần hoàn, mà sẽ đưa ra một số ý tưởng khác, mình nghĩ sẽ mang tính tổng quát hơn khi tiếp cận về Goals. 

Branding & Performance

Tổng quan thì có 2 nhóm goals căn bản trong Digital Marketing là Branding (Hướng đến tác động về mặt thương hiệu) và Performance (Hướng đến tác động về mặt chuyển đổi thành leads, sale,…)

Đương nhiên, việc đưa ra quyết định xây dựng nội dung định hướng branding hay performance sẽ phụ thuộc vào chiến lược tổng quát.

Một quy trình tổng quát có thể dùng để tham khảo sẽ diễn ra như sau:

  • #1. Xây dựng chiến lược tổng quát (thường là theo hành trình khách hàng)
  • #2- Sáng tạo thông điệp
  • #3- Lựa chọn loại nội dung và định dạng nội dung
  • #4- Triển khai cụ thể
  • #5- Truyền tải đến khách hàng

Như vậy mục đích của mỗi nội dung (hướng đến tương tác, hay bán hàng, hay thu leads,…) sẽ còn phụ thuộc vào chiến lược tổng quát và từng thông điệp. Tất nhiên sẽ có những mục đích nằm giữa cả 2 nhóm này, ví dụ như “traffic”, cả branding và performance đều có thể lựa chọn traffic là mục tiêu đo lường. 

Một số mục tiêu phổ biến trong nhóm Branding

  • Reach (Lượt tiếp cận – Ví dụ như việc đặt Billboard, lượt tiếp cận thường là chỉ số hàng đầu để lựa chọn vị trí)
    ⇒ Content sẽ phải xây dựng nội dung với thông điệp súc tích, ngắn gọn để không cần phải bấm vào nhưng người xem vẫn hiểu được nhãn hàng đang muốn nói cái gì
  • Traffic (Lượt truy cập – Thông thường với định hướng Branding, các chiến dịch thường sẽ điều hướng về một landing page để tăng cường nhận thức về thương hiệu)

⇒ Content sẽ phải tạo ra nội dung trang đích phù hợp để đánh vào nhận thức của khách hàng, một cách ấn tượng.
Tham khảo: https://www.apple.com/iphone-12-pro/

  • Thả tim/like/share/comment/… (Social Engagements)

⇒ Content sẽ phải tạo ra những nội dung để tạo ra tương tác tốt

  • Search (Lượng tìm kiếm về Brand hoặc Keyword + Brand – Như đã diễn giải ở phần 3 ở đây)

⇒ Content phải tạo ra những nội dung gây tò mò/thích thú để khách hàng đi tìm hiểu thêm

Một số mục tiêu phổ biến trong nhóm Performance

  • Traffic (Lượt truy cập – Thường với định hướng Performance, các chiến dịch sẽ điều hướng về một landing page bán hàng đi kèm với các khuyến mãi và CTA để thúc đẩy hành động)
  • Leads
  • Sales
  • Members

Thành tố số 7: Sharing Triggers

Sharing triggers là một thành tố mình cho rằng rất quan trọng và hữu ích để bạn tạo ra được những nội dung viral

Sharing triggers hiểu nôm na là những động lực/ngòi nổ để khách hàng bấm nút share nội dung của bạn (Mục đích để người ta share là gì? Tại sao người ta phải share?)

Trong phạm vi ở bài viết này, mình sẽ đi diễn giải về một số sharing trigger được đề cập trong bảng tuần hoàn. Tuy nhiên, mình cho rằng chủ đề này thực sự rất thú vị, nên mình cũng đã có riêng một bài viết chi tiết, tổng quan và đầy đủ hơn về những triggers này. Bạn có thể tìm thấy tại đây

1. Fun

Trigger này có lẽ dễ hiểu nhất và hẳn là bạn cũng thường bắt gặp nhất. Ta bắt gặp thứ gì đó thú vị, ta đem chia sẻ thú vị đó cho người khác

https://bomto.zdigital.marketing/vidu-thanh-to-7

2. Sexy

Trigger này khả năng cũng không quá xa lạ, những video gợi cảm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành động chia sẻ

3. Shocking

Những thứ kỳ lạ, gây shock cũng là những chủ đề được bàn tán sôi nổi từ xưa đến giờ. 

Dưới đây là 2 ví dụ để bạn dễ hình dung hơn

Vụ chi tiền tỷ để thiết kế lại Logo của Xiaomi mà trông không khác gì mấy so với bản cũ. Mâu thuẫn ở đây (cũng chính là điểm gây shock) đó là: Logo không khác cũ là mấy, thậm chí có thể nói là thật đơn giẩn để làm được – Nhưng chi phí lại quá cao

⇒ Câu chuyện này được bàn tán xôn xao trên mạng xã hội, và theo đó, nhận thức về thương hiệu của xiaomi cũng được gia tăng lên đáng kể.

Hay như câu chuyện của vị tỷ phú người Brazil, Thane Chiquinho Scarpa ở dưới đây, đã từng gây shock và được bàn tán xôn xao thời bấy giờ.

Cụ thể, ông tuyên bố trên tài khoản Facebook là ông sẽ chôn chiếc “siêu xe” Bentley mới trị giá khoảng 400.000 USD của ông.

Ông Scarpa bảo sau chuyến đi thăm Ai Cập trước đó, ông có ý định học tập các vị Pharaoh và chôn theo chiếc xe để nó “phục vụ” khi ông sang thế giới bên kia.

Sau thông báo “chấn động”, ông Scarpa hứng hàng loạt “gạch đá” từ cư dân mạng. Người ta bảo lẽ ra ông nên quyên góp từ thiện chiếc xe, cáo buộc ông lãng phí và cả… lãng nhách. 

Vào ngày lễ “chôn xe”, ông Scarpa mời đông đảo các cơ quan báo chí tới dự. Nhưng vào đúng thời khắc chiếc xe Bentley chuẩn bị hạ huyệt, ông tỉ phú bất ngờ yêu cầu dừng lại và chia sẻ lý do thực sự của việc chôn xe: “Mọi người đã lên án tôi vì việc cố tình chôn một chiếc Bentley giá triệu đô. 

Nhưng sự thật là hầu hết mọi người đang chôn đi một thứ còn giá trị hơn nhiều chiếc xe của tôi. Mọi người đang chôn đi những quả tim, lá gan, lá phổi, những đôi mắt và những quả thận. Điều này thật ngu xuẩn. 

Có biết bao người ngoài kia đang chờ được ghép tạng, còn quý vị lại chôn đi những cơ quan nội tạng khỏe mạnh có thể cứu sống bao sinh mệnh. Đây là sự lãng phí lớn nhất thế giới. Chiếc Bentley của tôi thực sự chẳng đáng gì so với những cuộc đời đã cho đi những tạng ấy. Không tài sản nào quý giá hơn một cơ quan nội tạng, vì không gì quý giá hơn sự sống”.

Trích từ bài viết trên báo tuổi trẻ, bạn có thể đọc chi tiết tại đây:

https://bomto.zdigital.marketing/vidu2-thanh-to-7

4. Unbelievable

“Không thể tin được” (Những thứ bình thường, chung chung, ai cũng đã tin và biết rồi thì đương nhiên, chẳng ai share làm gì cả)

Cảm xúc vỡ òa, người ta phải thốt lên rằng “thật không thể tin được” và cùng lúc, bấm nút chia sẻ để mọi người cùng được biết.

5. Moving (From emotion to emotion)

Moving – Sẽ dẫn dắt bạn từ cảm xúc này qua cảm xúc khác với cường độ mạnh. 

Dưới đây là một ví dụ từ Pantene

6. Controversial

Gây tranh cãi

Bạn sẽ không thể tìm thấy 2 người trùng khớp tuyệt đối về quan điểm, tại những chủ đề gây tranh cãi, dễ thấy nhất là các thay đổi về luật pháp, chính trị,… thường được dư luận rất quan tâm, và họ cũng sẵn sàng để lại ý kiến, quan điểm của họ, để bảo vệ cho điều mà họ cho là đúng.

7. Cool

Mình dẫn lại ví dụ của chiến dịch “Will it blend?” đã giới thiệu ở trước đó để bạn dễ hình dung về trigger này

8. Cute

Dễ thương. Trigger này có lẽ cũng đã quá quen thuộc với các bạn nên mình cũng sẽ không diễn giải nhiều

9. Uplifting

Cũng tương tự như loại nội dung tạo động lực mình đã phân tích trước đó ở phần 2. Trigger này đề cập đến việc tạo ra động lực, nâng cao tinh thần

10. Disgusting (Kinh tởm)

Cũng tương tự như Shock, nhưng mang hơi hướng tiêu cực nhiều hơn. 

Đặc biệt là những nội dung mang tính cảnh báo (như là thực phẩm bẩn, tác hại của thuốc lá, an toàn giao thông,…) là những nội dung đã được áp dụng trigger này. 

Thành tố số 8: Checklist

Checklist đề cập đến những việc mà bạn cần kiểm tra kỹ trong quá trình xây dựng và xuất bản nội dung. 

Mình sẽ gom nhóm lại cho một số công việc có tính tương đồng để diễn giải nhằm giúp cho bạn có thể ứng dụng được một cách tốt nhất. 

1. Search Query – Search Optimization – Headline Optimization

Đề cập đến việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm, nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng trên nền tảng tìm kiếm. 

Hiểu đơn giản như thế này, giả sử bạn viết một bài viết về “Digital Marketing”, thì việc tối ưu SEO sẽ giúp cho bài viết của bạn hiển thị trên Google khi có ai đó tìm kiếm “Digital Marketing là gì?”, “Làm Digital Marketing là làm gì?”,…

Chẳng hạn, tại zDigital.Marketing, khi xuất bản nội dung về chủ đề “Digital Marketing”, mình sẽ phải đi nghiên cứu các từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm trên Google liên quan đến chủ đề này. 

(Bạn sử dụng công cụ Keyword Planner để làm, mình cũng đã có một bài hướng dẫn chi tiết cách nghiên cứu từ khóa tại đây)

Sau khi có được danh sách các từ khóa tiềm năng rồi, mình sẽ tiến hành tối ưu SEO Onpage để gia tăng cơ hội bài viết được hiển thị trên Google.

Nếu bạn chưa biết gì về SEO, đừng lo lắng, ở đây mình đã có một bài viết hướng dẫn chi tiết từ A-Z cho người mới bắt đầu. 

Đồng thời, mình cũng có chuẩn bị sẵn cho bạn một file SEO Onpage Checklist có thể dùng ngay dành cho người không chuyên về SEO (Trong file checklist có ví dụ chi tiết, kèm hình ảnh)

2. Copy Editing

Đây là công việc xem xét kỹ lưỡng để điều chỉnh trước khi xuất bản nội dung. Các phạm vi điều chỉnh thường là: Lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, sửa câu cú cho tinh gọn, súc tích hơn,…

3. Tone of voice

Giọng điệu: Hài hước, vui tươi, trang trọng, lịch sự,…

Tone of voice sẽ phụ thuộc vào việc bạn xuất bản nội dung cho ai và thông điệp là gì. 

Chẳng hạn, như ở dưới đây, giọng điệu đanh thép, không thỏa hiệp là điều mà ai cũng sẽ nhận ra trong cách giải quyết vấn đề của cố thủ tướng Lý Quang Diệu

4. Brand guidelines – Format Editing

Nguyên tắc hướng dẫn theo bộ nhận diện của thương hiệu. 

Thông thường, các nội dung được xuất bản cần tuân thủ một bộ quy tắc thương hiệu, gọi là Brand Guidelines. Trong đó sẽ quy định về màu sắc, background, cỡ chữ, font chữ, khoảng cách,… được phép sử dụng

Bạn có thể xem ví dụ cụ thể về brand guidelines ở đây: https://bomto.zdigital.marketing/vidu4-thanh-to-8

Định dạng bài viết là một việc làm quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của đọc giả. 

Việc sử dụng font chữ gì, màu sắc ra sao, cỡ chữ như thế nào, khoảng cách dòng, khoảng cách chữ, phân đoạn bài viết,… tất cả đều nên được chú ý kỹ lưỡng để tránh gây khó chịu cho người đọc, đặc biệt là các bài viết dài

5. Device Optimization

Tối ưu hóa cho thiết bị: Di động – Máy tính bảng – Laptop/máy tính

Do kích thước màn hình hiển thị của các thiết bị là khác nhau, nên để tránh tạo ra trải nghiệm tồi tệ cho người dùng, bạn cần chắc chắn việc hiển thị trên nhiều thiết bị đều ổn, không bị tràn dòng, bể chữ, bể ảnh,…

6. Fact-Checking & Credit Sources

Thông tin đúng sự thật, thông tin chính xác là một yêu cầu rất quan trọng khi xuất bản bài viết. 

Đối với những loại nội dung cung cấp số liệu, dẫn chứng, bạn phải chắc chắn về tính xác thực của chúng cũng như kiểm tra kỹ lưỡng về những nguồn dẫn chứng uy tín (Credit Sources)

7. CTA

Call to action: Lời kêu gọi hành động

Bạn nên chèn thêm một số CTA, kèm theo những khuyến khích để thúc đẩy hành động của người dùng. 

Chẳng hạn:

  • “Đặt hàng trong hôm nay, giảm giá 30%”
  • “Tải ngay file PDF để đọc sau (Miễn phí)”

CTA sẽ còn tùy thuộc vào mục đích của bạn xuất bạn nội dung đó để làm gì.

8. Invite feedback/share

Đề nghị chia sẻ cảm nhận và kêu gọi chia sẻ nếu thấy hữu ích.

Nghe đơn giản thế thôi, nhưng đây cũng là một trong những hướng dẫn hữu ích của giáo sư Jonah Berger trong cuốn sách kinh điển “Viral Effect – Tạm dịch: Hiệu ứng lan truyền”

Nếu có thời gian rảnh, hãy nghiên cứu cuốn sách tài liệu quý này nhé.